Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án năm 2024
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Trường Sa” (trang 59) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NIỀM TIN CỦA TÔI
Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “lên rừng, xuống biển”. Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác.
Cuối khóa học, thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó.
Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi:
– Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi!
Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi:
– Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?
– Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha-cua (Hacourt) .
Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi…
– Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
– Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
– Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.
Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.
Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết.
Nhã Khanh
Câu 1. Điều gì đã khiến tác giả hoàn thành bài luận? (0,5 điểm)
A. Được một người bạn yêu sách giúp đỡ.
B. Được một người bạn cùng lớp giúp đỡ.
C. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn động viên.
D. Được thầy giáo hướng dẫn.
Câu 2. Điều gì đã khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn? (0,5 điểm)
A. Những lời động viên khen gợi của người biên tập viên.
B. Những kiến thức thu được sau khóa học.
C. Năng lực của chính tác giả.
D. Nhờ lời động viên của thầy giáo khóa học.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Hãy biết khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng những lời
động viên chân thành của mình.
B. Hãy luôn khen gợi người khác.
C. Hãy tự tin vào chính bản thân mình.
D. Hãy dũng cảm.
Câu 4. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau: (1 điểm)
Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau:
– Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu
– Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp
– Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây
– Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)
a) Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn.
................................................................................................
b) Hè năm ngoái, em được bố mẹ dẫn đi du lịch Bắc Kinh.
................................................................................................
Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 7. Em hãy gạch chân vào từ ngữ không cùng loại với các từ còn lại và đặt câu với từ đó: (1,5 điểm)
a) nằm, ngồi, nói, hoa sen:
................................................................................................ ................................................................................................
b) uể oải, đọc, héo hon, tươi tỉnh:
................................................................................................ ................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
ĐÀN BÒ GẶM CỎ
(Trích)
Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đứng dừng lại một bước, hai mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi đã thay đổi hẳn bộ mặt. Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
Theo Hồ Phương
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả chú chó mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối cho em cảm nhận cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa rất vất vả và thiếu thốn nhưng với tình yêu nước thì các chiến sĩ vẫn vui vẻ đối mặt.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
C. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn động viên.
Câu 2. (0,5 điểm)
A. Những lời động viên khen gợi của người biên tập viên.
Câu 3. (0,5 điểm)
A. Hãy biết khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng những lời
động viên chân thành của mình.
Câu 4. (1 điểm)
- Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 5. (1 điểm)
a) Nửa đêm/, /trời/ nổi cơn mưa lớn.
TN CN VN
b) Hè năm ngoái/, /em/ được bố mẹ dẫn đi du lịch Bắc Kinh.
TN CN VN
Câu 6. (1 điểm)
Ở góc vườn, bà tôi trồng một cây cam.
Câu 7. (1,5 điểm)
a) nằm, ngồi, nói, hoa sen:
Hoa sen là quốc hoa của Việt Nam.
b) uể oải, đọc, héo hon, tươi tỉnh:
Mỗi ngày, tôi dành 30 phút để đọc sách.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả chú chó mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về chú chó mà em yêu thích.
Triển khai:
- Tả bao quát chú chó: Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng khoảng mười lăm ký.
- Tả chi tiết chú chó: (1) Toàn thân là màu vàng sậm, mượt mà. (2) Đầu chú to như cái yên xe đạp, hai tai vểnh lên. (3) Đôi mắt to tròn màu nâu. (4) Cái chóp mũi thì màu đen lúc nào cũng ướt ướt. (5) Mấy cọng ria mép chĩa ra hai bên. (6) Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh bên khóe miệng, trông hơi dữ tợn. (7) Cái lưỡi thì màu hồng nhạt, thi thoảng lại thè ra ngoài.
- Tính tình, hoạt động của chú chó: (1) Vàng rất khôn, chú như hiểu được lời nói của bố em. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì cũng ngoan ngoãn ngồi bên cạnh bố. (2) Mỗi khi có người lạ thì chú sủa inh ỏi, nhưng khi bố quát Vàng im thì chú im ngay. (3) Mỗi lúc ai trong nhà đi đâu về bất kể em, mẹ hay bố chú đều chạy đến ngoe nguẩy cái đuôi và nhảy nhảy lên người tỏ vẻ mừng rỡ.
- Lợi ích của chú chó: Trông nhà, cảnh báo trộm,...
Kết thúc
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em dành cho chú chó đó.
Bài làm tham khảo
Từ trước đến giờ, nhà em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng em thích nhất là Vàng nó sống với gia đình em khoảng ba năm rất hiền lành và khôn ngoan.
Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng khoảng mười lăm ký. Toàn thân là màu vàng sậm, mượt mà. Đầu chú to như cái yên xe đạp, hai tai vểnh lên, nó có thể phát hiện tiếng chân người lạ khi đến nhà. Đôi mắt to tròn màu nâu. Cái chóp mũi thì màu đen lúc nào cũng ướt ướt. Mấy cọng ria mép chĩa ra hai bên. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh bên khóe miệng, trông hơi dữ tợn. Cái lưỡi thì màu hồng nhạt, thi thoảng lại thè ra ngoài.
