Lý thuyết Địa lí 6 Bài mở đầu (Kết nối tri thức 2024)

2.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 6 Bài mở đầu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí lớp 6.

Địa lí lớp 6 Bài mở đầu

A. Lý thuyết Địa lí 6 Bài mở đầu

1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa Lí

- Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu,…

- Ý nghĩa: Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài mở đầu | Kết nối tri thức

2. Môn Địa Lí và những điều lí thú

- Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống.

- Học môn Địa Lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài mở đầu | Kết nối tri thức

3. Địa Lí và cuộc sống

- Kiến thức Địa Lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,...  

- Kiến thức Địa Lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: Làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,... 

- Định hướng thái độ, ý thức sống: Trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài mở đầu | Kết nối tri thức

B. 10 câu trắc nghiệm Địa lí 6 Bài mở đầu

Câu 1. Các mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng địa lí được gọi là các quan hệ

A. nhân - quả.

B. thống nhất.

C. chặt chẽ.

D. liên kết.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/100, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

A. Trường, lớp.

B. Văn hóa.

C. Nhà xưởng.

D. Đất trồng.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/98, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.

B. GPS.

C. bảng, biểu.

D. Internet.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/99, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. học thay sách giáo khoa, sách bài tập.

B. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

C. thư giãn sau khi học xong bài về nhà.

D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/99, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người sử dụng thấy được đặc điểm nào sau đây?

A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.

B. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.

C. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.

D. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian.

Lời giải

Đáp án D.

Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng. Thể hiện được sự phân bố của đối tượng trong không gian, các đặc tính phát triển của đối tượng.

Câu 6. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.

B. Sách, vở.

C. Khí áp kế.

D. Nhiệt kế.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/99, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Các công cụ quan trọng để học tập và tìm hiểu địa lí là

A. bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, các thiết bị xác định hướng.

B. bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, kĩ năng học tập thực địa.

C. bản đồ, la bàn, GPS, bảng số liệu, các công cụ Internet.

D. bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, Internet, kĩ năng thực địa.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/99, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?

A. Công nhân xây nhà.

B. Xẻ núi làm đường.

C. Động đất làm nhà đổ.

D. Đổ đất lấp bãi biển.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/99, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.

B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.

C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.

D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/99, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?

A. Bản đồ.

B. Biểu đồ.

C. Tranh, ảnh.

D. GPS.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/98, lịch sử và địa lí 6.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài mở đầu

Lý thuyết Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Lý thuyết Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

Lý thuyết Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

Lý thuyết Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Đánh giá

0

0 đánh giá