Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ lớp 8 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Công nghệ 8. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều có đáp án năm 2024
Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Công nghệ lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (16 câu - 4,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Bộ phận nhận chuyển động được gọi là:
A. Bộ phận dẫn.
B. Bộ phận bị dẫn.
C. Bộ phận dẫn và bị dẫn .
D. Đáp án khác.
Câu 2. Có dạng truyền động cơ khí nào?
A. Truyền động nhờ ma sát.
B. Truyền động ăn khớp.
C. Truyền động nhờ ma sát và truyền động ăn khớp.
D. Truyền động tự do.
Câu 3. Đâu là truyền động ăn khớp?
A. Bánh răng.
B. Bánh ma sát.
C. Truyền động xích, bánh răng.
D. Truyền động xích.
Câu 4. Cấu tạo bộ truyền xích gồm mấy phần?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Thợ vận hành máy công cụ là gì?
A. Là người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí.
B. Là người có tay nghề, sử dụng máy công cụ để làm ra các chi tiết hay sản phẩm cơ khí.
C. Là người có tay nghề và hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe có động cơ.
D. Là người lập bản vẽ cơ khí.
Câu 6. Người làm việc trong lĩnh vực cơ khí cần đảm bảo yêu cầu về:
A. Phẩm chất.
B. Năng lực.
C. Phẩm chất và năng lực .
D. Ngoại hình.
Câu 7. Tai nạn điện có đặc điểm:
A. Xảy ra rất nhanh.
B. Xảy ra chậm.
C. Xảy ra từ từ.
D. Xảy ra rất nhanh và nguy hiểm.
Câu 8. Tai nạn điện do tiếp xúc với vật mang điện là:
A. Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không có vỏ cách điện.
B. Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện bị hở cách điện.
C. Chạm vào đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ kim loại
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện là:
A. Không để các vật dễ cháy gần các đồ dùng điện sinh nhiệt.
B. Sửa chữa điện phải cắt nguồn điện.
C. Không được chạm vào thiết bị điện khi chưa biết rõ cách sử dụng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 10. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão là gì?
A. Không đứng dưới cây cao khi trời mưa, dông sét.
B. Ngắt ngay nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ngập nước.
C. Thông báo cho cơ quan chức năng biết khu vực dây điện bị đứt rơi xuống đất.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11. Vật liệu cách điện là:
A. Nhựa.
B. Chất dẻo.
C. Nhựa, chất dẻo.
D. Sắt.
Câu 12. Bộ phận quan trọng của bút thử điện là gì?
A. Đèn báo.
B. Điện trở.
C. Đèn báo và điện trở.
C. Lò xo.
Câu 13. Cấu trúc chung của mạng điện có:
A. Nguồn điện.
B. Bộ phận truyền dẫn.
C. Phụ tải.
D. Nguồn điện, bộ phận truyền dẫn, phụ tải.
Câu 14. Chức năng của phụ tải là gì?
A. Tạp ra điện.
B. Dẫn điện từ nguồn điện tới phụ tải.
C. Chuyển hóa điện năng thành cơ năng, nhiệt năng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 15. Đâu là phụ tải?
A. Pin mặt trời.
B. Máy phát điện.
C. Đèn LED.
D. Pin.
Câu 16. Phụ tải biến điện năng thành cơ năng là:
A. Ô tô điện.
B. Xe máy điện.
C. Xe đạp điện.
D. Ô tô điện, xe máy điện, xe đạp điện.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Hãy liệt kê các yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với một số ngành nghề cơ khí.
Câu 2 (2 điểm). Vì sao không nên đến gần đường dây cao áp hoặc trạm biến áp?
Câu 3 (1 điểm). Em hãy nêu cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật?
Câu 4 (1 điểm). Gia đình em đang sử dụng nguồn điện nào?
…………………HẾT…………………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
B |
C |
C |
C |
B |
C |
D |
D |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
D |
D |
C |
C |
D |
C |
C |
D |
II. Phần tự luận
Câu 1.
Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với một số ngành nghề cơ khí:
* Yêu cầu cơ bản về phẩm chất
Năng động, nhanh nhẹn.
Có đức tính kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ.
Có niềm đam mê khám phá các sản phẩm cơ khí.
* Yêu cầu cơ bản về năng lực
+) Kĩ sư cơ khí:
- Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật, năng lực trong thiết kế.
- Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng.
- Nhạy bén trong quan sát và giải quyết các vấn đề khi gặp sự cố.
+) Thợ vận hành máy công cụ
- Hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc trong lĩnh vực làm việc.
- Có khả năng đọc hiểu các loại bản vẽ thiết kế, bản vẽ kĩ thuật.
- Hiểu biết về dung sai và đo lường.
+) Thợ sửa chữa xe có động cơ
- Có kiến thức về động cơ đốt trong.
- Có tay nghề để kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, xe máy.
- Chịu được tác động của môi trường làm việc có nhiều hóa chất (xăng, dầu, chất thải,...).
Câu 2.
Người đến gần đường dây điện cao áp hoặc trạm biến áp tuy chưa chạm trực tiếp vào phần có điện nhưng có thể bị điện áp cao phóng điện qua không khí gây điện giật.
Câu 3.
Cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật là:
- Đẩy đầu nạn nhân về phía sau, nâng cằm lên cho 2 hàm răng gần như chạm nhau, quan sát và lắng nghe hơi thở nạn nhân.
- Nếu nạn nhân không còn thờ, bịt mũi nạn nhân, dùng miệng lấy đầy hơi, ngậm kín miệng nạn nhân, thổi 2 hơi liên tiếp (hơi đầy phổi).
- Đặt tay lên vùng giữa ngực nạn nhân, đặt 1 tay lên bàn tay kia, ấn xuống 30 lần.
- Tiếp tục hà hơi thổi ngạt 2 lần liên tiếp và ấn tay 30 lần cho đến khi có trợ giúp của nhân viên y tế hoặc nạn nhân tự cử động được.
Câu 4.
Gia đình em đang sử dụng nguồn điện pin, ắc quy (các đồ dùng như đèn pin, đồng hồ treo tường, điều khiển quạt, điều khiển ti vi, máy tính bỏ túi, ...; đạp điện, xe máy, ô tô, ...) và máy phát điện.
Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Đang cập nhật ...