Vàng rất khôn, chú như hiểu được lời nói của bố em. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì cũng ngoan ngoãn ngồi bên cạnh bố. Mỗi khi có người lạ thì chú sủa inh ỏi, nhưng khi bố quát Vàng im thì chú im ngay. Mỗi lúc ai trong nhà đi đâu về bất kể em, mẹ hay bố chú đều chạy đến ngoe nguẩy cái đuôi và nhảy nhảy lên người tỏ vẻ mừng rỡ.
Thật là một chú chó tuyệt vời. Vàng rất khôn ngoan, cả nhà em ai cũng quý và coi nó như một thành viên trong gia đình. Em mong sao Vàng luôn khỏe mạnh và sống vui vẻ cùng với em.
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 2)
A. ĐỌC HIỂU:
Đỉnh Fasipan Sa Pa
Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đặc biệt nhất trong đó là đỉnh Fansipan với độ cao 3143m và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 5km.
Fansipan theo tiếng địa phương có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc du khách sẽ phải băng qua những cánh rừng, vượt qua những con suối với thời gian tối thiểu để chinh phục là những bốn đến năm ngày (Tùy thể trạng sức khỏe và tốc độ).
Thế nhưng giờ đây việc chinh phục đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cáp treo nối tuyến thẳng chỉ mất 15 phút di chuyển nên đây càng được xem là điểm đến yêu thích nhất của năm 2017. Fansipan phù hợp cho những du khách đi du lịch một mình, du lịch cặp đôi, du lịch cùng gia đình,… theo hướng trải nghiệm và khám phá.
Theo “Văn hóa, phong tục Việt Nam”
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào?
A. Những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt; đặc biệt nhất là đỉnh Fansipan
B. Những dòng suối thơ mộng, những dãy núi hùng vĩ
C. Những đàn bò gặm cỏ ven đường, những thác nước bọt tung trắng xóa
D. Những dãy núi cao hùng vĩ, đặc biệt là đỉnh Fansipan
Câu 2. Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác?
A. Đỉnh Fansipan cao 3143m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Nóc nhà của châu Á”
B. Đỉnh Fansipan cao 3143m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Nóc nhà Đông Dương”.
C. Đỉnh Fansipan cao 3413m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Nóc nhà Đông Dương”.
D. Đỉnh Fansipan cao 3143m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Ngôi nhà của Đông Dương”.
Câu 3. Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào?
A. Dãy núi Trường Sơn
B. Dãy núi Bà Đen
C. Dãy núi Hoàng Liên Sơn
D. Dãy núi Sa Pa
Câu 4. Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?
A. Nóc nhà Đông Dương
B. Phiến đá khổng lồ chênh vênh
C. Những thửa ruộng bậc thang
D. Tất cả các ý trên
Câu 5. Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì?
A. Cần có tiền mua vé để leo núi
B. Không cần gì cả
C. Cần đi theo một nhóm
D. Cần có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.
Câu 6. Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:
“Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.”
A. Trong năm 2017, Sapa
B. Một trong những điểm du lịch
C. Sapa
D. Khách du lịch trong nước và quốc tế
Câu 7. Câu sau đây có mấy trạng ngữ: “Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.”
Câu 8. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:
“Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”
Câu 9. Những hoạt động nào được gọi là du lịch?
A. Đi chơi ở công viên, bể nước gần nhà
B. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
C. Đi làm việc xa nhà một thời gian
D. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn
B. KIỂM TRA VIẾT
Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN
A. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp: Những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt; đặc biệt nhất là đỉnh Fansipan.
Đáp án: A
Câu 2.
Đỉnh Fansipan cao 3143m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Nóc nhà Đông Dương”.
Đáp án: B
Câu 3.
Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Đáp án: C
Câu 4.
Theo tiếng địa phương, Fansipan có nghĩa là: Phiến đá khổng lồ chênh vênh
Đáp án: B
Câu 5.
Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.
Đáp án: D
Câu 6.
- Chủ ngữ: Sa Pa
- Vị ngữ: là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích
Đáp án: C
Câu 7.
Có hai trạng ngữ, đó là:
- Trước đây
- Để chạm tay vào nóc nhà Fansipan
Đáp án: B
Câu 8.
Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”
Đáp án: B
Câu 9.
Những hoạt động nào được gọi là du lịch đó là: Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
Đáp án: B
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả
2. Tập làm văn
Dàn bài tham khảo miêu tả chú chó nhà em
A. Mở bài:
Giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?)
B. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)
- Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?
b) Tả chi tiết:
- Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất.
Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?
- Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
- Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
- Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)
c) Hoạt động của chó:
- Canh giữ nhà.
- Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
- Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...
d) Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.
C. Kết luận:
- Nêu ích lợi của việc nuôi chó.
- Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.
Bài văn tham khảo miêu tả chú chó nhà em
Chó là loài động vật vô cùng trung thành, chúng là những người bạn tốt của con người. Từ nhỏ đến giờ em đã rất yêu thích động vật vật, đặc biệt là chó. Nhà em cũng nuôi một chú chó nhỏ, em vô cùng yêu thích chú ta.
Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập.
Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình tròn vo với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.
Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nhà và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.
Em rất yêu quý con chó nhà em, chẳng biết từ bao giờ Đốm đã trở thành một thành viên trong nhà. Gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!