Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Địa lí 8 Bài 4: Khí hậu Việt Nam sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Địa lí 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Địa lí 8 Bài 4: Khí hậu Việt Nam
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN.
- Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN.
+ Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr113-117.
+ Quan sát các bảng số liệu: 4.1 SGK tr113, 4.2 SGK tr114 để nhận xét tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu VN.
+ Quan sát bản đồ hình 4.1 SGK tr115 để trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu VN.
+ Quan sát biểu đồ hình 4.2 SGK tr117 để trình bày sự phân hóa khí hậu ở Lào Cai và Sa Pa.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu và cho biết đặc điểm khí hậu ở địa phương em.
3. Về phẩm chất
ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về khí hậu VN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.
- Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại trạm khí tượng Lạng Sơn và Cà Mau, bảng 4.2. Lượng mưa và độ ẩm không khí trung bình tháng tại trạm khí tượng Hà Đông, Hà Nội, hình 4.1. Bản đồ khí hậu VN, hình 4.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại trạm khí tượng Lào Cai và Sa Pa phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS)
SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV cho HS nghe lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác.
c. Sản phẩm: HS đoán được “Sợi nhớ sọi thương” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV cho HS nghe lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác.
“Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt bên mưa quây
Em dang tay em xoè tay
Chẳng thể nào mà xua tan mây
Mà chẳng thể nào mà che anh được
Chứ rút sợi thương ấy mấy chăng mái lợp
Rút sợi nhớ đan vòm xanh
Nghiêng sườn Đông mà che mưa anh
Nghiêng sườn Tây xoã bóng mát
Rợp trời thương ấy mấy màu xanh suốt
Mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh
Mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh”
* Sau khi HS nghe bài hát, GV yêu cầu HS cho biết tên bài hát.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS nghe lời bài hát và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: tên bài hát: “Sợi nhớ sợi thương”
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phản ánh rất rõ nét một trong những đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam chịu sư tác động kết hợp giữ gió mùa và địa hình. Vậy tại sao “Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây, Bên nắng đốt bên mưa quây”? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)
2.1. Tìm hiểu về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (60 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN.
b. Nội dung: Quan sát bảng 4.1, 4.2, hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN kết hợp kênh chữ SGK tr113-115, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung ghi bài |
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 4.1, bảng 4.1 và 4.2 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN, bảng 4.1, 4.2 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu VN được biểu hiện như thế nào? Giải thích nguyên nhân. 2. Tính chất ẩm của khí hậu VN được biểu hiện như thế nào? Giải thích nguyên nhân. 3. Nước ta có mấy mùa gió chính? Vì sao nước ta lại có tính chất gió mùa? 4. Cho biết thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió và đặc điểm của gió mùa mùa đông ở nước ta. Vì sao Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn? 5. Cho biết thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió và đặc điểm của gió mùa mùa hạ ở nước ta. Vì sao loại gió này lại có hướng ĐN ở Bắc Bộ và gây khô nóng vào đầu mùa cho Trung Bộ và Tây Bắc? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát bản đồ hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN, bảng 4.1, 4.2 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Tính chất nhiệt đới thể hiện qua: + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 21,50C, Cà Mau: 27,50C) + Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm. + Cán cân bức xạ từ 70-100 kcal/cm2/năm. - Nguyên nhân: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. 2. - Tính chất ẩm thể hiện qua: + Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm (Hà Nội là 1724,2mm). + Độ ẩm không khí cao, trên 80% (từ tháng 1 - 11 ở Hà Nội đều trên 80%) - Nguyên nhân: do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông. 3. Nước ta có 2 mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Do nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa. 4. * Gió mùa mùa đông: - Thời gian: từ tháng 11 - 4 năm sau - Nguồn gốc: áp cao Xi-bia. - Hướng gió: ĐB - Đặc điểm: + Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn. + Ở miền Nam, Tín phong chiếm ưu thế đem đến mùa khô cho Nan Bộ và Tây Nguyên, gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ. * Nguyên nhân: - Do vào đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia đi qua phần lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc sau đó đổ bộ trực tiếp vào nước ta, trên quãng đường dài như vậy, khối khí lại càng lạnh và mất ẩm nên khi vào nước ta gây nên kiểu thời tiết đặc thù là lạnh khô. - Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm. Vì vậy, thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và gây mưa phùn ở vùng ven biển Bắc Bộ, các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. 5. * Gió mùa mùa hạ: - Thời gian: từ tháng 5 - 10 - Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. - Hướng gió: TN, đối với miền Bắc là ĐN. - Đặc điểm: + Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho phía đông Trường Sơn, Tây Bắc. + Giữa và cuối mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều cả nước. |
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa a. Tính chất nhiệt đới - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam. - Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm. - Cán cân bức xạ từ 70-100 kcal/cm2/năm. b. Tính chất ẩm - Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. - Độ ẩm không khí cao, trên 80%. b. Tính chất gió mùa * Gió mùa mùa đông: - Thời gian: từ tháng 11 - 4 năm sau - Nguồn gốc: áp cao Xi-bia. - Hướng gió: ĐB - Đặc điểm: + Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn. + Ở miền Nam, Tín phong chiếm ưu thế đem đến mùa khô cho Nan Bộ và Tây Nguyên, gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ. * Gió mùa mùa hạ: - Thời gian: từ tháng 5 - 10 - Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. - Hướng gió: TN, đối với miền Bắc là ĐN. - Đặc điểm: + Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho phía đông Trường Sơn, Tây Bắc. + Giữa và cuối mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều cả nước.
|
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 4: Khí hậu Việt Nam.
Xem thêm các bài giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Giáo án Bài 5: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu
Giáo án Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam
Giáo án Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
Để mua Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây