Hình 9.8 bên dưới là các mạch bật đèn LED khi trời sáng và khi trời tối. Hãy tìm hiểu nguyên lí hoạt động

1 K

Với giải Luyện tập trang 55 Chuyên đề Vật lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Thiết bị đầu ra giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 11 Bài 9: Thiết bị đầu ra

Luyện tập trang 55 Chuyên đề Vật Lí 11: Hình 9.8 bên dưới là các mạch bật đèn LED khi trời sáng và khi trời tối. Hãy tìm hiểu nguyên lí hoạt động, tiến hành lắp mạch điện tự động bật đèn sáng khi trời tối.

Hình 9.8 bên dưới là các mạch bật đèn LED khi trời sáng và khi trời tối

 

Lời giải:

Khi có ánh sáng chiếu vào quang điện trở LDR, điện trở của LDR giảm xuống làm cho điện thế ở chân -input (chân 2) của op-amp tăng lên.

Ngược lại, khi không có ánh sáng hoặc ánh sáng yếu chiếu vào quang trở LDR, điện trở của nó tăng lên làm điện thế ở chân input (chân 2) của op-amp giảm xuống.

Điện thế ở -input (chân 2) và +input (chân 3) luôn được so sánh với nhau để xuất ra điện áp ở chân output (chân 1).

Điện áp ở +input lớn hơn -input thì điện áp output sẽ ở mức cao làm đèn LED sáng, ngược lại điện áp ở output ở mức thấp sẽ làm đèn LED tắt.

Ta có thể điều chỉnh biến trở R2 để tăng hay giảm điện áp của +input đồng nghĩa với việc điều chỉnh độ nhạy của mạch.

Đánh giá

0

0 đánh giá