Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Sinh học 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Sinh học 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài:   phút

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cảm ứng của động vật nào dưới đây có độ phức tạp lớn nhất?

A. Giun đốt.

B. Thủy tức.

C. Chân khớp.

D. Thú.

Câu 2: Phản xạ có điều kiện có đặc điểm nào sau đây?

A. Rất bền vững.

B. Đặc trưng cho loài.

C. Số lượng có giới hạn.

D. Không di truyền.

Câu 3: Thụ thể nhiệt có vai trò nào sau đây? 

A. Phát hiện các phân tử hoá học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu.

B. Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học.

C. Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường.

D. Phát hiện nóng, lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hoà nhiệt độ cơ thể.

Câu 4: Khẳng định nào dưới đây về vai trò của các bộ phận trong một cung phản xạ là không đúng?

A. Bộ phận trả lời là các cơ xương trong cơ thể.

B. Bộ phận dẫn truyền là dây thần kinh hướng tâm và li tâm.

C. Bộ phận trung ương thần kinh làm nhiệm vụ xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích và lưu giữ thông tin.

D. Bộ phận tiếp nhận kích thích là các thụ thể cảm giác.

Câu 5: Có bao nhiêu loại thuốc sau đây có tác dụng giảm đau?

(1) Morphine.

(2) Paracetamol. 

(3) Oxycodone. 

(4) Piperazin.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 6: Loại thụ thể nào tiếp nhận tín hiệu pheromone ở động vật là

A. thụ thể nhiệt.

B. thụ thể điện từ.

C. thụ thể hoá học.

D. thụ thể cơ học. 

Câu 7: Tập tính bẩm sinh dựa trên cơ chế phản xạ nào dưới đây?

A. Phản xạ không điều kiện.

B. Phản xạ có điều kiện.

C. Phản xạ ngẫu nhiên.

D. Phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

Câu 8: Ở một số loài chim, chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót thông báo cho các con chim đực khác cùng loài biết khu vực này đã có chủ. Đây là dạng tập tính phổ biến nào của động vật?

A. Tập tính kiếm ăn.

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

C. Tập tính xã hội.

D. Tập tính di cư.

Câu 9: Thả một hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. Hình thức học tập nào của động vật được mô tả trong ví dụ trên?

A. Bắt chước.

B. Quen nhờn.

C. Học nhận biết không gian.

D. Học liên hệ.

Câu 10: Tuổi sinh lí là

A. tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết tính từ lúc sinh ra cho đến lúc chết vì già.

B. tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết tính từ khi trưởng thành cho đến lúc chết vì già.

C. tuổi thọ của loài tính từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, mỗi cá thể chịu tác động khác nhau của các nhân tố sinh thái.

D. tuổi thọ của loài tính từ trưởng thành cho đến lúc chết, mỗi cá thể chịu tác động khác nhau của các nhân tố sinh thái.

Câu 11: Thứ tự nào sau đây là đúng về các giai đoạn trong vòng đời của cây đậu?

(1) Cây ra hoa và tạo quả.

(2) Cây non lớn lên.

(3) Hạt nảy mầm.

(4) Cây trưởng thành.

(5) Hạt.

A. (5) → (4) → (1) → (2) → (3).

B. (3) → (4) → (2) → (5) → (1).

C. (4) → (2) → (3) → (1) → (5).

D. (5) → (3) → (2) → (4) → (1).

Câu 12: Cây một lá mầm có các loại mô phân sinh nào dưới đây?

A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

B. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

C. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

D. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

Câu 13: Auxin không có vai trò sinh lí nào sau đây?

A. Kích thích rụng lá, rụng quả.

B. Kích thích hình thành rễ. 

C. Kéo dài tế bào.

D. Điều chỉnh sinh trưởng hướng sáng.

Câu 14: Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để thúc đẩy quả chuối chín nhanh?

A. Abscisic acid. 

B. Auxin.

C. Ethylene.

D. Gibberellin.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng thứ cấp là không đúng?

A. Sinh trưởng thứ cấp do mô phân sinh bên tạo nên.

B. Sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính thân, rễ. 

C. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây Hai lá mầm. 

D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ tạo ra mạch gỗ và mạch rây thứ cấp. 

Câu 16: Khẳng định nào sau đây về tương quan giữa các hormone là không đúng? 

A. Chỉ có tương quan hình thành giữa một hormone kích thích và một hormone ức chế.

B. Là trạng thái cân bằng giữa các hormone ở một tỉ lệ xác định, điều tiết sự xuất hiện, hướng và tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi cơ quan.

