Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án năm 2024
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Nhà bác học Niu-tơn” (trang 107) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Cậu bé Niu-tơn đã ứng dụng kết quả quan sát của mình vào việc gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
THỎ CON VÀ MÙA XUÂN
Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con rất dễ thương. Thỏ con yêu mùa xuân lắm bởi mùa xuân luôn làm cho vườn hoa của chú rực rỡ sắc màu. Nhưng mùa xuân thường không ở lại được lâu. Vì thế Thỏ con rất buồn mỗi khi thấy mùa xuân đi qua. Ngay sau mùa xuân là mùa hè với cái nắng gay gắt khiến các bông hoa trong vườn của Thỏ con không thể nở được. Khi đi dạo trong vườn, Thỏ con thường nghe các loài hoa than thở: “Nóng quá bạn Thỏ ơi! Có cách nào giúp chúng tôi không?”.
Nhìn các loài hoa khổ sở mệt nhoài vì nắng, Thỏ con thương lắm. Nhưng biết làm sao bây giờ?
Một hôm, Thỏ con quyết định đi tìm Thần Mưa để cầu cứu. Nghe nói, Thần Mưa thường núp sau các đám mây đen trên đỉnh núi cao. Đường đi thật gian nan nhưng Thỏ con không nản chí. Thế rồi Thỏ con leo lên được đỉnh núi cao rồi đấy! Ngước nhìn những đám mây đen, lúc đầu Thỏ con cũng thấy sờ sợ vì chúng có vẻ hung dữ quá. Nhưng hình ảnh về những nụ hoa đang cố nhú ra mà không được vì nắng đã khiến Thỏ con can đảm hẳn lên.
- Xin Thần Mưa hãy tưới mát cho các loài hoa trong vườn được khoe sắc! - Thỏ con hít một hơi dài rồi nói thật lớn.
- Chào Thỏ con! Cháu thật can đảm và đáng yêu. Hãy về với các loài hoa trong vườn của cháu đi! Ta sẽ làm mưa ngay thôi! - Thần Mưa ôn tồn nhận lời.
Sưu tầm
Câu 1. Vì sao Thỏ con yêu mùa xuân? (0,5 điểm)
A. Vì mùa xuân rất đẹp.
B. Vì mùa xuân làm vườn hoa của Thỏ rực rỡ.
C. Vì mùa xuân bắt đầu một năm.
D. Vì mùa xuân Thỏ được đi chơi khắp nơi.
Câu 2. Các loài hoa than thở với Thỏ con điều gì? (0,5 điểm)
A. Đất hẹp quá không có chỗ cho các bạn phát triển.
B. Đất rộng quá khiến các bạn không thể bảo vệ nhau.
C. Trời mưa nhiều quá khiến các bạn luôn ẩm ướt.
D. Trời nắng quá khiến các bạn bị nóng.
Câu 3. Qua bài học trên, em thấy Thỏ con có tính cách như thế nào? (0,5 điểm)
A. Thỏ con rất yêu thương các loài hoa và dũng cảm vượt qua khó khăn để đạt
được mục đích.
B. Thỏ con rất tinh ý và hay giúp đỡ các loài vật.
C. Thỏ con rất dũng cảm, dám nêu lên ý kiến của mình.
D. Thỏ con rất khéo léo và có tài thuyết phục người khác.
Câu 4. Em hãy gạch một gạch vào danh từ chỉ vật và gạch hai gạch vào danh từ chỉ thời gian trong các câu sau: (1 điểm)
a) Sau này, khi chuyển sang ngôi nhà mới, những chiếc ghế đan bằng tre vẫn được mẹ em sử dụng mỗi ngày.
b) Chiếc xe đạp đã gắn liền với em trong suốt bốn năm cấp một.
c) Trước ngày khai giảng, học sinh háo hức mua sách vở và đồ dùng học tập mới.
Câu 5. Em hãy nối các động từ sau sao cho phù hợp với từng bức tranh: (1 điểm)
Câu 6. Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Bài “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện “Quê nội”. “Quê nội” (1974) cùng với “Tảng sáng” (1976) là những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng.
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập hai, năm 2014)
Câu 7. Em hãy sắp xếp lại các từ trong câu dưới đây để tạo thành câu mới có chủ ngữ là phần được in đậm: (1,5 điểm)
a) Thầy cô giáo luôn yêu thương học sinh.
b) Dòng sông quê em có một màu xanh biếc.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
CẦU TRE
(trích)
Cầu tre gối nhịp đất lành,
Nằm nghe tiếng hát, tâm tình quê hương.
Cầu tre làm chiếc đò ngang,
Nối đôi bờ đất đôi làng thương nhau.
Kiên Giang
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả một bụi tre (hoặc một rặng tre).
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Cậu bé Niu-tơn đã ứng dụng kết quả quan sát của mình vào việc làm đồng hồ dựa vào bóng nắng.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
B. Vì mùa xuân làm vườn hoa của Thỏ rực rỡ.
Câu 2. (0,5 điểm)
D. Trời nắng quá khiến các bạn bị nóng.
Câu 3. (0,5 điểm)
A. Thỏ con rất yêu thương các loài hoa và dũng cảm vượt qua khó khăn để đạt
được mục đích.
Câu 4. (1 điểm)
a) Sau này, khi chuyển sang ngôi nhà mới, những chiếc ghế đan bằng tre vẫn được mẹ em sử dụng mỗi ngày.
b) Chiếc xe đạp đã gắn liền với em trong suốt bốn năm cấp một.
c) Trước ngày khai giảng, học sinh háo hức mua sách vở và đồ dùng học tập mới.
Câu 5. (1 điểm)
Câu 6. (1 điểm)
Dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên được dùng để đánh dấu tên tác phẩm.
Câu 7. (1,5 điểm)
a) Học sinh luôn yêu thương thầy cô giáo.
b) Quê em có một dòng sông màu xanh biếc.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả một bụi tre (hoặc một rặng tre), câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về bụi tre (rặng tre) mà em muốn tả.
Triển khai:
- Tả bao quát bụi tre (rặng tre): Cao, mọc thành từng bụi.
- Tả chi tiết bụi tre (rặng tre): (1) Gốc cây chụm lại. (2) Thân cây thẳng cao vút, có nhiều đốt. (3) Lá tre nhỏ. (4) Hoa tre có màu trắng tinh khôi.
- Lợi ích của bụi tre: Được dùng là những chiếc rổ, chiếc ra.
Kết thúc
- Nêu cảm nghĩ của em về bụi tre (rặng tre) đó.
Bài làm tham khảo
Em rất yêu rặng tre quê hương em. Bởi, những rặng tre ấy đại diện cho tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.
Bao giờ tre cũng mọc gần nhau thành từng bụi, từng khóm. Những bụi tre san sát nhau tạo thành từng rặng tre dài như thành lũy bảo vệ con người nơi đây. Tre chẳng khi nào tranh cãi nhau mà sống rất hòa thuận. Những cây tre cao lớn vươn mình như để che chở cho cây con. Gốc cây chụm lại với nhau và tán lá thì xòe rộng như cái ô khổng lồ. Thân tre thẳng, cao vút lên bầu trời. Thân cây có nhiều đốt mà dường như đốt nào cũng bằng nhau. Xinh xắn nhất lá những chiếc lá tre nhỏ bé. Lá tre mọc san sát nhau nên mỗi khi có cơn gió thổi qua, chúng cọ vào nhau xào xạc, xào xạc như đang thầm thì nói chuyện với nhau. Tre cũng có hoa nhưng rất khó để có thể nhìn thấy, vì tre chỉ nở hoa một lần trong đời của chúng. Em nghe bà em kể lại, hoa tre có màu trắng tinh khôi rất đẹp.
Tre vô cùng gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam, trong thời kì đấu tranh chống, giặc ngoại xâm, tre làm thành lũy, là những chông, những chiếc gậy, cùng con người xông pha trận mạc. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tre được dùng làm những chiếc rỗ, chiếc rá, chiếm tăm,....
Tre là bạn thân của người nông dân, là nơi lưu giữ những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc của chốn làng quê. Tre còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, bền bỉ của người dân Việt Nam.
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Đang cập nhật ...