Lý thuyết Tin học 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024): Thông tin trong môi trường số

2.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 8.

Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số

A. Lý thuyết Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số

1. Đặc điểm của thông tin số

- Thông tin số là thông tin được xử lí và truyền qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.

- Internet là nguồn thông tin số phổ biến nhất hiện nay, cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ.

- Dưới đây là một số đặc điểm của thông tin số:

a) Thông tin số rất đa dạng

- Các loại thông tin số bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, ...

- Thông tin số được lưu trữ bằng các loại tệp đa dạng như tệp văn bản (.txt, .doc, .docx, ...), tệp âm thanh (.wav, .wma, .mp3, ...), tệp hình ảnh (.jpg, .png, .gif, ...), tệp video (.avi, .mp4, .mov, ...), tệp siêu văn bản (.htm, .html,...).

b) Có công cụ tìm kiếm, xừ lí, chuyển đổi, truyền hiệu quả, nhanh chóng

- Thông tin trên Internet dễ tìm kiếm bằng máy tìm kiếm, ảnh kĩ thuật số có thể chỉnh sửa, phần mềm bảng tính thực hiện tính toán, sắp xếp, lọc và biểu diễn dữ liệu, công cụ chuyển đổi giữa chữ viết và giọng nói.

c) Có tính bản quyền

- Mặc dù quyền của tác giả đối với thông tin số được pháp luật bảo hộ, nhưng do dẻ dàng sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ nên thông tin số dễ bị vi phạm bản quyến. 

d) Có thể dễ dàng sao chép, khó thu hồi triệt để

- Thông tin trên Internet có thể sao chép, lưu trữ dễ dàng ở nhiều nơi như máy tính, điện thoại, dịch vụ lưu trữ trực tuyến.

- Việc sao lưu tự động giữa các thiết bị, dịch vụ khiến thông tin trên mạng rất khó thu hồi triệt để.

e) Có độ tin cậy khác nhau

- Đối tượng đưa thông tin lên Internet rất đa dạng.

- Mục đích chia sẻ thông tin cũng rất khác nhau.

- Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch và tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng.

- Do đó, thông tin trên Internet có độ tin cậy rất khác nhau.

g) Được thu thập, lưu trữ, chia sẻ nhanh và nhiều

- Thông tin số được thu thập, chia sẻ và lưu trữ nhiều và nhanh chóng bởi nhiều tổ chức và cá nhân.

- Cơ quan nghiên cứu vũ trụ chia sẻ hình ảnh thiên văn thu thập được trên Internet.

- Người dùng lưu trữ và chia sẻ những bức ảnh, kinh nghiệm và quan điểm cá nhân trên mạng xã hội.

- Bài viết được lan truyền rộng rãi và nhanh chóng đến người dùng mạng trên toàn thế giới.

2. Khai thác nguồn thông tin tin cậy

- Việc khai thác, sử dụng thông tin trên Internet đã trở nên thường xuyên, quen thuộc với nhiều người.

- Thông tin trên Internet có độ tin cậy khác nhau, từ chính xác đến sai sự thật.

- Dưới đây là một số yếu tố cơ bản để có thể nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet. 

a) Tác giả

- Người cung cấp thông tin, tác giả có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết thì độ tin cậy của thông tin càng cao.

- Ví dụ: thông tin về thay đổi lịch học do giáo viên cung cấp, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh của các chuyên gia y tế là đáng tin cậy.

b) Tính cập nhật

- Bài viết có nội dung được cập nhật thông tin, sự kiện, kết quà mới, đính chính thông tin đã đăng tải thường có độ tin cậy cao hơn.

c) Mục đích của bài viết

- Những bài viết không có mục đích quảng cáo, không có tính định kiến, không nhằm mục đích xâm phạm, bôi nhọ tổ chức, cá nhân thường có độ tin cậy cao hơn.

d) Nguồn thông tin

- Nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thầm quyền, kiểm duyệt trước khi đăng tải có độ tin cậy cao.

- Thông tin trên trang web của Chính phủ, các Bộ, chính quyền các cấp là thông tin chính thống, có độ tin cậy cao.

- Thông tin trên trang web có tính chất quảng cáo, bán hàng hay thông tin do người dùng cá nhân đăng tải trên mạng xã hội thường có độ tin cậy thấp hơn.

e) Trích dẫn

- Bài viết có trích dẫn nguồn thông tin sử dụng trong bài, cung cấp dẫn chứng để xác minh sẻ có độ tin cậy cao hơn.

g) Tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy

- Thông tin chính xác giúp ra quyết định đúng, thông tin sai lệch sẽ dẫn đến hành động không phù hợp.

- Xác định độ tin cậy giúp lựa chọn thông tin đúng, tránh sử dụng thông tin sai lệch.

- Khai thác nguồn thông tin tin cậy rất quan trọng trong thời đại thông tin số hiện nay.

B. 10 câu trắc nghiệm Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Tin học lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Lịch sử phát triển máy tính

Lý thuyết Bài 2: Thông tin trong môi trường số

Lý thuyết Bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề

Lý thuyết Bài 4: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Lý thuyết Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

Đánh giá

0

0 đánh giá