Lý thuyết GDQP 11 Bài 9 (Cánh diều 2024): Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo | Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11

3.4 K

Với tóm tắt lý thuyết giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 11.

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

A. Lý thuyết GDQP 11 Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

I. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu

1. Ý nghĩa

- Nhìn, nghe là hành động nhằm phát hiện để nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu.

- Phát hiện địch và chỉ mục tiêu chính xác là điều kiện hết sức quan trọng để từng người, đồng đội và người chỉ huy xử trí mọi tình huống trong chiến đấu nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

2. Yêu cầu

- Khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu cần:

+ Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao;

+ Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng;

+ Phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

3. Hành động chiến đấu

a) Nhìn

- Chọn vị trí nhìn:

+ Ban ngày nên chọn nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng để theo dõi được hành động của dịch, tiện nguy trang và liên lạc, báo cáo.

+ Ban đêm nên chọn nơi thấp để quan sát, phát hiện các mục tiêu trên cao.

- Cách nhìn:

+ Nhìn trực tiếp hoặc nhìn qua các vật phản chiếu như gương, mặt cửa kính, mặt nước,...

+ Khi nhìn: phải nhìn lướt qua một lượt từ gần đến xa, từ phải qua trái và ngược lại để phán đoán nơi địch có thể lợi dụng hoặc những dấu vết nghi ngờ có địch. Sau đó, nhìn kĩ theo thứ tự, nơi nghi ngờ có địch, địa hình nơi ta sẽ lợi dụng để hành động. Phải ghi nhớ địa hình, địa vật và những điểm cần thiết.

+ Những lần nhìn sau phải chú ý những điểm thay đổi do địch có thể tạo nên như hình dáng, màu sắc địa hình, địa vật thay đổi, cảnh cây lay động dù không có gió,... từ đó phán đoán chính xác về địch.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 1)

+ Khi đã nhìn rõ địch, phải xem địch nhiều hay ít, sử dụng vũ khí, phương tiện gì, đang ở đâu hoặc đang đi về hướng nào,...

+ Khi đang vận động chủ yếu là dùng cách nhìn lướt qua, muốn nhìn kĩ phải dừng lại.

+ Khi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra không nên vừa đi vừa nhìn, không thay đổi vị trí quá nhanh, mỗi vị trí nên dừng lại trong khoảng thời gian phù hợp để quan sát.

- Chú ý:

+ Nếu dùng đèn soi về phía địch thì nên kết hợp với đồng đội, một người soi, một người nhìn. Người soi đèn lợi dụng địa hình, địa vật ẩn nấp, người nhìn ở hướng khác để nhìn.

+ Khi ở nơi quá sáng hoặc quá tối, muốn nhìn thấy được nhanh có thể nhắm mắt lại vài giây rồi mở mắt ra và nhìn từng nơi.

+ Khi nhìn qua khe, kẽ của địa hình, địa vật như: rèm che, màn vải thưa, cửa kính,... phải tránh ở bên sáng nhìn qua bên tối. Khi ở bên thật tối nhìn qua bên thật sáng có thể đến gần vật chắn để nhìn cho rõ nhưng không để mắt quá sát gần vật chắn.

+ Khi nhìn bằng các vật phản chiếu nên chọn nơi kín đáo và để mắt gần vật phản chiếu để nhìn được rộng và rõ hơn.

b) Nghe

- Muốn nghe tốt cần chọn những nơi tương đối yên tĩnh, xung quanh không có nhiều tiếng động ồn ào lớn hơn tiếng động cần nghe, dưới hướng gió, địa hình, địa vật trống trải, không có vật chắn ngăn cách.

- Khi có những vật dẫn tiếng động tốt như: mặt đất rắn, mặt đường cái, đường ray xe lửa,... nên áp tai vào vật đó để nghe được rõ và xa

- Khi cần nghe tiếng động sát phía bên kia vật chắn như: vách nhà, bờ tường... phải áp tai sát vào vật chắn đó. Cùng một lúc có nhiều tiếng động, phải chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

- Trường hợp mưa, gió, nhiều tiếng động ồn ào có thể dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để hở một ít, nghe cho rõ tiếng động ta định nghe, hết sức tránh để mưa tạt hoặc gió rít vào tai hoặc vành mũ, gây ra tiếng động sát bên tai, sẽ khó phân biệt với âm thanh cần nghe.

- Khi đang vận động, muốn nghe rõ nên dừng lại. Nếu nghe lúc đang đi, động tác vận động phải nhẹ nhàng.

- Khi địch không gây ra tiếng động, có thể dùng cách nghi binh đánh lừa để nghe được tiếng động do địch đối phó gây ra.

