TOP 10 bài Giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng 2024 SIÊU HAY

9.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng Ngữ văn 8 ,Kết nối tri thức gồm 6 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng

Đề bài: Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng

Giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng - Mẫu 1

An Tư là cuốn tiểu thuyết ngắn được viết bởi trí tưởng tưởng và khả năng sáng tạo tuyệt vời, tài hoa của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, được sáng tác vào năm 1943. Với lối viết lôi cuốn, tiểu thuyết đã lưu dấu lại không chỉ câu chuyện bi kịch của nàng công chúa đời Trần mà còn là cả một thời đại anh hùng, một cuộc đấu tranh anh hùng của vua tôi nhà Trần.

An Tư vẽ ra bức tranh lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông của quân dân nhà Trần trong thế kỉ XIII. Bên cạnh đó, tác giả cũng không quên tái hiện toàn cảnh những bi thương và thảm cảnh do chiến tranh mang lại cho người dân Đại Việt vào thời đó.

Đọc tác phẩm và chúng ta sẽ được gặp lại Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với tài thao lược quân binh, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản tuổi trẻ tài cao với lá cơ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, Báo hoàng ân” đã trở thành huyền thoại, những vị tướng như Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão – người đam mê việc quân đến độ quân địch lấy giáo đâm vào chân mà ông cũng chẳng biết. Chúng ta sẽ được nhìn thấy như hiện lên trước mắt mình hội nghị Diên Hồng nơi các bô lão đồng thanh lời tuyên bố đánh địch, nơi tiếng reo “Sát Thát” đã đi vào sử sách, nơi mà Trần Hưng Đạo hô vang bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ lòng quân.

Qua tác phẩm, ta thấy được An Tư - số phận một cá nhân nhưng cũng là tiêu biểu cho những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. An Tư - tiểu thuyết về một bậc liệt nữ nhưng cũng là bức tranh toàn cảnh về lịch sử đất nước trong đó có kinh thành Thăng Long, ở vào một thời điểm đầy thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

TOP 10 bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng - Mẫu 2

Cuốn sách "An Tư" của Nguyễn Huy Tưởng là một tác phẩm văn học nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Cuốn sách được viết dưới dạng tiểu thuyết, xoay quanh câu chuyện về cuộc sống và tâm lý của nhân vật chính là An Tư. An Tư là một người đàn ông trẻ tuổi, sống trong một xã hội đầy biến động và khó khăn. Cuốn sách tái hiện cuộc sống của An Tư, từ những khó khăn, thử thách cho đến những niềm vui và hy vọng. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ sắc bén và tinh tế để miêu tả tâm lý và suy nghĩ của nhân vật chính, từ đó khắc họa một hình ảnh chân thực về con người và xã hội. "An Tư" không chỉ là một câu chuyện cá nhân mà còn là một tác phẩm mang tính chất triết học, đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, giá trị của tình yêu, sự tự do và trách nhiệm. Cuốn sách đã gây ấn tượng mạnh với độc giả bởi sự chân thực và sâu sắc trong việc phân tích con người và xã hội. Với những nét văn chương tinh tế và ý nghĩa sâu sắc, cuốn sách "An Tư" của Nguyễn Huy Tưởng đã trở thành một tác phẩm văn học kinh điển của văn học Việt Nam, đem lại nhiều suy ngẫm và cảm nhận cho độc giả.

TOP 10 bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng - Mẫu 3

Viết An Tư, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ nhằm khai thác khía cạnh bi kịch của nàng công chúa đời Trần - dù ông đã lấy tên nàng làm tiêu đề cho tác phẩm của mình, như một sự tôn vinh hành động hy sinh cao cả của nàng. Qua số phận nghiệt ngã của An Tư, từ lúc gặp người yêu - Chiêu Thành Vương Trần Thông - trước buổi chàng lên đường ra mặt trận, đến khi nghe tin phũ phàng về quyết định của triều đình đem cống nàng cho Thoát Hoan, rồi mấy tháng ròng sống ê chề nhục nhã trong sào huyệt kẻ thù, và cuối cùng là cái chết bi ai của nàng khi Thăng Long đã được giải phóng nhưng người yêu không còn nữa...; thông qua những diễn biến ấy trong số phận của một cá nhân, tác giả đã tái hiện hầu như trọn vẹn những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai của vua tôi nhà Trần. Từ Hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long với quyết tâm đánh giặc trăm người như một, đến cảnh đại quân quy tụ về Vạn Kiếp để chịu sự điều binh khiển tướng của Quốc công Hưng Đạo; từ buổi chia ly buồn thảm ở Thanh Hóa, nơi nhà vua và quan quân tiễn đưa An Tư đi nộp mình cho Thoát Hoan, đến cuộc phản công của quân ta đánh chiếm lại Thăng Long trong một trận huyết chiến giải cứu cho công chúa... Qua đó, nhiều nhân vật đã được tái hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau. Có thể nói, tác giả đã không bỏ qua một nhân vật lịch sử nào ở cả hai phía ta và địch. Bên ta, đó là những gương mặt tiêu biểu của Thăng Long, như Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Lê Văn Hưu, Trần Thì Kiến...; bên địch, cũng hội đủ các tên tuổi khét tiếng trong lịch sử quân xâm lược Mông cổ, như Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Toa Đô...

Giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng - Mẫu 4

Trong bức tranh rộng lớn ấy, Nguyễn Huy Tưởng đã dành nhiều trang đặc tả kinh thành Thăng Long, từ tư thất của An Tư trong hậu cung dành cho các hoàng phi, công chúa, đến hoàng thành với những cung điện, đền đài, lầu son gác tía, vườn cây, hồ nước... Có khi, chỉ bằng một câu văn, tác giả cho chúng ta hình dung khá rõ về lối kiến trúc xưa: "An Tư bước qua bực cửa Thái Thanh, mở vào ao Ngoạn Thiền, trèo lên cầu Lâm Ba, rồi tiến vào cung Cảnh Linh là nơi Thoát Hoan đóng. Ở đây vườn hoa, cây cảnh, cầu nước, lâu đài, cùng hòa hợp để vẽ nên một cảnh không kém Bồng Lai...". Và đây là một đoạn văn tả cảnh sinh hoạt của tướng giặc, nhưng qua đó cũng cho thấy được không ít về tính cách của người dân Thăng Long khi phải sống dưới ách chiếm đóng của quân xâm lược: "Điện Linh Quang còn có tên nữa là Trà điện, nơi hội họp rất thân mật của nhà vua và bách tính. Muốn lấy lòng dân, [Thoát] Hoan cũng theo cái tục thuần nhã ấy: mặc thường phục, không đeo kiếm, chàng cùng giai nhân ngự voi ra đấy hóng mát suốt ngày xem xét dân tình. Trong khi lòng kiêu ngạo lên tới cực điểm, Hoan không nhận rõ những sự giả dối giấu sau thái độ cung kính của đám dân đen và khóe mắt căm hờn, loang loáng như luồng kiếm sắc"..

An Tư - số phận một cá nhân nhưng cũng là tiêu biểu cho những hy sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. An Tư - tiểu thuyết về một bậc liệt nữ nhưng cũng là bức tranh toàn cảnh về lịch sử đất nước trong đó có kinh thành Thăng Long, ở vào một thời điểm đầy thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng - Mẫu 5

An Tư là em gái của Thượng hoàng Trần Thánh Tông, quốc muội - cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Trước sức mạnh bạo tàn của quân Nguyên Mông, được trời phú cho sắc đẹp nghiên trời, công chúa An Tư đã phải chịu hi sinh thân mình, chấp nhận để triều đình hiến cho tướng giặc Thoát Hoan, hòng làm kế hoãn binh khi sự an nguy của đất nước ở vào thế ngàn cân treo sợ tóc. Công lao của nàng công chúa khó có thể đong đếm, bi kịch của nàng khó gì sánh bằng, thế nhưng chính sử chỉ chép về nàng vẻn vẹn có 15 chữ trong Đại Việt sử kí toàn thư: "Khiển nhân tống An Tư công chúa vu Thoát Hoan, dục thư quốc nan dã" (Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan để giảm nạn cho nước). Chính từ dòng chính sử ấy, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết nên một tiểu thuyết về nàng An Tư - tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của người liệt nữ hiếm có trong lịch sử Việt Nam.

Giới thiệu ngắn về cuốn sách An Tư của Nguyễn Huy Tưởng - Mẫu 6

Trong chính sử, thông tin về công chúa An Tư không được viết lại nhiều. Tuy nhiên, vẻ đẹp và tài năng của nàng lại tỏa hào quang dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng trong tiểu thuyết văn học lịch sử “An Tư”. 

Cũng trong cuốn tiểu thuyết văn học "An Tư", Nguyễn Huy Tưởng đã phần nào tái hiện được tấm lòng trung trinh, ái quốc của nàng công chúa đang tuổi xuân xanh. Nàng thường hay thức khuya, dệt hơn trăm thước vải, không kể còn khâu được bao nhiêu quần áo cho quan quân.

Có nàng công chúa “lá ngọc cành vàng” nào sở hữu đôi tay được dân gian ngợi ca là "mềm mại đài các nay đã giảm sắc hồng và ngón tay đã thành chai xấu xí".

Khác với những phi tần, công chúa khác, An Tư nổi tiếng khắp tam cung lục viện là “người biết nhiều tin quan trọng nhất, lại là người thông minh và hiểu rõ thời cục nhất, vả lại nàng là người nhiệt thành, không lúc nào ngã trí, nên thường thường phái cung cấm hay hỏi ý kiến nàng”.

Phải chăng hình tượng công chúa được xây dựng cho An Tư của Nguyễn Huy Tưởng cũng là phần nào "hợp thức hóa" tài năng của nàng khi thực hiện thành công kế thư dãn với giặc? Dù vậy, một nàng công chúa không được mang danh hòa thân như đã nhắc, mà là cống nạp. Trên vai nàng còn nặng gánh "nội gián" cho nhà Trần thì hình tượng của nàng đẹp đẽ vô ngần và thông minh nhanh nhẹn như vậy cũng dễ hiểu.

Đánh giá

0

0 đánh giá