TOP 10 Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương SIÊU HAY

15.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo gồm 1 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương

TOP 10 Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Viết một đoạn hội thoại (khoảng ba đến bốn câu) trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương nơi em sống.

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 1

A: Mai thi rồi tao lo quá

B: Mi lo cấy chi?

A: Tao vẫn chưa ôn hết bài, hay mai mi cho tao chép bài nhé?

B: Há mồm tao xem có đốm lưỡi không nào?

Từ địa phương: mi, cấy chi.

Nghĩa hàm ẩn: đốm lưỡi để chọn chó khôn. Trong câu này người bạn sử dụng như vậy để ý nhắc khéo người bạn của mình khôn quá, mang tính chất mỉa mai.

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 2

Thầy giáo đang giảng bài thì một học sinh bước vào. (1)

Thầy giáo: - Bây giờ là mấy giờ rồi? (2)

Học sinh: - Em xin lỗi thầy, em bị hỏng xe ạ. (3)

=> Hàm ý là câu (2), (3) để hỏi về lí do đi học muộn của bạn học sinh. 

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 3

An : "Nam , hôm nay cậu làm bài tập chửa" ?

Nam : "Hôm nay có bài tập về nhà à "!

Hàm ý :  Hôm nay có bài tập về nhà 

- Từ địa phương: chửa

=> Tức có ý rằng mình chưa làm bài tập

TOP 10 Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 4

Thủ trưởng hỏi người cán bộ tổ chức:
- Dạo này anh thấy anh Nam thế nào?
- Anh ấy hay đi chơi khuya với một người đã có chồng ạ.
- Tệ quá nhỉ … thế anh có biết người đàn bà đó là ai không?
- Cóa ạ. Đó là vợ anh ta.

- Từ địa phương: cóa

Hàm ý ở đoạn hội trên nằm ở một người đàn bà đã có chồng, không cần một tri thức nền nào, người nghe cũng có thể hiểu được người đàn bà đó chắn chắn là không phải vợ anh Nam, chính điều này mới tạo ra hàm ý.

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 5

“Hai người bạn thân đang nói chuyện với nhau, người bạn đầu tiên lên tiếng:

- Tao nom thằng A rất hiền, trông tử tế lắm.

Người bạn liền trả lời ngay:

- Hôm qua bị lộ bản chất rồi, cháy nhà mới ra mặt chuột.”

Chú thích:

- Từ địa phương: nom

- Câu mang nghĩa hàm ẩn: cháy nhà mới ra mặt chuột

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 6

- Thu: Cấy ni để mô rứa mạ?

- Mẹ Thu: Để trên đầu tau nì

- Thu: Dạ!

→ Từ ngữ địa phương: cấy, ni, mô, rứa, mạ, tau,…..

→ Hàm ẩn: Người mẹ nói với Thu phải biết tự tìm chỗ mà để chứ không nên hỏi điều nhỏ nhặt như vậy.

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 7

Một cô gái lười biếng, ngủ đến tận trưa mới dậy. Thấy cô đi xuống bếp tìm đồ ăn sáng, mẹ mới bảo rằng:

 - Trời còn sớm lắm nên mẹ chưa nấu cái chi để ăn sáng đâu con ạ!

Cô gái nghe xong, cảm thấy xấu hổ, bèn xin lỗi mẹ và hứa từ ngày mai sẽ thức dậy sớm hơn.

→ Câu mang nghĩa hàm ẩn: Trời còn sớm lắm nên mẹ chưa nấu cái chi để ăn sáng đâu con ạ! (nói móc về việc cô gái thức dậy quá muộn)

→ Từ địa phương: cái chi (nghĩa là cái gì)

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 8

 Người chị vào phòng em gái chơi, thì nhìn thấy bàn học bị lấp đầy bởi các đồ đạc linh tinh, bèn nói rằng:

- Sao chị chẳng thấy cái bàn học nào ở đây cả nhỉ?

 Nghe chị hỏi, em gái liền hiểu ý chị gái, vội trả lời chị ngay:

Dạ, em xu bàn ngay đây ạ!

→ Câu có nghĩa hàm ẩn: “Sao chị chẳng thấy cái bàn học nào ở đây cả nhỉ? “ (ý bảo chiếc bàn nhiều rác quá, không thấy nổi mặt bàn)

→ Từ ngữ địa phương: xu (nghĩa là dọn dẹp)

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 9

Ba: Ê cậu vừa đi mô về vậy?

Nam: Ừ, vừa mới tan trường xong.

Ba: Cậu đi đá banh với tui ni không?

Nam: Ừm... Không nếu mình đi đá banh thì mẹ mình sẽ thưởng cho mình mấy vết đỏ nhoi ở mông.

= > Nghĩa hàm ẩn: Khi Nam đang đi học về thì gặp Ba - Hàm ý mang tính chất lịch sự, ý nói là bị đánh vào mông

= > Từ địa phương: mô – đâu, ni – này.

Đoạn hội thoại có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương - Mẫu 10

Cả nhóm hẹn nhau lúc 8 giờ để họp về bài tập nhóm. Lúc 8 giờ 30 phút Lan gọi đến:

- Nhóm trưởng: Bạn có biết mấy giờ rồi không?

- Lan: Xin lỗi các bạn, mình lỡ ngủ quên. Các bạn chờ mình một tẹo nhé!

→ Từ ngữ địa phương: tẹo

→ Hàm ẩn: Nhóm trưởng ý muốn hỏi lí do tại sao Lan đến muộn.

Đánh giá

0

0 đánh giá