a) Dựa vào Bảng 2.1, xác định cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt các thiên thể

898

Với giải Luyện tập 1 trang 12 Chuyên đề Vật lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Cường độ trường hấp dẫn. Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 11 Bài 2: Cường độ trường hấp dẫn. Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn

Luyện tập 1 trang 12 Chuyên đề Vật Lí 11:

a) Dựa vào Bảng 2.1, xác định cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt các thiên thể.

b) Các kết quả tính được giúp ích gì cho bạn trong việc giải thích vì sao Mặt Trăng có lớp khí quyền rất mỏng (gần như không có) trong khi Mặt Trời có lớp khí quyển rất dày?

Dựa vào Bảng 2.1 trang 12 Chuyên đề Vật lí 11 xác định cường độ (ảnh 1)

Lời giải:

a) Tính cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt dựa vào công thức: g=GMr2

Vật thể

Khối lượng (kg)

Bán kính (km)

Cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt

Trái Đất

5,97.1024

6370

9,81

Mặt Trăng

7,37.1022

1737

1,63

Mặt Trời

1,99.1030

696340

273,7

b) Do cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng nhỏ nên lực hấp dẫn của nó tác dụng lên các vật chất gần bề mặt của nó cũng nhỏ dẫn đến lớp khí quyển xung quanh nó rất mỏng (hầu như không có). Cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt của Mặt Trời rất lớn nên lực hấp dẫn của nó tác dụng lên vật chất gần bề mặt của nó rất lớn, dẫn đến Mặt Trời có lớp khí quyển rất dày.

Đánh giá

0

0 đánh giá