Giải Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp)

3.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tuần hoàn máu (tiếp) lớp 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp)

Bài giảng Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 82 SGK Sinh học 11: Nghiên cứu bảng 19.1 và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể.

- Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loại động vật?

 Bảng 19.1. Nhịp tim của thú

Động vật

Nhịp tim/phút

Voi

25-40

Trâu

40-50

50-70

Lợn

60-90

Mèo

110- 130

Chuột

720-780

Phương pháp giải:

Nhịp tim có liên hoạt đến hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.

Trả lời: 

- Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm, số nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

- Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể/khối lượng cơ thể càng lớn. Tỷ lệ càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên → tim đập nhanh để đáp ứng nhu cầu oxi của cơ thể

Trả lời câu hỏi 2 trang 83 SGK Sinh học 11: Tại sao tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm? Tại sao khi cơ thế mất máu thì huyết áp giảm?

Phương pháp giải:

Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

Trả lời:

+ Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch, gây ra áp lực lớn lên thành mạch → huyết áp tăng.

+ Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm ít, áp lực thấp → huyết áp giảm

+ Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm

Trả lời câu hỏi 3 trang 84 SGK Sinh học 11: Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó (dựa vào ma sát của dịch lỏng chảy trong ống)

Bảng 19.2. Biến động huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

Trả lời:

Trong hệ mạch từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần là do càng xa tim và ma sát của máu với thành mạch, ma sát của các phần tử máu đối với nhau khi chảy trong mạch máu.

Trả lời câu hỏi 4 trang 84 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 19.4. sau đó trả lời các câu hỏi sau:

- Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

- So sánh tổng tiết diện của các loại mạch.

- Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 2)

Câu hỏi và bài tập (trang 85 SGK Sinh học 11)
 
Bài 1 trang 85 SGK Sinh học 11: Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

Trả lời:

Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một khoảng thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

Cơ chế: Cứ sau một khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ lại tự phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

Bài 2 trang 85 SGK Sinh học 11: Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim

Phương pháp giải:

Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

Trả lời:

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 3)

Bài 3 trang 85 SGK Sinh học 11: Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Phương pháp giải:

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch

Trả lời: 

Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác động lên thành mạch gọi là huyết áp.

Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp: huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần do xa tim làm lực đẩy yếu, ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát của các phân tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.

Bài 4 trang 85 SGK Sinh học 11: Giải thích sự biến đổi tốc độ máu trong hệ mạch.

Phương pháp giải:

Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

Trả lời:

Sự biến đổi tốc độ máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

- Trong hệ mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch tổng tiết diện giảm giần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

- Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.

Lý thuyết Bài 19. Tuần hoàn máu (Tiếp)

I.  CẤU TRÚC CỦA HỆ MẠCH

Hệ mạch gồm: Động mạch chủ → Động mạch nhánh → Tiểu động mạch chủ → Mao mạch → Tiểu tĩnh mạch → Tĩnh mạch nhánh → Tĩnh mạch chủ

Động mạch: thành mạch dày (nhiều cơ và mô liên kết → Tính đàn hồi cao → chịu được áp lực lớn có khả năng co giãn để điều chỉnh dòng máu→ giúp máu chảy liên tục trong hệ mạch)

Mao mạch: thành  rất mỏng, chỉ gồm một lớp biểu mô → dễ dàng thực hiện quá trình trao đỏi chất với các tế bào.

Tĩnh mạch: Thành mạch rộng, lòng mạch rộng hơn thành động mạch, có van tổ chim để cho máu di chuyển một chiều trở về tim, không di chuyển theo chiều ngược lại

 

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 4)

II. HUYẾT ÁP

Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).

  • Huyết áp cực đại (huyết áp tối đa) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch
  • Huyết áp cực tiểu (huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn

Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch. 

Ví dụ: Khi tim đập nhanh, mạnh → huyết áp tăng

Khi tim đập chậm và yếu → huyết áp giảm

Càng xa tim thì huyết áp càng giảm (huyết áp động mạch > huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch)

III. VẬN TỐC MÁU

Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.

Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch → tĩnh mạch → mao mạch (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch)

Ý nghĩa: Máu chảy rất nhanh trong hệ mạch → đảm bảo đưa máu đến các cơ quan và chuyển nhanh đến các cơ quan cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết

Máu chảy trong mao mạch chậm đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 5)

Hình 2. Biến động của vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện trong hệ mạch

HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

I. TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM

Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim.

Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 6)

Hình 1: Cấu tạo của hệ dẫn truyền tim (động vật có vú)

Hệ dẫn truyền tim bao gồm:

  • Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất
  • Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ 
  • Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:

Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co

Kết quả:

Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ.

II. CHU KÌ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung

Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s

Nút  xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng  → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .

+ Pha co tâm thất: 0,3 s

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới  nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại  →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim  vào động mạch

+ Pha giãn chung: 0,4 s

Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ  tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

Nhận xét  

→ Tâm nhĩ co 0,1 s, giãn 0,7 s; tâm thất co 0,3 s, giãn 0,5 s

→ Thời gian nghĩ nhiều hơn thời gian làm việc, tim có thể hoạt động liên tục trong suốt đời cá thể.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 7)

Hình 2: Chu kì hoạt động của tim

Hoạt động theo chu kì của tim giúp cho tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi và máu lưu thông một chiều trong hệ tuần hoàn (từ tĩnh mạch về tâm nhĩ → tâm thất → động mạch → các cơ quan). 

Nhịp tim ở trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/ phút, người lớn trên 18 tuổi: 60-100 nhịp/ phút, vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút.

Tuy nhiên, nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động, làm việc, thời tiết, trạng thái tinh thần như sự phấn khích , sợ hãi, giận dữ, lo lắng, do hệ quả của một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn phế quản…

Đánh giá

0

0 đánh giá