Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 12 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.
Địa Lí lớp 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
A. Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
1. Các thành phần chủ yếu của thủy quyển
- Khái niệm: Là toàn bộ nước trên Trái Đất, bao gồm nước ở các trạng thái lỏng, rắn và hơi.
- Các nguồn nước
+ Nước trong các biển, đại dương, trên sông, hồ và băng hà.
+ Nước được chứa trong khí quyển, trong sinh vật.
+ Nước trong các lỗ hổng của đất, các lỗ hổng và khe nứt của đá.
- Phân bố
+ Nước trên Trái Đất phân bố không đều.
+ Các biển và đại dương chiếm khoảng 97,2 % lượng nước của thuỷ quyển.
+ Lượng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất ít (khoảng 2,8 %) nhưng có vai trò hết sức quan trọng.
2. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
- Đặc điểm: Nước trên Trái Đất không nằm yên tại chỗ mà luôn vận động từ nơi này đến nơi khác tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín.
- Các nguồn cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn nước
+ Các biển và đại dương.
+ Sông, suối, ao, hồ, cây cuối,…
- Vòng tuần hòan nước: Khi hơi nước bốc lên từ đại dương sẽ tạo thành mây và gây mưa. Khi mưa rơi xuống đất liền sẽ chảy tràn trên mặt đất rồi đổ vào sông, suối; một phần nước mưa thấm vào trong đất, rồi thấm sâu xuống cả các tầng đá bên dưới tạo thành nước ngầm. Cuối cùng, hầu hết nước trong vòng tuần hoàn này lại theo sông và nước ngầm đổ trở lại vào đại dương.
B. 12 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
Câu 1: Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?
A. Vòng tuần hoàn của sinh vật.
B. Vòng tuần hoàn của nước.
C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng.
D. Vòng tuần hoàn địa chất.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/165, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là
A. Vòng tuần hoàn địa chất.
B. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
C. Vòng tuần hoàn của sinh vật.
D. Vòng tuần hoàn lớn của nước.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/165, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Nước ngọt trên Trái Đất gồm có
A. Nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
B. Nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
C. Nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
D. Nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/164, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4: Thành phần nào sau đây của nước ngọt chiếm tỉ trọng lớn nhất?
A. Băng.
B. Nước mặt.
C. Nước ngầm.
D. Nước khác.
Lời giải
Đáp án A.
Trong các thành phần của nước ngọt, băng chiếm tỉ trọng lớn nhất (68,7%), tiếp đến là nước dưới đất (nước ngầm - 30,1%) và nước mặt, nước khác chiếm một lượng rất nhỏ (1,2%).
Câu 5: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có
A. Nước sông, nước ngầm, băng hà.
B. Nước biển, nước sông, khí quyển.
C. Nước sông, nước hồ và nước ao.
D. Nước biển, nước sông và nước ngầm.
Lời giải
Đáp án D.
Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có nước biển, nước sông hồ và nước ngầm.
Câu 6: Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng
A. 30,1%.
B. 2,5%.
C. 97,5%.
D. 68,7%.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/164, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7: Ngày nào sau đây được lấy là ngày nước thế giới?
A. Ngày 22/6.
B. Ngày 22/3.
C. Ngày 22/9.
D. Ngày 22/12.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/164, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ
A. Các dòng sông lớn.
B. Các loài sinh vật.
C. Biển và đại dương.
D. Ao, hồ, vũng vịnh.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/164, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9: Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành
A. Nước.
B. Sấm.
C. Mưa.
D. Mây.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/165, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10: Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở
A. Biển và đại dương.
B. Các dòng sông lớn.
C. Ao, hồ, vũng vịnh.
D. Băng hà, khí quyển.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/164, lịch sử và địa lí 6.
Câu 11: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là
A. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.
B. Năng lượng địa nhiệt.
C. Năng lượng thuỷ triều.
D. Năng lượng của gió.
Lời giải
Đáp án A.
Cơ chế của vòng tuần hoàn nước là: Do tác dụng của nhiệt độ nước biển và đại dương bốc hơi rồi hình thành mây. Gió đưa mây vào vào đất liền gây mưa, một phần nước mưa tụ lại thành sông suối rồi chảy ra biển, phần khác ngấm xuống đất tạo ra nguồn nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển. Như vậy, nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là năng lượng bức xạ Mặt Trời (nhiệt độ, gió,...).
Câu 12: Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?
A. Bốc hơi và nước rơi.
B. Bốc hơi và dòng chảy.
C. Thấm và nước rơi.
D. Nước rơi và dòng chảy.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/165, lịch sử và địa lí 6.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa
Lý thuyết Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
Lý thuyết Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà
Lý thuyết Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển
Lý thuyết Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới