Lý thuyết GDCD 8 Bài 4 (Kết nối tri thức 2024): Bảo vệ lẽ phải

3.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

A. Lý thuyết GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

1. Sự cần thiết bảo vệ lẽ phải

- Việc bảo vệ lẽ phải đòi hỏi chúng ta phải luôn hành động đúng đắn, tuân thủ các nguyên tắc và giá trị đạo đức, đáp ứng được lợi ích chung của xã hội. 

- Chúng ta cần công nhận, ủng hộ và bảo vệ những giá trị đúng đắn, hành động đúng theo đạo lí và không chấp nhận các vi phạm đạo đức hay hành vi sai trái. 

- Bảo vệ lẽ phải còn yêu cầu chúng ta phải thường xuyên điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của bản thân sao cho phù hợp với đạo đức và giá trị đúng đắn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người.

- Hiểu và thực hiện những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội, mỗi người có thể có cách ứng xử phù hợp. 

- Việc bảo vệ lẽ phải còn giúp đẩy lùi các hành vi sai trái, góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho xã hội phát triển bền vững.

- Giúp củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri, giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Bảo vệ lẽ phải (ảnh 1)

2. Những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải

- Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về lẽ phải, đạo đức và pháp luật. 

- Thực hành bảo vệ lẽ phải thông qua lời nói và hành động cụ thể, đặc biệt là trong các tình huống khó khăn và phức tạp.

- Bảo vệ lẽ phải cũng bao gồm khích lệ và động viên bạn bè có thái độ và hành vi bảo vệ lẽ phải, đồng thời phê phán thái độ và hành vi không bảo vệ lẽ phải.

 - Hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ lẽ phải trong xã hội. Việc bảo vệ lẽ phải giúp duy trì một môi trường sống lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển và thịnh vượng của xã hội. 

Sơ đồ tư duy Bảo vệ lẽ phải

Lý thuyết GDCD 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Bảo vệ lẽ phải (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Câu 1: Trên đường đi học về, M và H nhìn thấy một chiếc ví của ai đó bị rơi, M ngay lập tức tới cạnh và kiểm tra chiếc ví, phát hiện thấy có một số tiền mặt. Ngay lập tức M nói với H nhân lúc không có người hãy chia đôi số tiền trong ví, các bạn có thể sử dụng số tiền này để làm nhiều việc khác. Theo em, H nên làm gì?

A. H nên làm theo lời của M chia đôi số tiền và làm việc mình thích

B. H không nên chia số tiền đó với M vì làm vậy là không tốt

C. H nên khuyên bạn không nên lấy đi số tiền trong ví và đem nguyên vẹn chiếc ví đến đồn cảnh sát giao nộp để giúp người bị mất có thể tìm được đồ

D. H cần phải giữ bí mật về việc nhặt được chiếc ví với mọi người vì nếu chia sẻ với mọi người thì số tiền H nhận được sẽ ít đi

Đáp án đúng: C

Câu 2: Hoàn cảnh nhà P khó khăn nhất lớp, P được anh chị đã học qua để lại cho đồng phục và sách vở để đi học. Một nhóm bạn cùng lớp luôn cảm thấy P không phù hợp để làm bạn với nên thường xuyên bắt nạt P. K vô tình trông thấy P bị bắt nạt nên đã chạy lại giải vây cho P bằng cách mắng nhiếc nhóm bạn. Theo em hành động của K đã thực hiện tốt hành động bảo vệ lẽ phải hay chưa?

A. Hành động của K thực hiện rất tốt việc thực hiện bảo vệ lẽ phải

B. K đã có tinh thần thực hiện bảo vệ lẽ phải tuy nhiên thay vì chửi mắng các bạn, K có thể giải thích lí lẽ cho các bạn nghe

C. Đáp án A và B đều sai

D. Đáp án A và B đều đúng

Đáp án đúng: B

Câu 3: Để trở thành một người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải em phải rèn luyện những gì?

A. Học hỏi từ những điều được bề trên dạy dỗ

B. Học tập và rèn luyện thói quen đúng đắn

C. Dám đứng lên bảo vệ những điều đúng đắn xung quanh mình

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Để trở thành một người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải em cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ lẽ phải trong xã hội. Học hỏi từ những điều được bề trên dạy dỗ, rèn luyện thói quen đúng đắn.

Câu 4: Một bạn trong lớp cho rằng “những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”. Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?

A. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học.

B. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta.

C. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiếm diện.

D. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành.

Đáp án đúng: D

Câu 5: Có người cho rằng “lẽ phải là những điều khoa học chứng minh là đúng” em có đồng tình với suy nghĩ này?

A. Đồng ý, vì khoa học giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.

B. Đồng ý, vì những điều khoa học nghiên cứu đã trải qua rất nhiều thời gian chứng minh, kiểm chứng.

C. Không đồng ý, khoa học đã mở ra chân trời mới cho cuộc sống của chúng ta, đem lại rất nhiều lợi ích không thể phủ nhận nhưng ta có thể thấy những điều mà khoa học chứng minh là đúng đắn tuy nhiên vẫn chưa thể nói đâu là chính là lẽ phải.

D. Không đồng ý, vì khoa học vẫn còn những hạn chế chưa thể lí giải nên không thể quy tất cả khoa học đều là lẽ phải.

Đáp án đúng: C

Câu 6: Câu ca dao sau nói về điều gì “Của phi nghĩa có giàu đâu / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền”?

A. Tương thân tương ái

B. Tôn sư trọng đạo

C. Đạo lí nhân nghĩa

D. Tôn trọng lẽ phải

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Câu ca dao“Của phi nghĩa có giàu đâu / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền” ý muốn nhắn nhủ con người ta nên sống ngay thẳng với lương tâm của mình,  giúp đỡ người xung quanh và luôn làm điều tốt thì sau này chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.

Câu 7: Đâu là cơ quan công quyền giúp công dân thực thi bảo vệ lẽ phải?

A. Toàn án nhân dân

B. Uỷ ban nhân dân

C. Quốc hội

D. Hội đồng nhân dân các cấp

Đáp án đúng: D

Giải thích:

+ Toàn án nhân dân: là nơi cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

+ Uỷ ban nhân dân: là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương.

+ Quốc hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Hội đồng nhân dân các cấp: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Câu 8: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Cùng với A đánh B cho vui.

D. Chạy đi chỗ khác chơi.

Đáp án đúng: A

Câu 9: Học sinh có thể thực hiện bảo vệ và tôn trọng lẽ phải bằng cách nào?

A. Lời nói

B. Hành động

C. Việc làm phù hợp

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

- Học sinh có thể thực hiện bảo vệ và tôn trọng lẽ phải bằng cách sử dụng lời nói lập luận, hành động cụ thể và việc làm phù hợp để chứng minh rằng việc bảo vệ tôn trọng lẽ phải của mình là đúng. 

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Để bảo vệ lẽ phải cần phải tôn trọng sự thật

B. Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi

C. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng

C. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Để bảo vệ lẽ phải cần phải tôn trọng sự thật, ủng hộ và bảo vệ những giá trị đúng đắn, hành động đúng theo đạo lí và không chấp nhận các vi phạm đạo đức hay hành vi sai trái. 

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

Lý thuyết Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Lý thuyết Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Lý thuyết Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Đánh giá

0

0 đánh giá