Bộ 10 đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Chọn đường” - trang 123 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (Cánh diều). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Tuệ Tĩnh quyết định chọn con đường làm thuốc.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

TIẾNG SÁO DIỀU

Không biết tự bao giờ, mùa hạ đã in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả điều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

Tôi xa cánh điều tuổi thơ đã khá lâu.. Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lộ về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê với nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi. sáo diều... có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này...

Nguyễn Anh Tuấn

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án (10 đề + ma trận)

Câu 1. Màu hạ trong tâm trí của tác giả là mùa như thế nào? (0,5 điểm)

A. Đó là mùa của những loại trái cây thơm, ngon.

B. Đó là mùa của tiếng hát ru mỗi buổi trưa hè

C. Đó là mùa với những kỉ niệm chơi đùa cũng các bạn trên cánh đồng lộng gió

D. Đó là mùa của những cánh diều no gió, của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Câu 2. Tiếng sáo và tiếng hò reo của bọn trẻ gợi cho tác giả nhớ về điều gì? (0,5 điểm)

A. Thể hiện tình yêu của tác giả với âm thanh của tiếng sáo

B. Thể hiện niềm yêu thích của tác giả với đồng quê

C. Gợi cho tác giả nhớ về những kí ức của tuổi thơ

D. Gợi cho tác giả nhớ về những buổi trưa hè oi ả

Câu 3. Tác giả đã nhận ra điều gì trong tiếng sáo diều ấy? (1 điểm)

A. Tiếng sao diều chính là tiếng gọi của mùa hè.

B. Tiếng sao diều chính là tiếng gọi của tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ

C. Tiếng sáo diều sẽ theo tác giả đi suốt cả cuộc đời này

D. Tiếng sao diều chính là tiếng reo hò của bọn trẻ.

Câu 4. Câu văn nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hóa (1 điểm)

 

Chú mèo nhà em xinh đẹp và ngoan ngoãn nhất xóm

 

Cây cối trong vườn đâm trồi nảy lộc sau một giấc ngủ đông dài

 

Đôi bàn chân em lướt nhẹ trên con đường làng quen thuộc

 

Trong giấc mơ em được làm mây trắng

Câu 5. Em hãy xác định chủ ngữ trong câu văn sau (1 điểm)

Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính

……………………………………………………………………………………….

Câu 6. Em cho biết các từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho động từ nào? Và bổ sung ý nghĩa gì? (1 điểm)

a. Tôi sẽ về lại Việt Nam vào những ngày không xa để gặp lại những người thân yêu của tôi

……………………………………………………………………………………….

b. Tôi đang đi trên những con đường ngập tràn lá phong đỏ.

……………………………………………………………………………………….

Câu 7. Em hãy tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và chỉ ra đâu là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên (1 điểm)

          Có những hôm trời mưa gió rất to, những con chim khác đi trú mưa. Những con nộc thua vẫn bay đi kiếm mồi hoặc đậu trên cành cao hót một mình.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

RỪNG HỒI XỨ LẠNG

          Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát.

Tô Hoài

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết đoạn văn về câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Tuệ Tĩnh quyết định chọn con đường làm thuốc vì bỗng nhiên có một bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết bao mạng người. Tuệ Tĩnh thấy vậy, không còn lòng dạ nào để nghĩ đến việc thi cử nữa nên đã chọn con đường làm thuốc cứu người.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

D. Đó là mùa của những cánh diều no gió, của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Câu 2. (0,5 điểm)

C. Gợi cho tác giả nhớ về những kí ức của tuổi thơ

Câu 3. (1 điểm)

B. Tiếng sao diều chính là tiếng gọi của tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ

Câu 4. (1 điểm)

ü

Chú mèo nhà em xinh đẹp và ngoan ngoãn nhất xóm

ü

Cây cối trong vườn đâm trồi nảy lộc sau một giấc ngủ đông dài

 

Đôi bàn chân em lướt nhẹ trên con đường làng quen thuộc

 

Trong giấc mơ em được làm mây trắng

Câu 5. (1 điểm)

- Một mái chùa cổ kính

Câu 6. (1 điểm)

a. Từ “sẽ” bổ sung ý nghĩa cho động từ “về”, thể hiện sự việc chưa xảy ra và sắp xảy ra.

b. Từ “đang” bổ sung ý nghĩa cho động từ “đi”, thể hiện sự việc đang diễn ra.

Câu 7. (1 điểm)

- Danh từ có trong đoạn văn là: những hôm, trời, mưa, gió, những con chim, con nộc thua, mồi, cành, một mình.

- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên là: mưa, gió.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, về câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào. Câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm tham khảo

Em rất yêu thích câu chuyện"Ông Yết Kiêu". Ông Yết Kiêu là một vị tướng tài ba trong triều nhà Trần, đặc biệt là tài năng bơi lặn của ông khiến em ngạc nhiên. Có những lúc ông sống dưới nước đến sáu, bảy ngày mà không có vấn đề gì, thậm chí người ta tưởng ông đi lại trên đất liền. Tài năng phi thường của ông đã giúp vua quân nhà Trần đánh đuổi được giặc Nguyên. Ông không cần yêu cầu vua cung cấp tàu, bè, chỉ cần một cái dùi sắt và một chiếc búa. Bằng cách đục thủng những chiếc tàu thuyền của địch trên biển Vạn Ninh, ông đã làm kinh hãi quân giặc và khiến người rình bắt ông. Tuy nhiên, ông Yết Kiêu không bất khuất, mà tự tin trả lời rằng đất nước ta vẫn còn rất nhiều người bơi lặn giỏi có thể làm quân địch khiếp sợ. Rồi lợi dụng cơ hội, ông nhảy xuống biển và thoát khỏi sự truy đuổi. Câu chuyện về ông Yết Kiêu khiến em thấy thú vị khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc và những vị anh hùng dũng cảm, kiên cường của Việt Nam từ xưa đến nay.

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 2)

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Nếu ước mơ đủ lớn

            Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.”

            Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:

            - Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng nữa!

            - Ý ba cháu thế nào?

            - Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không thấy được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không có gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!”.

            Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư.

            Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, cố gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.”

            Những năm tiếp theo quá khó khăn với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương tình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.”

 

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Cô bé buồn vì điều gì?

A. Cô bé không đủ tiền để được học trong đội bóng rổ.                   

B. Cô bé không đủ tiền để chữa bệnh cho ba.

C. Cô bé không đủ tiền để đuộc vào đại học.

D. Cô bé không đủ chiều cao để chơi bóng rổ cho đội bóng hạng nhất.

Câu 2. Dòng nào nêu đúng điều bố cô bé đã nói với cô?

A. Nếu ước mơ đủ lớn, mọi chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.                         

B. Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất.

C. Nếu con thực sự muốn thì không điều gì có thể ngăn cản con.

D. Câu A và C đều đúng.

Câu 3. Trước khi qua đời, ông bố dặn con gái điều gì?

A. Đừng buồn vì sự ra đi của ba.

B. Hãy tiếp tục ước mơ.

C. Hãy chăm chỉ học tập.

D. Hãy sống thật tốt.

Câu 4. Theo em, nhờ vào điều gì mà cô bé đã thực hiện được ước mơ của mình?

Câu 5. Cây cối trong câu văn sau đã được nhân hóa bằng cách nào?

            “Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh.”

A Tả cây cối bằng từ ngữ dùng để tả người.

B. Gọi cây cối bằng từ ngữ dùng để gọi người.

C. Nói với cây cối như nói với người.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 6. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau là gì?

           Từ một cậu bé nghèo, mồ côi cha, nhờ ý chí, nghị lực của bản thân, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “vua tàu thủy”.

Câu 7. Tìm các danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Trận ………………………..… làm nhà cửa rung lắc, khiến mọi người vô cùng hoảng sợ.

b. Mây đen kéo đến, ………………..……. thổi từng cơn lạnh buốt .

c. ………………………... ở miền Trung làm nhiều căn nhà bị ngập, hoa màu bị hư hại.

Câu 8Em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a. Đặt một câu có từ “quyết tâm”:

b. Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về ý chí vượt qua khó khăn, thử thách.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một cây ăn quả mà em biết.

ĐÁP ÁN

II. Đọc thầm văn bản sau:

1. D

2. D

3. B

5. A

Câu 4. 

Theo em, cô bé đã thực hiện được ước mơ của mình nhờ vào những lời động viên, ủng hộ của người cha và sự quyết tâm của bản thân.

Câu 6. 

Dấu ngoặc kép ở câu văn trên có tác dụng đánh dấu những từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7. 

Dưới đây là các danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Trận động đất làm nhà cửa rung lắc, khiến mọi người vô cùng hoảng sợ.

b. Mây đen kéo đến, gió thổi từng cơn lạnh buốt.

c. Lũ lụt ở miền Trung làm nhiều căn nhà bị ngập, hoa màu bị hư hại.

Câu 8

a. Em đã quyết tâm học thật tốt để đạt được ước mơ của mình.

b.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Thất bại là mẹ thành công.

- Có chí thì nên.

B. Kiểm tra viết

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả em muốn tả

- Đó là loại cây gì?

- Cây đó được trồng ở đâu? 

- Do ai trồng?

- Năm nay cây đã được bao nhiêu tuổi rồi?

Thân bài:

- Cây cao bao nhiêu?

- Thân cây thẳng hay cong?

- Lớp vỏ thân cây có đặc điểm gì?

- Rễ cây như thế nào?

- Cây có nhiều cành không?

- Lá cây có hình dạng, kích thước và màu sắc thế nào?

- Hoa có đặc điểm gì?

- Quả có hình dáng, mùi vị thế nào?

Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây

- Em nghĩ như thế nào về loại cây ăn quả này?

- Em thường làm gì để chăm sóc cây ăn quả?

Bài tham khảo 1:

           Khu vườn trồng rất nhiều cây trái như: nhãn, mít, hồng, bưởi, mơ. Mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một suy nghĩ riêng. Khi mùa hoa nở và mùa quả chín. Mùi hương ngọt ngào toả khắp khu vườn và quyến rũ bao loài chim. Cây sấu được trồng ở góc vườn nhỏ, chính cây sấu này đã ghi lại biết bao kỉ niệm đẹp thời ấu thơ.

           Mùa xuân, cây sấu trút hết lá, cành cây trơ trụi, vươn dài như những cánh tay gầy guộc của người mẹ vất vả đầy yêu thương. Lá xanh rải khắp khu vườn như tấm thảm dày. Em cùng mẹ quét lá về phơi nắng dành cho bà thổi cơm, nấu nước. Mùi khói bốc lên đượm thắm hương vị quê hương. Cây trút lá nhường chỗ cho lộc non kết trái.

           Giữa hè, những chùm quả màu xanh mát dày đặc trên cành nhìn xuống. Hằng ngày, mẹ em thường hái quả vào dầm với nước rau, mùi thơm mát đậm đà trong bữa cơm làm cho cái nóng của mùa hè như dịu xuống. Thế rồi nắng hè như vương vấn, như rát hơn làm cho da sấu chuyển sang vàng ửng. Cây sấu bấy giờ trông đẹp hơn, bởi quả vàng tô điểm, nhìn xa giống như những vì sao quây quần. Chúng em thường rủ nhau hái quả sấu vàng, ngồi dưới gốc cây, vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ, những giọt chua đọng mãi trên môi, theo mãi trên đường về. Có lúc chúng em chơi trò đuổi bắt quanh gốc sấu, những chiếc lá hôn lên mái tóc, bởi cơn gió thoảng qua. Những chú chim từ đâu bay về đậu trên cành sấu hót vang như mời gọi: “Các bạn nhỏ ơi hãy ở lại cùng chúng tôi nhé!”.

           Cây sấu gắn bó với em bao kỉ niệm vui buồn. Mai đây dù có đi đâu xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình và nếu có ai hỏi: “Hình ảnh nào sâu đậm nhất, gợi nhớ quê hương trong lòng em?”, em sẽ trả lời rằng: “Đó là cây sấu trong vườn nhà em...”.

Bài tham khảo 2:

           Nhà em có cây khế lâu năm cứ đến mùa là sai trĩu quả. Những quả khế chín vàng lúc lỉu trên cây thơm nức cả khu vườn chính là nhờ vào bàn tay bố em chăm bón thường xuyên.

           Giống khế này được bố em chọn mua về từ Nam Định, là giống khế ngọt sai quả. Khi mới mua về, nhìn cây khế trông rất khẳng khiu, chả có cành lá gì cả, thì ai cũng chê là cây này còi cọc quá, không biết có thể sống được không. Nhưng bố em vẫn trồng cây vào một góc vườn, ngày ngày chăm bẵm cho cây. Bố em bảo: ngày xưa em còn gầy và yếu lắm, thế mà bố mẹ em còn chăm được chứ cây khế này thì nhằm nhò gì. Cũng bởi do bố em nói vậy mà em và bố sẽ quyết tâm chăm cây khế này thành một cây khế thật khỏe mạnh.

           Cứ vào mỗi buổi sáng sớm và buổi chiều muộn em lại đều ra tưới nước cho cây còn bố em thì cách vài tháng lại bón phân cho cây và thường xuyên ra bắt sâu, tỉa cành cho cây. Cứ như vậy mà chả mấy chốc, cây khế của hai bố con em đã bắt đầu nảy những chồi non ở trên thân cây. Ban đầu, đó chỉ là những chồi bé tí ti, nhưng rồi dần dần, bắt đầu to lên và trở thành những cành cây mầm, rồi bắt đầu ra lá non. Lúc mới đầu, một chồi chỉ có vài cành, nhưng sau đó, một cành nảy ra rất nhiều mầm, nhiều chẽ cây. Sau hơn 5 tháng chăm sóc cây, giờ đây cây khế đã cao hơn cả bố em, nhìn những cành là xanh mơn mởn và rung rinh mỗi khi có cơn gió thoảng qua, trông thật thích mắt. Từ những cành lớn của cây, những chùm hoa màu tím hồng bắt nhỏ xinh bắt đầu xuất hiện. Ban đầu hoa khế chỉ bằng đầu tăm, sau đó to bằng đầu đũa thì bắt đầu đâm hoa kết trái. Sau khoảng 3 tháng từ ngày kết quả là có thể thu hoạch được. Những quả khế căng mọng, có màu xanh vàng trông thật là thích mắt.

           Cây khế của nhà em trồng, khi ăn có một vị ngọt mát, khác hẳn với những quả khế mua ở ngoài chợ, bởi vậy mà cả nhà em đều chỉ ăn khế của nhà. Dù cây đã lớn, nhưng bố em vẫn chăm cây đều đặn, cứ vài tháng bố em lại bón phân và quét vôi vào gốc cây để diệt trừ sâu bệnh. Vào những buổi chiều oi nóng, ngồi dưới gốc khế, nhìn tán cây đung đưa trước gió và thưởng thức vị ngon ngọt của quả khế thì thật là tuyệt.

Đánh giá

0

0 đánh giá