C. Tương quan giữa giberellin với abscisic acid điều tiết trạng thái sinh lí của hạt, chồi.

D. Tương quan giữa auxin với ethylene kiểm soát sự phát triển tầng rời ở cuống lá. 

Câu 17: Hiện tượng xuân hóa là

A. sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.

B. sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ cao.

C. sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày đêm. 

D. sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào phổ ánh sáng. 

Câu 18: Các nhân tố bên trong chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

A. tuổi của cây, tương quan hormone, ánh sáng, nhiệt độ.

B. tuổi của cây, tương quan dinh dưỡng, tương quan hormone.

C. tương quan dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ.

D. nước, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng.

Câu 19: Nhận định nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển của thực vật?  

A. Trong cùng một môi trường, thực vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển giống nhau. 

B. Thực vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển giống nhau ở tất cả các loại môi trường.

C. Ở các môi trường khác nhau, thực vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển khác nhau. 

D. Ở các môi trường khác nhau, thực vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển giống nhau. 

Câu 20: Khi trồng rau thủy canh trong nhà kính, ta có thể bổ sung các điều kiện nào sau đây để cây phát triển tốt nhất?

A. Thiết lập nhiệt độ thích hợp.

B. Bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng đèn LED.

C. Bổ sung lượng dinh dưỡng thích hợp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái

A. sinh lý rất khác với con trưởng thành.

B. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

D. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.

Câu 22: Cho các loài động vật sau: (1) muỗi, (2) chó, (3) gián, (4) ếch, (5) cá chép, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (8) bướm, (9) chuồn chuồn. Những loài có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn là: 

A. (3), (6), (7) và (9).

B. (1), (3), (4) và (9).

C. (1), (3), (7) và (9).

D. (3), (6), (8) và (9).

Câu 23: Ở người, trong giai đoạn sau sinh, giai đoạn nhỏ nào sau đây là giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ?

A. Giai đoạn sơ sinh.

B. Giai đoạn nhi đồng.

C. Giai đoạn dậy thì.

D. Giai đoạn trung niên.

Câu 24: Nhận định nào dưới đây đúng về biến thái không hoàn toàn ở động vật? 

A. Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.

B. Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành.

C. Cơ thể phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian có hình dạng rất khác so với 

con trưởng thành rồi mới biến đổi thành con trưởng thành.

D. Vòng đời của tất cả các loài biến thái không hoàn toàn đều trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. 

Câu 25: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp chăm sóc sức khoẻ ở giai đoạn dậy thì?

(1) Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.

(2) Tránh sử dụng các chất kích thích.

(3) Chế độ dinh dưỡng có năng lượng cao hơn nhu cầu cơ thể. 

(4) Duy trì học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.

A. 1.

B. 2.

C. 3. 

D. 4.

Câu 26: Ở người, nơi tiết ra hormone thyroxine là 

A. tuyến yên.

B. tuyến giáp.

C. tinh hoàn.

D. buồng trứng.

Câu 27: Nhân tố di truyền tác động tới sinh trưởng và phát triển ở động vật như thế nào? 

A. Tác động tới hiệu quả chuyển đổi thức ăn.

B. Tác động tới tốc độ lớn và giới hạn lớn.

C. Tác động tới thời gian sinh trưởng, phát triển.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 28: Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là không đúng? 

A. Sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật thông qua tác động đến hoạt động của hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.

B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng,... 

C. Những tác nhân gây bệnh trong không khí hoặc thức ăn như virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

D. Khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp sẽ làm tăng tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng ở động vật.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Chim giẻ cùi lam (Cyanocitta cristata) nôn mửa ngay lập tức sau khi ăn phải các con bướm chúa có màu sắc rực rỡ. Sau những kinh nghiệm như vậy, giẻ cùi lam tránh tấn công bướm chúa và những con đom đóm trông tương tự với bướm. Hình thức học tập nào của động vật đã được mô tả trong ví dụ trên? Có sự kết hợp nào trong hình thức học tập này ở chim giẻ cùi lam?

Câu 2 (1 điểm): Thiến động vật (cắt bỏ tinh hoàn ở cá thể đực) có làm tăng năng suất trong chăn nuôi không? Giải thích.

Câu 3 (1 điểm): Vải thiều là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 21 – 25oC, nhiệt độ thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa ở vải là 11 – 14 oC. Một người nông dân đang mong muốn đem giống cây vải thiều vào trồng ở miền Nam nhằm tăng sản lượng vải thiều ở nước ta. Theo em, việc này có khả thi không? Vì sao?

Đáp án

A. Phần trắc nghiệm

1. D

2. D

3. D

4. A

5. C

6. C

7. A

8. B

9. B

10. A

11. D

12. B

13. A

14. C

15. D

16. A

17. A

18. B

19. C

20. D

21. A

22. A

23. C

24. A

25. C

26. B

27. D

28. D

 

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá