Lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 96, 97, 98, 99, 100, 101 Bài 22: Cơ quan thần kinh sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3.
Giải bài tập TNXH lớp 3 trang 96, 97, 98, 99, 100, 101 Bài 22: Cơ quan thần kinh
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 96 Khởi động
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 96 Câu hỏi: Cùng chơi "Chỉ chi, chành chánh". Cơ quan nào điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi trên?
Trả lời:
- Học sinh cùng chơi.
- Não điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi trên.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 96, 97 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 96 Câu hỏi: Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ sau.
Trả lời:
Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh ghi trên sơ đồ.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 97 Câu hỏi: Não và tuỷ sống nằm ở đâu trong cơ thể? Chúng được bảo vệ như thế nào?
Trả lời:
- Não năm trong hộp sọ.
- Tủy sống nằm trong đốt sống.
- Chúng được bảo vệ một cách cẩn thận với các lớp xương cứng bên ngoài.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 97 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 97 Câu hỏi: Xác định vị trí của não và tuỷ sống trên cơ thể em.
Trả lời:
Học sinh xác định vị trí của nào và tủy sống trên cơ thể.
- Não nằm ở vị trí trên đầu.
- Tủy sống nằm ở cột sống lưng.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 97 Câu hỏi:
- Vẽ sơ đồ cơ quan thần kinh.
+ Chuẩn bị: Giấy, kéo, bút.
+ Thực hiện theo các bước.
- Giới thiệu Sơ đồ cơ quan thần kinh của em.
Trả lời:
Học sinh vẽ sơ đồ cơ quan thần kinh.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 98 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 98 Câu hỏi:
- Nói với bạn về nội dung trong các hình sau.
- Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển phản ứng của các bạn trong hình?
Trả lời:
- Nói với bạn về nội dung trong các hình:
+ Hình 1: Bạn nam đang giật mình rụt tay lại vì nước nóng quá.
+ Hình 2: Bạn nữ bất ngờ trượt chân bị ngã và kêu lên.
- Não điều khiển phản ứng của các bạn trong hình.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 98 Câu hỏi:
- Nhận xét về suy nghĩ và hoạt động của bạn trong tình huống sau.
- Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển các suy nghĩ và hoạt động đó?
Trả lời:
- Nhận xét về suy nghĩ và hoạt động của bạn trong tình huống:
+ Hình 6a: Bạn nam dẫm phải vỏ chai nhựa và nghĩ “sao ai lại vứt vỏ sữa ở đây”
+ Hình 6b: Sau đó bạn đã nhặt lên và bỏ vào thùng rác.
=> Suy nghĩ và hành động của bạn rất đúng. Bạn đã biết biến suy nghĩ khó hiểu thành hành động giải quyết nó.
- Não, dây thần kinh điều khiển các suy nghĩ và hoạt động đó.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 99 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 99 Câu hỏi: Chia sẻ với bạn về một hoạt động của em theo gợi ý sau:
- Tên hoạt động.
- Các bộ phận của cơ thể tham gia hoạt động.
- Những bộ phận của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động này.
Trả lời:
- Tên hoạt động: xem tivi
- Các bộ phận của cơ thể tham gia hoạt động: mắt để nhìn, tai để nghe, não để chỉ dẫn và điều khiển.
- Những bộ phận của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động này: não.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 99 Câu hỏi: Trò chơi: "Ai nhớ nhanh hơn?"
Trả lời:
Học sinh tham gia trò chơi.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 100, 101 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 100 Câu hỏi:
- Nói về hoạt động của mọi người trong các hình sau.
- Hoạt động đó có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cảm xúc của mỗi người?s
- Kể thêm một số việc làm với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc của mỗi người.
Trả lời:
- Hoạt động của mọi người trong các hình:
+ Hình 9: Bố mẹ đang giúp em gái tập xe đạp.
+ Hình 10: Ba bạn đang bắt nạt một bạn nữ.
+ Hình 11: Các bạn đang cùng nhau chơi trò chơi.
- Hoạt động đó ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cảm xúc của mỗi người:
+ Hình 9 và 11: giúp mỗi người trở nên vui vẻ, yêu đời, suy nghĩ tích cực.
+ Hình 10: khiến bạn nữ buồn vì bị bạn bè bắt nạt, xa lánh, cảm thấy tủi thân, suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 101 Câu hỏi: Việc làm của bạn trong mỗi hình sau có ảnh hưởng đến cơ quan thần kinh như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
- Hình 12:Việc xem phim đáng sợ khiến bạn cảm thấy sợ hãi và nhạy cảm hơn. Thần kinh sẽ luôn trong trạng thái cảnh giác, lo sợ.
- Hình 13: Sử dụng tai nghe với âm lượng quá lớn sẽ khiến các cơ quan thần kinh căng cứng, mệt mỏi.
- Hình 14: Ciệc đi ngủ sớm sẽ giúp hệ thần kinh được thư giản, có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục vì sau một ngày làm việc mệt mỏi, hệ thần kinh cũng cần có thời gian nghỉ ngơi.
- Hình 15: Việc thức khuya sẽ khiến cơ thể và hệ thần kinh mệt mỏi. Vì các cơ quan của hệ thần kinh cũng cần có thời gian nghỉ ngơi.
- Hình 16: Việc học bài quá khuya sẽ khiến cơ thể và hệ thần kinh mệt mỏi. Vì các cơ quan của hệ thần kinh cũng cần có thời gian nghỉ ngơi.
- Hình 17: Chơi thể thao sẽ giúp hệ thần kinh được thư giãn và tâm trạng trở nên thoải mái.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 101 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 101 Câu hỏi: Chia sẻ với bạn những việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh mà em thường làm.
Trả lời:
Việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh mà em thường làm:
- Giữ tâm trạng, cảm xúc vui vẻ, thoải mái.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Ăn các loại thức ăn có lợi cho cơ quan thần kinh.
- Không sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu, bia…
- Thường xuyên tập thể dục.
- .....
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 101 Câu hỏi: Xây dựng thời gian biểu của em theo bảng gợi ý sau và dán vào góc học tập của mình ở nhà để thực hiện.
Trả lời:
Thời gian biểu Họ và tên: Trần Thị Linh |
||
Thời gian |
Công việc hoạt động |
|
Buổi sáng |
6 giờ - 6 giờ 30 phút 6 giờ 30 phút – 7 giờ 7 giờ – 11giờ |
Thức dậy, tập thể dục Vệ sinh cá nhân Đi học |
Buổi trưa |
11 giờ 30 phút 12 giờ - 13 giời |
Giúp mẹ làm việc nhà Ngủ trưa |
Buổi chiều |
13 giờ 30 phút – 16 giờ 30 phút 16 giờ 30 – 17 giờ 17 giờ - 18 giờ |
Đi học Chơi thể thao Giúp mẹ làm việc nhà |
Buổi tối |
18 giờ - 18 giờ 30 phút 18 giờ 30 phút - 19 giờ 19 giờ - 21 giờ 21 giờ - 21 giờ 30 phút Sau 21 giờ 30 phút |
Vệ sinh cá nhân Ăn tối Học bài Vệ sinh cá nhân Đi ngủ |
Xem thêm các bài Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh
Bài 24: Thực hành tìm hiểu chất và hoạt động có hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh
Bài 25: Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe