Giải Sinh học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật

3.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Cảm ứng ở động vật lớp 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật

Bài giảng Sinh học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 107 SGK Sinh học 11: Một bạn lỡ chạm tay phải những chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra các tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên.

Trả lời:

- Tác nhân kích thích là: gai nhọn.

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là: thụ quan đau ở tay.

- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là: tủy sống.

- Bộ phận thực hiện phản ứng là: cơ tay.

Trả lời câu hỏi 2 trang 108 SGK Sinh học 11: Hãy cho biết con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào nó. Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?

 Trả lời: 

- Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân thủy tức, xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh, làm cho thủy tức co toàn bộ cơ thể để tránh tác nhân kích thích.

- Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì phản ứng của thủy tức do hệ thần kinh điều khiển.

Trả lời câu hỏi 1 trang 109 SGK Sinh học 11: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co một chân) khi bị kích thích?

 Trả lời:

Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên khi bị kích thích tại một điểm nào đó, hạch thần kinh phụ trách vùng bị kích thích đó sẽ xử lí thông tin nhận được và đưa lệnh đến bộ phận trả lời tương ứng nên động vật trả lời cục bộ.
 
Trả lời câu hỏi 3 trang 109 SGK Sinh học 11: Đánh dấu x vào ô □ cho ý trả lời KHÔNG ĐÚNG về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

□  A- Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh cùa động vật tăng lên.

□  B- Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành những mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường.

□  C- Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.

□  D- Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

Trả lời:

Đáp án không đúng là đáp án C.

Gây kích thích tại một điểm những gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn năng lượng là phản ứng trả lời kích thích của cơ thể động vật có hệ thần kinh dạng lưới, không phải dạng chuỗi hạch.

Câu hỏi và bài tập (trang 110 SGK Sinh học 11)
Bài 1 trang 110 SGK Sinh học 11: Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng.

Trả lời:

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

 Ví dụ: trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxi, thủy tức co mình lại khi có vật thể chạm vào nó, giun co mình, tay người chạm vào vật thể nhọn sẽ lập tức co rụt lại,…

Bài 2 trang 110 SGK Sinh học 11: Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. Tại sao ?

Trả lời:

Do hệ thần kinh của động vật có hệ thần kinh dạng lưới có cấu tạo mạng lưới nên khi bị kích thích tại một điểm, xung thần kinh xuất hiện sẽ lan tỏa nhanh ra khắp toàn bộ cơ thể và toàn bộ cơ thể co lại dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng.

Bài 3 trang 110 SGK Sinh học 11: Kể tên bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
Trả lời:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích là các giác quan

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp là chuỗi hạch thần kinh

+ Bộ phận thực hiện là cơ, các nội quan...

Lý thuyết Bài 26. Cảm ứng ở động vật

I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG

Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Trời rét, mèo xù lông.

Phân biệt đặc điểm cảm ứng:

Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.

Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần kinh

II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

1. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức hệ thần kinh:Chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh để hướng đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm)→theo kiểu hướng động

2. Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh: hình thức cảm ứng là các phản xạ

Phản xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh).

Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm).

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).

+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

Hình: Cung phản xạ 

Có các loại phản xạ: phản xạ không điều kiện (số lượng hạn chế) và phản xạ có điều kiện (số lượng ngày càng nhiều trong quá trình sống).

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 2)

Cấu tạo của hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản xạ càng chính xác.

Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, đặc điểm phản ứng của sinh vật tuỳ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh.

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch: 

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 3)

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá