Giải SBT Lịch sử 11 Bài 10 (Cánh diều): Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

3.2 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Câu 1 trang 41 SBT Lịch Sử 11: Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ

A. thường xuyên có mâu thuẫn giữa vua quan và quý tộc.

B. có nhiều mâu thuẫn và biến động.

C. liên tục bị thao túng bởi quan lại.

D. bị nhũng nhiễu bởi các quan đại thần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều mâu thuẫn và biến động, đặc biệt là tình trạng phe cánh trong triều và sự lộng quyền của một bộ phận công thần.

Câu 2 trang 41 SBT Lịch Sử 11: Ý nào sau đây thể hiện tình trạng xã hội Đại Việt thời Lê sơ trước cuộc cải cách của Lê Thánh Tông?

A. Nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối.

B. Nạn quý tộc lộng hành và vua quan nhũng nhiễu ngày càng phổ biến.

C. Nạn địa chủ lộng hành và vua chúa tham ô ngày càng trầm trọng.

D. Nạn địa chủ thao túng triều đình và công thần tham ô ngày càng nhức nhối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tình trạng xã hội Đại Việt thời Lê sơ trước cuộc cải cách của Lê Thánh Tông: nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối.

Câu 3 trang 42 SBT Lịch Sử 11: Lê Thánh Tông tiến hành cải cách tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương theo hướng

A. giải thế hệ thống cơ quan chuyên môn, tập trung quyền lực vào

B. bổ sung hệ thống cơ quan trung gian, tập trung quyền lực vào hoàng đế.

C. hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào các bộ, khoa, tự.

D. hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Lê Thánh Tông tiến hành cải cách tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương theo hướng hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua.

Câu 4 trang 42 SBT Lịch Sử 11: Từ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là

A. nhiệm tử.

B. tiến cử.

C. bảo cử.

D. khoa cử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Từ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là khoa cử.

Câu 5 trang 42 SBT Lịch Sử 11: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là

A. có sự gia tăng hình phạt đối với người phạm tội nếu đã đến tuổi trưởng thành.

B. có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ.

C. đề cao quyền lợi và địa vị của nam giới, quy định cụ thể về tố tụng.

D. xoá bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ.

Câu 6 trang 42 SBT Lịch Sử 11: Chính sách quân điền thời Lê Thánh Tông phân chia ruộng đất công cho

A. các hạng từ quan lại, binh lính, dân đinh đến người tàn tật,..

B. các hạng từ quý tộc, quan lại, dân đinh đến người tàn tật,…

C. các tầng lớp quý tộc, tăng lữ, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,...

D. các bộ phận công thần, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,...

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Chính sách quân điền thời Lê Thánh Tông phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, binh lính, dân đinh đến người tàn tật,..

Câu 7 trang 42 SBT Lịch Sử 11: Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo trở thành

A. hệ tư tưởng tôn giáo chính thống của triều đình và toàn xã hội.

B. hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.

C. quốc giáo, được đông đảo vua quan và dân chúng tin theo.

D. tôn giáo độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.

Câu 8 trang 42 SBT Lịch Sử 11: Những biến đổi lớn nổi bật trong đời sống kinh tế, văn hoá của Đại Việt từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là

A. sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.

B. sự phát triển của nền kinh tế làng xã và sự phổ biến của tư tưởng Nho giáo.

C. sự thịnh đạt của nền kinh tế hàng hoá và sự phổ cập của tư tưởng Nho giáo.

D. sự phồn thịnh của nền kinh tế nông nghiệp và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Những biến đổi lớn nổi bật trong đời sống kinh tế, văn hoá của Đại Việt từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.

Câu 9 trang 42 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau vào vở để thể hiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương thời Lê sơ từ sau cải cách của Lê Thánh Tông.

Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau vào vở để thể hiện tổ chức bộ máy chính quyền

Lời giải:

Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau vào vở để thể hiện tổ chức bộ máy chính quyền

Câu 10 trang 43 SBT Lịch Sử 11: Chọn các từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong đoạn thông tin để thể hiện nội dung cải cách bộ máy chính quyền của Lê Thánh Tông: A. Hồng lô tự, B. Lục tự, C. Thông chính ty, D. Lục khoa, E. Đại lý tự.

Ngoài Lục bộ, ... (1), trong triều đình còn có ... (2), phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể, như …..(3)…. phụ trách tổ chức xướng danh những người thi đỗ trong kì thi Đình, ... (4) phụ trách xét lại những án nặng (hình án) đã xử rồi,... Bên cạnh đó là các cơ quan chuyên môn như ... (5), Quốc Tử Giám,..

Lời giải:

Ngoài Lục bộ, Lục khoa, trong triều đình còn có Lục tự, phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể, như Hồng lô tự phụ trách tổ chức xướng danh những người thi đỗ trong kì thi Đình, Đại lý tự phụ trách xét lại những án nặng (hình án) đã xử rồi,... Bên cạnh đó là các cơ quan chuyên môn như Thông chính ty, Quốc Tử Giám,..

Câu 11 trang 43 SBT Lịch Sử 11: Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời các câu hỏi.

“Ở trong, quân vệ đông đúc thì năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm. Cấm binh coi giữ ba ty để làm vuốt nanh, tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty, sáu tự để thừa hành mọi việc...Bên ngoài thì mười ba thừa ty cùng tổng binh coi giữ địa phương... Tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau”.

a) Tìm những từ chỉ các cơ quan, chức quan trong đoạn tư liệu.

Lời giải:

Các từ chỉ các cơ quan, chức quan trọng đoạn tư liệu: năm phủ, sáu bộ, ba ty, sáu khoa, sáu tự, mười ba thừa ty, tổng binh…

Câu 11 trang 43 SBT Lịch Sử 11: Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời các câu hỏi.

“Ở trong, quân vệ đông đúc thì năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm. Cấm binh coi giữ ba ty để làm vuốt nanh, tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty, sáu tự để thừa hành mọi việc...Bên ngoài thì mười ba thừa ty cùng tổng binh coi giữ địa phương... Tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau”.

b) Giải thích rõ hơn câu: “Tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau”.

Lời giải:

Câu “Tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau” trong đoạn tư liệu chỉ sự liên quan về mặt quyền hành và trách nhiệm, sự giám sát, ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan, chức quan trọng triều đình và với các địa phương, từ quân sự đến hành chính.

Câu 12 trang 44 SBT Lịch Sử 11: Quan sát Hình 2, tìm hiểu và giới thiệu về bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) theo gợi ý: thời gian tạo dựng, vị trí, mục đích, những điểm độc đáo hoặc nổi bật, giá trị, sự ghi nhận của hậu thế...

Quan sát Hình 2, tìm hiểu và giới thiệu về bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.

Tất cả 82 bia tiến sĩ đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng theo một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Cách thức dựng bia cũng rất độc đáo: đá dựng bia được lựa chọn kỹ càng, sau đó được thiết kế, trang trí, chạm khắc các hoa văn và bài ký. Vì được làm hoàn toàn bằng tay nên công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo rất lớn của những người thợ.

82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế. Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản và duy nhất của tư liệu. Các văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước biên soạn nên về cơ bản chúng là những tác phẩm văn học vô giá. Những văn bia này được viết bằng chữ Hán với cách viết khác nhau khiến cho mỗi tấm bia như một bức tranh chữ, một tác phẩm thư pháp. Mỗi dòng chữ trên 82 tấm bia đá là nguồn sử liệu vô cùng quý giá giúp chúng ta nghiên cứu về con người và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Quý Đức, Đặng Đình Tướng… Hơn nữa, trong số 1304 tiến sĩ được khắc tên trên 82 bia đá thì có 225 vị từng đi sứ Trung Quốc như tiến sĩ Nguyễn Như Đổ, tiến sĩ Lê Quý Đôn… Điều này đã thể hiện giá trị độc đáo và khẳng định ý nghĩa quốc tế của bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Bên cạnh đó, mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với những hoa văn trang trí cầu kỳ mang tính cách điệu cao như hoa lá, mây, trăng, long, ly, quy, phượng. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây như một tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật và điêu khắc Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII.

Đến nay, bia tiến sĩ Văn Miếu vẫn là những bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi dựng. Phần lớn các hoa văn và văn tự còn rõ, có khả năng đọc được. Tính hiếm có và không thể thay thế ở nội dung và cách thức dựng bia, giá trị lịch sử - mỹ thuật và ảnh hưởng xã hội của tấm bia khiến cho 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) trở nên vô cùng đặc sắc, không đâu có được.

Chiều ngày 9/3/2010 tại Macau, Trung Quốc, Ủy ban ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã công nhận 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

I. Bối cảnh lịch sử

- Về chính trị:

+ Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, có kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ.

+ Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều mâu thuẫn và biến động, đặc biệt là tình trạng phe cánh trong triều và sự lộng quyền của một bộ phận công thần.

- Về kinh tế xã hội:

+ Nền kinh tế Đại Việt sau chiến tranh đã được phục hồi. Tuy vậy, chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận nông dân thiếu ruộng đất canh tác, nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng.

