Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 15 (Kết nối tri thức 2024): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

3.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

1. Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc

a. Về bộ máy cai trị

- Sáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như: châu – quận, huyện…

- Cử quan lại người Hán tới cai trị.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc | Kết nối tri thức

- Xây dựng các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền.

- Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

b. Về kinh tế

- Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp trại.

- Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề.

- Nắm độc quyền về sắt và muối, bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc | Kết nối tri thức

c. Về xã hội và văn hóa

- Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt:

+ Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

+ Bắt người Việt phải theo phong tục, luật phát của người Hán.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc | Kết nối tri thức

+ Tìm mọi cách xóa bỏ những tập tục lâu đời của người Việt.

2. Những chuyển biến về kinh tế- xã hội trong thời kì Bắc thuộc

a. Những chuyển biến về kinh tế

- Trong nông nghiệp:

+ Trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính.

+ Cách thức canh tác: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, biết kĩ thuật chiết cành...

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc | Kết nối tri thức

- Trong thủ công nghiệp:

+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.

+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm đường, làm mật mía,...

b. Những chuyển biến về xã hội

Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.

- Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ. 

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc | Kết nối tri thức

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Câu 1. Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là

A. sản xuất muối.

B. trồng lúa nước.

C. đúc đồng, rèn sắt.

D. buôn bán qua đường biển.

Đáp án: B.

Dưới thời bắc thuộc, trồng lúa nước vẫn là ngành kinh tế chính của người Việt (SGK Lịch Sử 6/ trang 71)

Câu 2. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Đúc đồng.

B. Làm gốm.

C. Làm thủy tinh.

D. Làm mộc.

Đáp án: C.

Dưới thời bắc thuộc, ở Việt Nam xuất hiện một số nghề thủ công mới, trong đó có nghề làm thủy tinh (SGK Lịch Sử 6/ trang 71)

Câu 3. Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. người Việt với chính quyền đô hộ.

B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.

C. nông dân với địa chủ phong kiến.

D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.

Đáp án: A.

Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ (SGK Lịch Sử 6/ trang 72).

Câu 4. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc là

A. nông dân công xã, hào trưởng người Việt.

B. địa chủ người Hán và nông dân lệ thuộc.

C. hào trưởng người Việt và nô tì, lạc dân.

D. địa chủ người Hán và nông dân công xã.

Đáp án: B.

Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc địa chủ người Hán và nông dân lệ thuộc (SGK Lịch Sử 6/ trang 71).

Câu 5. Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt?

A. Địa chủ người Hán.

B. Hào trưởng người Việt.

C. Nông dân lệ thuộc.

D. Nông dân công xã.

Đáp án: B.

Bộ phận hào trưởng người Việt sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt vì họ là những người có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội, do đó, dễ dàng huy động được nhân dân tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Câu 6. Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp châu?

A. Thái thú.

B. Thứ sử.

C. Huyện lệnh.

D. Tiết độ sứ.

Đáp án: B.

Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy cai trị cấp châu là Thứ sử (SGK Lịch Sử 6/ trang 68).

Câu 7. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Đúc đồng.

B. Làm gốm.

C. Làm giấy.

D. Làm mộc.

Đáp án: C.

Dưới thời bắc thuộc, ở Việt Nam xuất hiện một số nghề thủ công mới, trong đó có nghề làm giấy (SGK Lịch Sử 6/ trang 71)

Câu 8. Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận?

A. Thái thú.

B. Thứ sử.

C. Huyện lệnh.

D. Tiết độ sứ.

Đáp án: A.

Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận là Thái thú (SGK Lịch Sử 6/ trang 68).

Câu 9. Trên lĩnh vực chính trị, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường còn áp dụng luật pháp hà khắc và

A. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

B. nắm độc quyền về muối và sắt.

C. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.

D. đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

Đáp án: A.

Trên lĩnh vực chính trị, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt (SGK Lịch Sử 6/ trang 69).

Câu 10. Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.

C. nắm độc quyền về sắt và muối.

D. di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt.

Đáp án: A.

Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc (SGK Lịch Sử 6/ trang 68).

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Sáp nhập lãnh thổ Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Xây đắp nhiều thành lũy lớn ở trị sở các châu, quận.

C. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

D. Để cho quan lại người Việt cai trị từ cấp châu trở xuống.

Đáp án: D.

Các triều đại phong kiến phương Bắc cử quan lại người Hán tới Việt Nam cai trị tới tận cấp huyện (SGK Lịch Sử 6/ trang 68).

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Áp đặt chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề.

B. Chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân nghèo.

C. Bắt người Việt cống nạp vải vóc, hương liệu, sản vật quý.

D. Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại.

Đáp án: B.

- Một số chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc:

+ Áp đặt chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề.

+ Bắt người Việt cống nạp vải vóc, hương liệu, sản vật quý.

+ Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.

C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.

D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.

Đáp án: C.

Trong suốt thời bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành nhiều chính sách để đồng hóa dân tộc Việt, như:

+ Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

+ Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.

+ Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.

+ Tìm mọi cách để xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

Câu 14. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân Âu Lạc đã để lại hậu quả gì?

A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.

B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của đất nước dần bị vơi cạn.

C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.

D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.

Đáp án: A.

Việc chính quyền đô hộ phương Bắc chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân Âu Lạc đã khiến: người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ (SGK Lịch Sử 6/ trang 72).

Câu 15. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc bắt người Việt cống nạp nhiều hương liệu, sản vật quý đã để lại hậu quả gì?

A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.

B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của Việt Nam dần bị vơi cạn.

C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.

D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.

Đáp án: B.

Việc chính quyền đô hộ phương Bắc bắt người Việt cống nạp nhiều hương liệu, sản vật quý đã khiến các nguồn tài nguyên, sản vật của Việt Nam dần bị vơi cạn.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lý thuyết Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lý thuyết Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lý thuyết Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lý thuyết Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Đánh giá

0

0 đánh giá