Lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 48, 49, 50, 51 Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3.
Giải bài tập TNXH lớp 3 trang 48, 49, 50, 51 Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 48 Mở đầu
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 48 Câu hỏi: Em đã từng đi tham quan ở đâu? Kể về điều em thích nhất ở nơi đó.
Trả lời:
- Một số địa điểm em đã từng đến tham quan:
+ Văn miếu Quốc Tử Giám
+ Nhà tù Hỏa Lò
+ Vịnh Hạ Long
+ Hồ Gươm
+ Chùa Một Cột
+….
- Điều em thích nhất ở đó: cảnh quan, lịch sử hình thành và không khí.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 48, 49 Khám phá
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 48, 49 Câu 1: Chọn một trong các địa danh dưới đây và cho biết ở đó có những gì.
Trả lời:
Chọn tranh 1
Ở đó có: thuyền, những hòn đảo, hang động, bãi biển xanh.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 49 Câu 2: Kể tên một số di tích lịch sử, văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên địa phương em.
Trả lời:
Một số di tích lịch sử – văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em:
- Chùa Một Cột
- Hồ Gươm
- Nhà tù Hỏa Lò
- Văn miếu Quốc Tử Giám
- Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Hoàng thành Thăng Long
- Đền Ngọc Sơn
- Nhà thờ lớn Hà Nội
- Chùa Trấn Quốc
-….
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 49 Thực hành
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 49 Câu hỏi: Sưu tầm tranh ảnh, thông tin và giới thiệu về một di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.
Trả lời:
- Di tích lịch sử: Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076. Văn miếu Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa và là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 50 Khám phá
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 50 Câu 1: Quan sát các hình sau đây và cho biết:
- Những người trong hình đang làm gì?
- Những việc nào nên làm, không nên làm để thể hiện sự tôn trọng và giữ vệ sinh khi đi tham quan?
Trả lời:
- Những người trong hình đang:
+ Tranh 6: Mặc quần áo khi đi đền, chùa
+ Tranh 7: Leo trèo lên di tích
+ Tranh 8: Vẽ bậy lên di tích
+ Tranh 9: Phân loại rác sai quy định
- Những việc nên làm, không nên làm để thể hiện sự tôn trọng và giữ vệ sinh khi đi tham quan:
Nên làm |
Không nên làm |
Mặc quần áo dài, lịch sự Tuân thủ quy định tham quan Không làm tổn hại di tích Phân loại rác thải đúng quy định Nghiêm túc, chú ý lắng nghe Vứt rác đúng nơi quy định |
Mặc quần áo khi đi đền, chùa Leo trèo lên di tích Vẽ bậy lên di tích Phân loại rác sai quy định Đùa nghịch khi đi tham quan Vứt rác bừa bãi |
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 50 Câu 2: Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự tôn trọng, giữ vệ sinh khi đi tham quan.
Trả lời:
Em đã:
- Xếp hàng ngay ngắn, không đùa nghịch
- Chú ý lắng nghe
- Không sờ vào các hiện vật
- Tuân thủ các quy định của di tích.
- Không xả rác bừa bãi
- ….
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 51 Thực hành
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 51 Câu hỏi: Em ứng xử như thế nào khi gặp tình huống sau?
Trả lời:
Em sẽ không đồng ý và nhắc nhở các bạn không được trèo vào. Vì khi đi tham quan chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng di tích, có ý thức trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ di tích. Khi chúng ta trèo vào có thể dẫn đến làm tổn hại đến di tích.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 51 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 51 Câu hỏi: Hoàn thiện dự án
Trả lời:
Học sinh hoàn thiện dự án.
Xem thêm các bài Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp
Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
Bài 12: Ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương
Bài 13: Một số bộ phận của thực vật
Bài 14: Chức năng một số bộ phận của thực vật