Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 24 (Cánh diều 2025): Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

2.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.

Địa Lí lớp 6 Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

A. Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

1. Quy mô dân số thế giới

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới | Cánh diều

- Quy mô dân số ngày càng lớn. 

- Thời gian để dân tăng thêm 1 tỉ người ngày càng ngắn.

2. Sự phân bố dân cư thế giới

* Dân cư thế giới phân bố không đều 

- Để xác định được sự phân bố dân cư, người ta dùng tiêu chí mật độ dân số.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới | Cánh diều

- Dân cư đông đúc

+ Khu vực trung tâm một số thành phố lớn trên thế giới.

+ Một số khu vực: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, phần lớn châu Âu, hạ lưu sông Nin,...

- Dân cư thưa thớt

+ Khu vực vùng núi cao hoặc các vùng cận cực.

+ Các hoang mạc.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới | Cánh diều

* Nguyên nhân 

- Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố

+ Vị trí địa lí.

+ Điều kiện tự nhiên (địa hình, đắt, khí hậu, nguồn nước).

+ Sự phát triển kinh tế, trình độ của con người.

+ Lịch sử định cư.

- Khu vực tập trung đông dân là những khu vực có điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và cư trú như: đất đai màu mỡ, đi lại dễ dàng, các ngành kinh tế phát triển; là nơi tập chung các thành phố lớn, nơi cư trú lâu đời của dân cư,…

- Khu vực dân cư thưa thớt là những khu vực có khí hậu khô hạn hoặc quanh năm lạnh giá, đi lại khó khăn, các ngành kinh tế kém phát triển,...

3. Sự phân bố các thành phố lớn trên thế giới

- Sự gia tăng của dân số cùng với sự phát triển của kinh tế đã làm cho số lượng các thành phố lớn trên thế giới ngày càng nhiều.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới | Cánh diều

- Các thành phố lớn trên thế giới phân bố ở khắp các châu lục.

- Khu vực tập trung nhiều thành phố có số dân trên 1 triệu người là châu Á.

- Các thành phố lớn có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các nền kinh tế thế giới.

- Một số thành phố có tầm ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới hiện nay là: Niu Y-oóc (Hoa Kỳ), Tô-ky-ô (Nhật Bản) và Luân Đôn (Anh).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới | Cánh diều

                            

B. 15 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

Câu 1: Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Phi.

B. Tây Phi.

C. Bắc Phi.

D. Nam Phi.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt? 

A. Nam Á.

B. Tây Âu.

C. Bắc Á.

D. Bra-xin.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Các trục giao thông.

B. Đồng bằng, trung du.

C. Ven biển, ven sông.

D. Hoang mạc, hải đảo.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/186, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua

A. Mật độ dân số.

B. Tổng số dân.

C. Gia tăng tự nhiên.

D.Tháp dân số.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5: Hai khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?

A. Bắc Á, Nam Á.

B. Đông Nam Á, Tây Á.

C. Nam Á, Đông Á.

D. Đông Á, Tây Nam Á.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6: Năm 2018 dân số thế giới khoảng

A. 6,7 tỉ người. 

B. 7,2 tỉ người.

C. 7,6 tỉ người.

D. 6,9 tỉ người.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/184, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7: Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Á.

B. Trung Á.

C. Bắc Á.

D. Đông Á.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8: Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9: Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10: Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Miền núi, mỏ khoáng sản.

B. Vùng đồng bằng, ven biển.

C. Các thung lũng, hẻm vực.

D. Các ốc đảo và cao nguyên.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/186, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11: Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12: Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Triều Tiên.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13: Ở trên thế giới tỉ lệ người sống trong các đô thị 

A. Tăng dần.

B. Khó xác định.

C. Giảm dần.

D. Không thay đổi.

Lời giải

Đáp án A.

Trên thế giới, tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa kéo theo nhiều người dân nông thôn xuống các đô thị tìm việc làm trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm dần.

Câu 14: Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Cai-rô.

B. Niu Đê-li.

C. Tô-ky-ô.

D. Mum-bai.

Lời giải

Đáp án A.

Cai-rô là siêu đô thị của đất nước Ai Cập (châu Phi) -> Cai-rô không phải là siêu đô thị của châu Á. Niu Đê-li và Mum-bai thuộc Ấn Độ; Tô-ky-ô (Nhật Bản) đều thuộc châu Á.

Câu 15: Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi.

B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.

D. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí.

Lời giải

Đáp án B.

Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị do dân số quá đông, nhu cầu việc làm của người lao động lớn trong điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đây là những hậu quả của đô thị hóa tự phát.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới

Lý thuyết Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương

Lý thuyết Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

Lý thuyết Bài 25: Con người và thiên nhiên

Lý thuyết Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất

Đánh giá

0

0 đánh giá