Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 1: Dao động điều hoà sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Vật lí 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Dao động điều hoà. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 1: Dao động điều hoà
Phần 1. Trắc nghiệm Dao động điều hòa
Câu 1: Trong các phương trình sau phương trình nào không biểu thị cho dao động điều hòa?
A. x = 2sin(2πt + π/6) (cm).
B. x = 3tcos(100πt + π/6) (cm).
C. x = - 3cos5πt (cm).
D. x = 1 + 5cosπt (cm).
B- không biểu thị cho dao động điều hòa vì biên độ dao động không phải là hàm của thời gian
Đáp án đúng là: B
Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình . Tần số góc của dao động là:
A. 5 rad/s.
B. 4π rad/s.
C. .
D. .
Phương trình dao động tổng quát:
Phương trình dao động của vật:
=> Tần số góc của dao động: ω = 4π (rad/s)
Đáp án đúng là: B
Câu 3: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 4cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là:
A. 32 cm.
B. 16 cm.
C. 8 cm.
D. 64 cm.
Ta có: T = 2 s => 4s = 2T
Quãng đường vật đi được trong 4s bằng 2T là S = 2.4A = 2.4.4 = 32 cm.
Đáp án đúng là: A
Câu 4: Một vật dao động điều hoà, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của vật là
A. 2 s.
B. 0,5 s.
C. 1 s.
D. 30 s.
Chu kì dao động của vật s.
Đáp án đúng là: A
Câu 5: Một vật dao động điều hòa có phương trình . Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là:
A. 1 cm.
B. 1,5 cm.
C. 0,5 cm.
D. −1 cm.
Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 s là:
Đáp án đúng là: D
Câu 6. Đồ thị của dao động điều hòa là
A. một đường hình sin.
B. một đường thẳng.
C. một đường elip.
D. một đường parabol.
Đồ thị của dao động điều hòa là một đường hình sin.
Đáp án đúng là: A
Câu 7. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo có chiều dài 10 cm. Biên độ của dao động là
A. 10 cm.
B. 5 cm.
C. 2,5 cm.
D. 1,125 cm.
Biên độ của dao động là:
Đáp án đúng là: B
Câu 8: Vật có đồ thị li độ dao động như hình vẽ.
Biên độ và chu kì của vật là:
A. A = 2 cm, T = 0,8 s.
B. A = 4 cm, T = 0,4 s.
C. A = 2 cm, T = 0,4 s.
D. A = 4 cm, T = 0,8 s.
Từ đồ thị, ta có: A = 2 cm; T = 0,4s
Đáp án đúng là: C
Câu 9: Chọn phát biểu sai trong các phương án sau:
A. Dao động điều hòa thì tuần hoàn.
B. Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.
C. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian.
D. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định.
A, B, D – đúng
C – sai vì: Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.
Đáp án đúng là: C
Câu 10: Một vật dao động điều hòa với biên độ bằng 4 cm. Khi pha của dao động bằng thì li độ của vật bằng:
A. 2 cm.
B. 4 cm.
C. - 2 cm.
D. - 4 cm.
Biên độ: A = 4 cm.
Pha dao động:
Thay vào phương trình dao động:
Đáp án đúng là A.
Phần 2. Lý thuyết Dao động điều hòa
I. Những đặc điểm cơ bản của dao động cơ
- Dao động cơ là chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng.
- Dao động cơ của một vật có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn.
- Sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ thì dao động của vật đó là tuần hoàn
- Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa
II. Dao động điều hòa
1. Đồ thị của dao động điều hòa
- Đồ thị của dao động điều hòa là đường cong có dạng hình sin, cho biết vị trí của vật trên trục x tại những thời điểm khác nhau
2. Phương trình của dao động điều hòa
Trong đó:
+ x: li độ của dao động
+ A: biên độ dao động (A>0)
+ ω: tần số góc của dao động (đơn vị: rad/s)
+ ωt+φ: pha của dao động tại thời điểm t (đơn vị: rad)
+ φ: pha ban đầu của dao động
Sơ đồ tư duy về "Dao động điều hòa"
Video bài giảng Vật Lí 11 Bài 1: Dao động điều hòa - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 1: Dao động điều hoà
Trắc nghiệm Bài 2: Mô tả dao động điều hoà
Trắc nghiệm Bài 3: Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hoà
Trắc nghiệm Bài 4: Bài tập về dao động điều hoà
Trắc nghiệm Bài 5: Động năng. Thế năng. Sự chuyển hoá năng lượng trong dao động điều hoà