Việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống giúp chúng ta có được sự thống nhất

526

Trả lời Câu hỏi trang 93 SGK Ngữ văn 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống

Câu hỏi trang 93 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống giúp chúng ta có được sự thống nhất về quan điểm giữa các thành viên trong nhóm, từ đó đề xuất những giải pháp, ý tưởng có ý nghĩa. Phần bài học này sẽ giúp em hình thành kĩ năng thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống.

Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, lớp của em tổ chức buổi thảo luận nhóm với chủ đề: Ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng và bản thân.

Em hãy thành lập nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến về vấn đề này để trình bày trước lớp.

Trả lời: 

Cách 1:

Chuẩn bị:

- Phân chia nhiệm vụ của nhóm cho từng cá nhân

- Báo cáo tiến độ thực hiện

- Đóng góp ý kiến xây dựng, tổng hợp ý kiến, hoàn thiện

- Chuẩn bị thiết bị hỗ trợ (nếu cần)

Hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội là những hoạt động hướng vào những vấn đề tồn tại trong xã hội của con người, từ đó giúp cải thiện các vấn đề của đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới các giá trị nhân văn.

Hoạt động xã hội gồm nhiều các hoạt động như: Hoạt động thiện nguyện, hoạt động xung kích, hoạt động hướng đến bảo vệ con người, bảo tồn di sản…

Vai trò của hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

Và các yếu tố tạo nên cộng đồng gồm:

- Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân

- Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể

- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội

- Có ý thức đoàn kết tập thể.

Cách 2:

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận dựa vào phiếu học tập sau:

PHT số 1: Chuẩn bị cho buổi thảo luận

Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VỚI CỘNG ĐỒNG VÀ BẢN THÂN

Ý kiến của tôi

Lí lẽ và bằng chứng

Dự kiến phần phản biện của người nghe và trao đổi của tôi

Ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng

Ý nghĩa 1: ….

……

……

Ý nghĩa …..

……

……

Ý nghĩa của hoạt động xã hội với bản thân

Ý nghĩa 1: ….

……

……

Ý nghĩa …..

……

……

Bước 2: Thảo luận

Tiến hành thảo luận dựa vào phiếu học tập sau:

PHT số 2: Thảo luận

Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VỚI CỘNG ĐỒNG VÀ BẢN THÂN

Ý kiến của tôi

Lí lẽ và bằng chứng

Trao đổi của tôi

Ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng

Ý nghĩa 1: ….

……

……

Ý nghĩa …..

……

……

Ý nghĩa của hoạt động xã hội với bản thân

Ý nghĩa 1: ….

……

……

Ý nghĩa …..

……

……

→ Kết luận của nhóm về vấn đề: ………….

* Sau buổi thảo luận, em chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về kĩ năng thảo luận, tập trung vào những vấn đề:

- Điều mà bản thân em và các bạn đã làm tốt trong buổi thảo luận.

- Điều mà bản thân em và các bạn có thể làm tốt hơn trong các buổi thảo luận tiếp theo.

- Kinh nghiệm mà bản thân rút ra về kĩ năng thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống.

Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn.

Hoạt động xã hội là những hoạt động hướng vào những vấn đề tồn tại trong xã hội của con người, từ đó giúp cải thiện các vấn đề của đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới các giá trị nhân văn.

Hoạt động xã hội gồm nhiều các hoạt động như: Hoạt động thiện nguyện, hoạt động xung kích, hoạt động hướng đến bảo vệ con người, bảo tồn di sản…

Về vai trò của hoạt động xã hội, Hoạt động xã hội chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

Các yếu tố tạo nên cộng đồng gồm: Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân. Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể. Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội. Có ý thức đoàn kết tập thể.

Ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cá nhân: Hình thành được năng lực, kĩ năng làm việc tự chủ. Hình thành được năng lực, kĩ năng làm việc nhóm. Nâng cao giá trị của bản thân. Trân trọng, biết ơn với những gì mình đang có. Hình thành tình yêu thương, sự quan tâm của mình với mọi người xung quanh. Được hòa nhập với tập thể, cộng đồng.

Ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cộng đồng: Đem lại lợi ích cho mọi nhà, mọi người. Phát huy sức mạnh của các cá nhân và tổ chức xã hội trong cộng đồng. Tạo cơ hội bình đẳng trong xã hội. Giúp cho đời sống trong cộng đồng trở nên tốt đẹp, bình đẳng hơn; Thể hiện sự đoàn kết, tình yêu thương giữa con người với con người; Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi người trong việc xây dựng cộng đồng văn minh – phát triển.

Tổ chức các hoạt động xã hội trong trường học cũng là một trong những hướng tới của giáo dục hiện nay. Mục đích của việc tổ chức các hoạt động này là nhằm góp phần giúp HS mở rộng các mối quan hệ; tích lũy kinh nghiệm học tập và kinh nghiêm sống; có cơ hội phát huy tài năng; xả stress, giúp cho các em hăng hái học tập, có điều kiện để thể hiện thế mạnh của bản thân. Mặt khác, cũng tạo điều kiện cho GV và HS hiểu nhau hơn Thông qua các hoạt động xã hội, HS có thêm kiến thức về con người, về xã hội ngày càng phong phú, càng mở rộng; kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa với mọi người ngày càng đa dạng, càng sâu sắc và nhuần nhuyễn hơn, bộ mặt văn hóa đạo đức của con người cùng ngày hoàn thiện hơn.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Con người Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Những hoạt động xã hội mang đến ý nghĩa tích cực, hãy cùng lan tỏa để mang đến điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh.

Từ khóa :
Ngữ Văn 8
Đánh giá

0

0 đánh giá