- Chú ý: Trong mọi trường hợp phải luôn đề phòng những tiếng động do địch tạo ra để nghi binh đánh lừa ta. Nếu được trang bị các phương tiện để nghe phải triệt để tận dụng.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 2)

c) Phát hiện địch

- Khi thấy địa hình có những điểm thay đổi về hình dáng, màu sắc hoặc chuyển động không bình thường như: trong bãi cỏ xanh lại xuất hiện vầng cỏ ủa, không có gió nhưng cành cây rung động; bụi cây to, ụ đất mới xuất hiện; khoảng cách giữa bụi cây, ụ đất thay đổi so với lần nhìn trước.... nếu biết rõ ở nơi đó không có ta thì có thể có địch.

- Khi thấy người có thái độ sợ hãi thì nơi nhìn, hướng nhìn của người đó có thể là có địch. Nếu thấy người có thái độ rụt rè, sợ sệt thì có thể là địch.

- Khi thấy súc vật, chim đang ăn bỗng vụt chạy, vội bay hoảng hốt, nếu biết nơi đó không có ta thì hướng nhìn, nơi nhìn của chúng là nơi có thể có địch.

- Khi nghe có tiếng động bất thường như: tiếng động của cành cây khô, sỏi đá, tiếng va chạm, cọ xát của quần áo hoặc đồ vật kim loại, cây cỏ hoặc chó sủa, tiếng côn trùng, thú vật đang kêu bỗng im bặt,... thì nơi đó có thể có người đang di chuyển, nếu biết rõ nơi đó không có ta thì đó có thể là địch.

- Trước khi chiến đấu hoặc sau trận chiến đấu đã lâu, nếu nghe tiếng súng nổ lẻ tẻ thì có thể là có địch. Trong mọi trường hợp, nếu nghe tiếng súng các cỡ nổ liên tục, dồn dập thì nơi đó có ta và địch.

- Khi thấy dấu vết mẩu tàn thuốc lá, thức ăn thừa rơi vãi của địch còn mới là địch vừa đi qua; nếu dấu vết cũ, thức ăn thối là địch đi qua đã lâu.

d) Chỉ mục tiêu

- Trường hợp người chỉ huy đã quy định thống nhất các vật chuẩn trên thực địa, khi có mục tiêu xuất hiện phải quan sát, xem xét mục tiêu đó ở gần vật chuẩn nào để chỉ cho người nhận nhanh chóng nhìn thấy mục tiêu.

- Trường hợp vật chuẩn chưa được xác định trước, khi chỉ mục tiêu phải chọn địa hình, địa vật rõ rệt, gần mục tiêu làm chuẩn, rồi dựa vào vật chuẩn đó để chỉ mục tiêu.

II. Truyền tin liên lạc, báo cáo

1. Ý nghĩa

- Truyền tin liên lạc, báo cáo là trách nhiệm của từng người và là nội dung không thể thiếu trong chiến đấu.

- Truyền tin liên lạc, báo cáo để bảo đảm chỉ huy được thông suốt, giữ vững liên lạc hiệp đồng trong hành quân và chiến đấu giữa người chỉ huy với bộ đội, giữa đơn vị này với đơn vị khác.

2. Yêu cầu

- Nhanh chóng, chính xác, bí mật;

- Nhớ các kí hiệu, ám hiệu đã quy định;

- Tuyệt đối không để nội dung truyền tin, báo cáo rơi vào tay địch.

3. Hành động

Trong chiến đấu có nhiều phương pháp truyền tin liên lạc, báo cáo nhưng đối với từng người thì phương pháp chủ yếu là dùng lời nói, kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu.

a) Dùng lời nói

- Khi hành quân:

+ Truyền tin ban ngày:

▪ Khi còn ở xa địch, có thể dùng lời nói để truyền tin nhưng phải bảo đảm ngắn gọn, rõ, đủ và chính xác;

▪ Khi gần địch thì đến sát người phía sau hoặc phía trước, nói đủ nghe, hành động phải bí mật.

+ Truyền tin ban đêm: Người ở phía trước phải lùi lại phía sau, người ở phía sau phải tiến lên phía trước, truyền tin xong về vị trí của mình.

- Khi làm nhiệm vụ liên lạc, báo cáo:

+ Khi nhận nội dung truyền tin liên lạc, báo cáo từ người chỉ huy phải nắm chắc, nếu chưa rõ phải hỏi lại.

+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc không tìm thấy người nhận, phải lập tức trở về báo cáo tình hình cho người chỉ huy.

+ Trong mọi trường hợp, khi bất ngờ gặp địch trên dọc đường hoặc bị pháo binh, máy bay đánh phá, phải triệt để lợi dụng địa hình tránh bị hỏa lực sát thương, sau đó khéo léo nghỉ binh, lửa địch tìm đường vòng tránh; nếu không vòng tránh được, phải nhanh chóng nổ súng tiêu diệt địch và lợi dụng lúc địch rối loạn, bất ngờ vượt qua, tìm mọi cách đưa tài liệu đến nơi đúng thời gian. Trường hợp bị địch bắt phải tìm mọi cách huỷ, giấu tài liệu, không để tài liệu rơi vào tay địch.

b) Dùng kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu

- Trong hành quân:

+ Vào ban ngày: ở cự li thích hợp, có thể sử dụng các phương tiện, động tác tay sử dụng mũ,... để liên lạc, báo cáo tình hình địch kịp thời.

+ Vào ban đêm: có thể dùng lân tinh, giả tiếng côn trùng,.. để liên lạc với nhau, từng người phải nắm chắc các kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu đã quy định và phải nhanh chóng di chuyển khi nhận được kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu.

- Trong chiến đấu: dùng ám hiệu bằng ánh sáng, màu sắc như đèn pin, pháo hiệu, đốt lửa,... để nhận nhau, phải hiệp đồng, thống nhất chặt chẽ giữa các bộ phận, tránh nhầm lẫn.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 3)

B. 15 câu trắc nghiệm GDQP 11 Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

 Câu 1. Khi nhìn bằng các vật phản chiếu nên

A. chọn nơi kín đáo và để mắt xa vật phản chiếu.

B. chọn nơi trống trải và để mắt xa vật phản chiếu.

C. chọn nơi kín đáo và để mắt gần vật phản chiếu.

D. chọn nơi trống trải và để mắt gần vật phản chiếu.

Đáp án đúng là: C

Khi nhìn bằng các vật phản chiếu nên chọn nơi kín đáo và để mắt gần vật phản chiếu để nhìn được rộng và rõ hơn.

Câu 2. Khi thực hiện động tác nghe, nếu có những vật dẫn tiếng động tốt như: mặt đất rắn, mặt đường cái, đường ray xe lửa,... chúng ta nên

A. áp tai vào vật đó để nghe được rõ và xa.

B. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.

C. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

D. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.

Đáp án đúng là: A

Khi thực hiện động tác nghe, nếu có những vật dẫn tiếng động tốt như: mặt đất rắn, mặt đường cái, đường ray xe lửa,... chúng ta nên áp tai vào vật đó để nghe được rõ và xa.

Câu 3. Khi thực hiện động tác nghe, nếu cùng một lúc có nhiều tiếng động, chúng ta phải

A. áp tai vào mặt đất để nghe được rõ và xa.

B. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.

C. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

D. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.

Đáp án đúng là: C

Khi thực hiện động tác nghe, nếu cùng một lúc có nhiều tiếng động, chúng ta phải chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

Câu 4. Khi thực hiện động tác nghe, nếu gặp trường hợp mưa, gió, nhiều tiếng động ồn ào,… chúng ta có thể

A. áp tai vào mặt đất để nghe được rõ và xa.

B. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.

C. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

D. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.

Đáp án đúng là: D

Khi thực hiện động tác nghe, nếu gặp trường hợp mưa, gió, nhiều tiếng động ồn ào,… chúng ta có thể dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để hở một ít, nghe cho rõ tiếng động ta định nghe; hết sức tránh để mưa tạt hoặc gió rít vào tai hoặc vành mũ, gây ra tiếng động sát bên tai, sẽ khó phân biệt với âm thanh cần nghe.

Câu 5. Trong mọi trường hợp, nếu nghe thấy tiếng súng các cỡ nổ liên tục, dồn dập, thì nơi đó

A. chỉ có địch, không có ta.

B. chỉ có ta, không có địch.

C. không có ta và địch.

D. có ta và địch.

Đáp án đúng là: D

Trong mọi trường hợp, nếu nghe thấy tiếng súng các cỡ nổ liên tục, dồn dập, thì nơi đó có ta và địch.

Câu 6. Nhìn, nghe là hành động nhằm

A. phát hiện để nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu.

B. che đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng (bom, pháo, cối…)

C. tạo thế vững vàng, dùng hỏa lực để tiêu diệt địch.

D. giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp.

Đáp án đúng là: A

Nhìn, nghe là hành động nhằm phát hiện để nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khi thực hiện động tác nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu?

A. Thực hiện trong đêm tối để tránh bị phát hiện.

B. Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao.

C. Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng.

D. Phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

Đáp án đúng là: A

- Khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu cần:

+ Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao;

+ Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng;

+ Phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

Câu 8. Vào ban ngày, nên chọn vị trí nhìn như thế nào?

A. Nơi thấp, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng.

B. Nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng.

C. Nơi thấp, địa hình trống trải, tầm nhìn gần.

D. Nơi cao, địa hình trống trải, tầm nhìn gần.

Đáp án đúng là: B

- Chọn vị trí nhìn:

+ Ban ngày nên chọn nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng để theo dõi được hành động của dịch, tiện nguy trang và liên lạc, báo cáo.

