Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (Tiếp) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiêu hoá ở động vật (Tiếp) lớp 11.
Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (Tiếp)
Bài giảng Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo)
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi 1 trang 67 SGK Sinh học 11: Kể tên vài loại động vật ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp.
Trả lời:
- Động vật ăn thực vật: dê, thỏ, bò, ngựa,...
- Động vật ăn thịt: hổ, sư tử, chó sói, mèo rừng,...
- Động vật ăn tạp: lợn, khỉ, vượn (ăn thực vật là chủ yếu).
Bảng 16: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa
STT |
Tên bộ phận |
ĐỘNG VẬT ĂN THỊT |
ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT |
1 |
Răng |
|
|
2 |
Dạ dày |
|
|
3 |
Ruột non |
|
|
4 |
Manh tràng |
|
|
Bảng 16: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa
STT |
Tên bộ phận |
ĐỘNG VẬT ĂN THỊT |
ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT |
1 |
Răng |
- Răng cửa hình nêm để lấy thịt ra khỏi xương - Răng nanh nhọn và dài dùng để cắm vào con mồi và giữ chặt mồi - Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt. - Răng hàm nhỏ nên ít được sử dụng. |
- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ. - Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng, để nghiền nát cỏ khi động vật nhai. |
2 |
Dạ dày |
- Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày dơn. - Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp để làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân protein thành các peptit). |
Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn (1 túi). Dạ dày trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi lưu trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác. Dạ tổ ong và dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật. |
3 |
Ruột non |
Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của động vật ăn thực vật. Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người. |
Ruột non có thể dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của động vật ăn thịt. Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người |
4 |
Manh tràng |
Manh tràng không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn |
Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng |
Câu hỏi và bài tập (trang 70 SGK Sinh học 11)
Trả lời:
Phương pháp giải:
Thú ăn thực vật sử dụng thực vật là nguồn thức ăn chính.
Trả lời:
Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa. Vì vậy thú ăn thực vật phải ăn số lượng thức ăn rất lớn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulozơ của tế bào thực vật:
□ a) không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
□ b) được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
□ c) được tiêu hóa nhờ các vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.
□ d) được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.
Phương pháp giải:Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại có rất nhiều vi sinh vật sống cộng sinh.
Trả lời:
Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại có rất nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, các vi sinh vật này có khả năng phá vỡ thành tế bào thực vật và tiết ra các enzyme tiêu hóa xenlulozo và các chất hữu cơ khác có trong thức ăn
Đáp án C
Lý thuyết Bài 16. Tiêu hoá ở động vật (Tiếp)
I. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA
- Động vật: Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
- Cấu tạo ống tiêu hoá:
Ống tiêu hoá được phân hoá thành nhiều bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn và các tuyến tiêu hoá.
- Quá trình tiêu hoá trong ống tiêu hoá:
+ Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa thành các chất hữu cơ đơn giản sau đó được hấp thụ vào máu.
+ Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ thành phân và thải ra ngoài theo lỗ hậu môn
+ Thức ăn được di chuyển theo một chiều trong ống tiêu hoá.
1. Ống tiêu hóa đơn giản (giun đốt)
Ống thẳng, chưa có tuyến tiêu hóa, có hay không có hậu môn
2. Ống tiêu hóa bắt đầu chuyên hóa (côn trùng)
Có tuyến tiêu hóa (Tuyến gan ở tôm), có phần phụ miệng, ruột tịt tiết dịch tiêu hoá
Hình 1: Ống tiêu hoá ở giun đất (a) và ở châu chấu (b)
3. Ống tiêu hóa chuyên hóa (chim thú)
Ống và các tuyến tiêu hoá phức tạp, có phân hoá rõ về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng.
Hình 2: Ống tiêu hoá ở bò sát và chim
II.ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT VÀ ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
Hình 3: Ống tiêu hoá của thú ăn thịt (a) và thú ăn thực vật và thú ăn thực vật (b)