Lý thuyết Công nghệ 6 Ôn tập chương 3 (Kết nối tri thức 2024): Trang phục và thời trang

2.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Ôn tập chương 3: Trang phục và thời trang sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ lớp 6.

Công nghệ lớp 6 Ôn tập chương 3 (mới 2022 + 15 câu trắc nghiệm): Trang phục và thời trang

A. Lý thuyết Công nghệ 6 Ôn tập chương 3: Trang phục và thời trang

I. Hệ thống kiến thức

- Trang phục trong đời sống

+ Vai trò của trang phục.

+ Một số loại trang phục

+ Đặc điểm của trang phục

+ Một số loại vải thông dụng để may trang phục.

- Sử dụng và bảo quản trang phục

+ Lựa chọn trang phục

+ Sử dụng trang phục

+ Bảo quản trang phục

- Thời trang

+ Thời trang trong cuộc sống

+ Một số phong cách thời trang

II. Câu hỏi ôn tập

1. Trang phục có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

2. Phân loại trang phục theo một số tiêu chí và trình bày đặc điểm của trang phục?

3. Quần áo có thể được làm từ các loại vải nào?

4. Lựa chọn trang phục có thể dựa trên những tiêu chí nào?

5. Kể tên một số loại trang phục em thường mặc và đề xuất phương án phù hợp để bảo quản chúng?

6. Thời trang là gì? Hãy lựa chọn phong cách thời trang em yêu thích và giải thích tại sao?

                               

B. 15 câu trắc nghiệm Công nghệ 6 Ôn tập chương 3: Trang phục và thời trang

Câu 1. Hình ảnh nào sau đây không phải là trang phục?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: Chai nước chỉ là dụng cụ đựng nước.

Câu 2. Hình ảnh nào sau đây không phải là trang phục?

A. Hình e

B. Hình g

C. Hình h

D. Hình i

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: tai nghe là thiết bị nghe nhạc.

Câu 3. Trang phục nào sau đây có vai trò giữ ấm cơ thể?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: C

Giải thích:

Vì:

+ Hình a: Bảo vệ người mặc không bị ướt

+ Hình b: Bảo vệ người mặc khỏi nhiệt độ cao và khói bụi

+ Hình d: Làm đẹp cho người mặc

Câu 4. Trong các trang phục sau, đâu là trang phục đi mưa?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: A

Giải thích:

Vì: 

+ Hình b: đồng phục lính cứu hỏa

+ Hình c: Áo khoác

+ Hình d: Áo dài

Câu 5. Yếu tố nào dưới đây được dùng để trang trí, làm tăng vẻ đẹp và tạo hiệu ứng thẩm mĩ cho trang phục?

A. Chất liệu

B. Kiểu dáng

C. Màu sắc

D. Đường nét, họa tiết

Đáp án: D

Giải thích:

Vì:

+ Chất liệu: đa dạng và có sự khác biệt về độ bền, độ dày, mỏng, độ nhàu và độ thấm hút.

+ Kiểu dáng: thể hiện tính thẩm mĩ, tính đa dạng của các bộ trang phục.

+ Màu sắc: là yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của trang phục.

Câu 6. Trong hình sau, hình nào là trang phục ở nhà?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: D

Giải thích:

Vì:

+ Hình a là trang phục đi học.

+ Hình b là trang phục lao động.

+ Hình c là trang phục truyền thống

Câu 7. Loại trang phục nào có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động; thường có màu sẫm, được may từ vải sợi bông?

A. Trang phục đi học

B. Trang phục lao động

C. Trang phục dự lễ hội

D. Trang phục ở nhà

Đáp án: B

Giải thích:

Vì:

+ Trang phục đi học có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động; có màu sắc hài hòa; thường được may từ vải sợi pha.

+ Trang phục dự lễ hội có kiểu dáng đẹp, trang trọng; có thể là trang phục truyền thống, tùy thuộc vào tính chất lễ hội.

+ Trang phục ở nhà có kiểu dáng đơn giản, thoải mái; thường được may từ vải sợi thiên nhiên.

Câu 8. Hình nào sau đây thể hiện phong cách cổ điển?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: B

Giải thích:

Vì:

+ Hình a thể hiện phong cách lãng mạn.

+ Hình c thể hiện phong cách thể thao.

+ Hình d thể hiện phong cách dân gian

Câu 9. Hình nào sau đây thể hiện phong cách dân gian?

A. Hình a '

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: D

Giải thích:

Vì:

+ Hình a thể hiện phong cách lãng mạn.

+ Hình b thể hiện phong cách cổ điển.

+ Hình c thể hiện phong cách thể thao.

Câu 10. Phát biểu sau đây nói về phong cách nào?

“thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm mại”

A. Phong cách cổ điển

B. Phong cách thể thao

C. Phong cách dân gian

D. Phong cách lãng mạn

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: 

+ Phong cách cổ điển: có hình thức giản dị, nghiêm túc, lịch sự.

+ Phong cách thể thao: có thiết kế đơn giản, cam rgiacs mạnh mẽ, thoải mái khi vận động.

+ Phong cách dân gian: có nét đặc trưng của trang phục dân tộc

Câu 11. Chất liệu để may trang phục có sự khác biệt về những yếu tố nào?

A. Độ nhàu; độ dày, mỏng, kiểu may.

B. Độ bền; độ dày, mỏng; độ nhàu; độ thấm hút mồ hôi.

C. Độ thấm hút; độ bền; độ nhàu, kiểu may.

D. Độ bền; độ dày, mỏng; độ nhàu, kiểu may

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: chất liệu để may trang phục không liên quan đến kiểu may.

Câu 12. Vải sợi thiên nhiên có kí hiệu trên nhãn quần áo như sau:

A. 

B.

C.  

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Vì:

  là kí hiệu vải sợi nhân tạo

 là kí hiệu của vải sợi pha

Câu 13. Loại vải nào có đặc điểm sau: Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, ít nhàu?

A.  Vải sợi thiên nhiên

B. Vải sợi nhân tạo

C. Vải sợi pha

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Vì:

+ Vải sợi thiên nhiên: Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, dễ bị nhàu.

+ Vải sợi pha: Đẹp, bền, ít nhàu, mặc thoáng mát.

Câu 14. Việc lựa chọn trang phục cần dựa trên những yếu tố nào?

A. Khuôn mặt, lứa tuổi, mục đích sử dụng.

B. Lứa tuổi, điều kiện làm việc, mốt thời trang.

C. Điều kiện tài chính, mốt thời trang.

D. Vóc dáng cơ thể, lứa tuổi, mục đích sử dụng, sở thích, điều kiện làm việc, tài chính.

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: việc lựa chọn trang phục không phụ thuộc vào khuôn mặt, mốt thời trang.

Câu 15. Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự thay đổi của thời trang?

A. Giáo dục

B. Phong cách

C. Văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học, công nghệ

D. Màu sắc

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: Giáo dục, phong cách và màu sắc không ảnh hưởng đến sự thay đổi của thời trang.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Thời trang

Lý thuyết Công nghệ 6 Ôn tập chương 3: Trang phục và thời trang

Lý thuyết Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình

Lý thuyết Bài 11: Đèn điện

Lý thuyết Bài 12: Nồi cơm điện

Đánh giá

0

0 đánh giá