+ Ban đêm nên chọn nơi thấp để quan sát, phát hiện các mục tiêu trên cao.

Câu 9. Khi đang vận động chủ yếu dùng cách nhìn như thế nào?

A. Nhìn kĩ từ phải qua trái.

B. Nhìn kĩ từ xa đến gần.

C. Nhìn lướt qua.

D. Nhìn qua các vật phản chiếu.

Đáp án đúng là: C

Khi đang vận động chủ yếu là dùng cách nhìn lướt qua, muốn nhìn kĩ phải dừng lại.

Câu 10. Khi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra, các chiến sĩ nên

A. vừa đi vừa nhìn.

B. kết hợp với nhiều đồng đội để quan sát kĩ lưỡng.

C. nhanh chóng thay đổi các vị trí để tránh bị phát hiện.

D. dừng lại ở mỗi vị trí một khoảng thời gian phù hợp để quan sát.

Đáp án đúng là: D

Khi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra không nên vừa đi vừa nhìn, không thay đổi vị trí quá nhanh, mỗi vị trí nên dừng lại trong khoảng thời gian phù hợp để quan sát.

Câu 11. Trường hợp vật chuẩn chưa được xác định trước, khi chỉ mục tiêu chúng ta cần phải làm gì?

A. Chọn địa hình, địa vật rõ rệt, gần mục tiêu làm chuẩn.

B. Chọn những vật thấp, nhỏ, xa mục tiêu để làm chuẩn.

C. Chọn địa hình, địa vật rõ rệt, xa mục tiêu làm chuẩn.

D. Chọn những vật thấp, nhỏ, gần mục tiêu để làm chuẩn.

Đáp án đúng là: A

Trường hợp vật chuẩn chưa được xác định trước, khi chỉ mục tiêu chúng ta cần phải chọn địa hình, địa vật rõ rệt, gần mục tiêu làm chuẩn, rồi dựa vào vật chuẩn đó để chỉ mục tiêu.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng yêu cầu khi truyền tin liên lạc, báo cáo?

A. Nhanh chóng, chính xác, bí mật.

B. Nhớ các kí hiệu, ám hiệu đã quy định.

C. Tự sáng tạo ra các kí hiệu, ám hiệu mới.

D. Không để nội dung truyền tin rơi vào tay địch.

Đáp án đúng là: C

- Yêu cầu khi truyền tin liên lạc, báo cáo:

+ Nhanh chóng, chính xác, bí mật;

+ Nhớ các kí hiệu, ám hiệu đã quy định;

+ Tuyệt đối không để nội dung truyền tin, báo cáo rơi vào tay địch.

Câu 13. Khi hành quân, truyền tin vào ban ngày, nếu còn ở xa địch, các chiến sĩ có thể dùng lời nói để truyền tin, nhưng phải đảm bảo

A. ngắn gọn, rõ ràng, đủ và chính xác.

B. diễn đạt dài, cụ thể và chính xác.

C. diễn đạt bằng kí hiệu đã quy định.

D. âm lượng lớn, diễn đạt dài, cụ thể.

Đáp án đúng là: A

Khi hành quân, truyền tin vào ban ngày, nếu còn ở xa địch, các chiến sĩ có thể dùng lời nói để truyền tin, nhưng phải đảm bảo ngắn gọn, rõ, đủ và chính xác.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về động tác truyền tin khi hành quân vào ban đêm?

A. Người ở phía trước phải lùi lại phía sau.

B. Người ở phía sau phải tiến lên phía trước.

C. Truyền tin xong, các chiến sĩ về vị trí của mình.

D. Truyền tin xong, các chiến sĩ giữ nguyên vị trí.

Đáp án đúng là: D

Động tác truyền tin khi hành quân vào ban đêm: người ở phía trước phải lùi lại phía sau; người ở phía sau phải tiến lên phía trước; truyền tin xong, các chiến sĩ về vị trí của mình.

Câu 15. Các chiến sĩ có thể dùng lân tinh, giả tiếng côn trùng,… để liên lạc với nhau trong trường hợp nào sau đây?

A. Hành quân ban ngày.

B. Hành quân ban đêm.

C. Hành quân khi mưa, bão.

D. Chiến đấu, tấn công địch.

Đáp án đúng là: B

Khi hành quân vào ban đêm: có thể dùng lân tinh, giả tiếng côn trùng,.. để liên lạc với nhau, từng người phải nắm chắc các kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu đã quy định và phải nhanh chóng di chuyển khi nhận được kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Lý thuyết Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Lý thuyết Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Lý thuyết Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Lý thuyết Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Đánh giá

0

0 đánh giá