+ Trong xã hội, nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối, tình trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến.

=> Trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông từng bước tiến hành những chính sách cải cách quan trọng, đặc biệt là đối với hệ thống hành chính từ năm 1466

II. Nội dung cải cách

1. Chính trị

* Cải cách về tổ chức bộ máy chính quyền

- Ở trung ương: Lê Thánh Tông tiến hành cải cách theo hướng hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào tay nhà vua, đồng thời tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan.

+ Nhiều cơ quan, chức quan cũ bị bãi bỏ, đặc biệt là những cơ quan, chức quan có nhiều quyền lực. Vị trí và vai trò của các chức quan đại thần suy giảm so với trước.

+ Mọi công việc trong triều đình tập trung về Lục bộ. Lục bộ trở thành 6 cơ quan chức năng cao cấp chủ chốt trong bộ máy triều đình, do nhà vua trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trước nhà vua. Lục bộ cũng đồng thời chịu sự giám sát của Lục khoa tương ứng.

+ Vua Lê Thánh Tông cho đặt thêm Lục tự, phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể, như: Hồng lô tự phụ trách tổ chức xướng danh những người thi đỗ trong kì thi Đình; Đại lí tự phụ trách xét lại những án nặng (hình án) đã xử rồi....

+ Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn như Thông chính ty, Quốc Tử Giám,...

- Ở địa phương: Lê Thánh Tông tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính, đồng thời thiết lập hệ thống cơ quan, chức quan quản lí từ đạo đến phủ, huyện châu, xã. Cụ thể:

+ Chia cả nước từ 5 đạo trước đây thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm 1471 lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 (Quảng Nam). Hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên là Tam ty, gồm: Đô ty (phụ trách quân sự), Thừa ty (phụ trách hành chính, thuế khoá), Hiến ty (phụ trách thanh tra, xét hỏi kiện tụng, tuần hành).

+ Bãi bỏ cấp lộ, trấn cũ; thiết lập hệ thống phủ, huyện/châu, xã cùng hệ thống chức quan đứng đầu phủ, huyện/châu, xã gồm: tri phủ, tri huyện tri châu, xã trưởng.

- Lê Thánh Tông còn ban hành và thực hiện một số chính sách khác như:

+ Hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc;

+ Quy định chế độ tuyển dụng, phẩm trật, lương bổng, khen thưởng, kỉ luật đối với quan lại cùng quy chế làm việc của các cơ quan;

+ Quy định thể thức công văn, giấy tờ, trang phục, lễ nghi ở triều đình;

+ Sử dụng khoa cử là hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp;

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

* Cải cách về luật pháp:

- Dưới thời Lê Thánh Tông, bộ Quốc triều hình luật (còn được gọi là Luật Hồng Đức) được hoàn chỉnh và ban hành trên cơ sở bộ luật khởi thảo từ thời vua Lê Thái Tổ.

- Quốc triều hình luật thể hiện một số điểm mới và tiến bộ như:

+ Có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ;

+ Bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ;

+ Quy định cụ thể về tố tụng.....

* Cải cách về quân đội:

- Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn. Cả nước được chia thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân). Mỗi phủ quân phụ trách từ hai đến ba địa phương lớn.

- Nhà nước có nhiều ưu đãi đối với binh lính, đặc biệt là việc ban cấp ruộng đất công.

- Kỉ luật quân đội và việc huấn luyện, tập trận, thao diễn võ nghệ hằng năm của quân đội được quy định chặt chẽ.

2. Kinh tế, văn hoá

* Cải cách về kinh tế:

- Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.

+ Chính sách lộc điền ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tử phẩm theo quy chế thống nhất.

+ Chính sách quân điền phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, binh lính, dẫn định đến người tàn tật, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,..

- Nhà nước cũng thực hiện chính sách khuyến khích khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.

* Cải cách về văn hoá:

- Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.

- Giáo dục - khoa cử được chú trọng và có nhiều đổi mới.

+ Quốc Tử Giám được trùng tu, mở rộng trên quy mô lớn. Trường học công được mở rộng đến cấp phủ, huyện.

+ Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ với 3 kì thi Hương, thi Hội, thi Đình định kì.

+ Những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh bằng những nghi thức như lễ xướng danh, vinh quy bái tổ, khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)III. Kết quả, ý nghĩa

- Kết quả:

+ Đưa tới sự xác lập của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ.

+ Đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của Đại Việt cũng có những biến đổi lớn, trong đó nổi bật là sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ, đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao.

+ Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá