Bộ 10 đề thi học kì 1 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 sách Cánh diều năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Sinh học 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Năng lượng tích luỹ trong ATP được sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể thuộc giai đoạn nào?

A. Giai đoạn tổng hợp.

B. Giai đoạn phân giải.

C. Giai đoạn huy động năng lượng. 

D. Giai đoạn chuyển hóa.

Câu 2: Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào 

A. sự cung cấp năng lượng của tế bào.

B. các chất mang được hoạt hóa năng lượng.

C. hình dạng của phân tử khoáng. 

D. sự chênh lệch nồng độ chất khoáng.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mạch rây?

A. Mạch rây được cấu tạo từ ống rây và tế bào kèm.

B. Dịch mạch rây có thành phần chính là đường sucrose.

C. Các chất được vận chuyển theo hai chiều, từ lá xuống rễ hoặc ngược lại.

D. Các chất được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá.

Câu 4: Khi chịu tác động của hạn hán, cây có thể hình thành phản ứng chống chịu nào sau đây?

A. Biến đổi hình thái.

B. Tích lũy chất thẩm thấu (proline, đường).

C. Loại bỏ sản phẩm gây độc.

D. Tất cả các phản ứng trên.

Câu 5: Trình tự các giai đoạn trong chu trình Calvin là

A. cố định CO2 → Tái sinh chất nhận → Khử APG thành ALPG.

B. cố định CO2  → Khử APG thành ALPG → Tái sinh chất nhận.

C. khử APG thành ALPG → Cố định CO2 →Tái sinh chất nhận.

D. khử APG thành ALPG → Tái sinh chất nhận → Cố định CO2.

Câu 6: Phát biểu nào đúng khi nói về thực vật CAM? 

A. Các loài thực vật CAM mở khí khổng vào ban ngày và đóng vào ban đêm.

B. Thực vật CAM gồm những thực vật sống ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới.

C. Giai đoạn cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra ở 2 loại tế bào là tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch.

D. Thực vật CAM cũng thực hiện chu trình Calvin giống như thực vật C3 và C4

Câu 7: Trong hô hấp ở thực vật, chu trình Krebs diễn ra ở

A. ti thể.

B. tế bào chất.

C. lục lạp.

D. nhân.

Câu 8: Quy tắc chung liên quan đến chế độ dinh dưỡng cân bằng ở người là 

A. chế độ dinh dưỡng giàu protein, ít carbohydrate.

B. chế độ dinh dưỡng ít chất béo, nhiều chất đạm.

C. chế độ dinh dưỡng ít calo hơn so với nhu cầu của cơ thể.

D. chế độ dinh dưỡng vừa đủ và đúng tỉ lệ (phù hợp với tháp dinh dưỡng), bổ sung đầy đủ nước, vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Câu 9: Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra khi  

A. trong môi trường đều có khí oxygen và khí carbon dioxide.

B. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.

C. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hệ thống ống khí và bề mặt cơ thể.

D. trong môi trường có hàm lượng khí carbon dioxide cao hơn nhiều so với hàm lượng khí oxygen trong cơ thể.

Câu 10: Phát biểu nào đúng khi nói về sự di chuyển của khí O2 và CO2 diễn ra ở ở phổi?  

A. Khí O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. 

B. Khí O2 khuếch tán từ máu ra phế nang.

C. Khí CO2 khuếch tán từ phế nang vào máu.

D. Khí CO2 di chuyển từ máu ra phế nang nhờ các kênh protein.

Câu 11: Máu giàu oxygen và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim?  

A. Tâm nhĩ trái.

B. Tâm nhĩ phải.

C. Tâm thất trái.

D. Tâm thất phải.

Câu 12: Hệ dẫn truyền tim gồm 

A. tim, nút xoang nhĩ và các sợi Purkinje. 

B. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.

C. tâm nhĩ, tĩnh mạch phổi, bó His và các sợi Purkinje.

D. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.

Câu 13: Hệ tuần hoàn hở không có đặc điểm nào sau đây? 

A. Vận tốc máu chảy trong mạch chậm.

B. Máu chảy trong mạch với áp lực thấp. 

C. Có hai vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

D. Máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô. 

Câu 14: Mao mạch có đặc điểm nào giúp chúng phù hợp với chức năng trao đổi chất?

A. Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ.

B. Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi chất giữa máu và tế bào lớn.

C. Vận tốc máu chảy trong mạch chậm.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ các yếu tố là

A. có khả năng gây bệnh và có trong môi trường sống,  

B. có khả năng gây bệnh và có con đường xâm nhiễm phù hợp.  

C. có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn.

D. có trong môi trường sống, tiếp xúc với vật chủ và số lượng đủ lớn. 

Câu 16: Phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch ở người với một số chất kích thích gọi là

A. thích ứng.

B. dị ứng.

C. miễn dịch.

D. suy giảm miễn dịch.

Câu 17: Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi

A. tập thể dục thường xuyên.

B. uống nhiều nước.

C. uống nhiều rượu bia.

D. ăn nhiều rau xanh.

Câu 18: Đâu không phải là điểm khác nhau giữa miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu?  

A. Miễn dịch đặc hiệu có ở động vật không xương sống, còn miễn dịch không đặc hiệu có ở tất cả động vật.

B. Miễn dịch đặc hiệu đáp ứng chậm, còn miễn dịch không đặc hiệu đáp ứng tức thời.

C. Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, còn miễn dịch không đặc hiệu không có khả năng trên.

D. Miễn dịch đặc hiệu hình thành trong đời sống của từng cá thể, còn miễn dịch không đặc hiệu có ngay từ khi sinh ra.

Câu 19: Quá trình lọc ở cầu thận là  

A. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu.

B. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu chính thức.

C. quá trình nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại ống thận,

D. quá trình nước tiểu chính thức được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận.  

Câu 20: Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi diễn ra theo trình tự nào sau đây? 

A. Kích thích → Trung khu điều hòa → Thụ thể  → Cơ quan trả lời.

B. Kích thích → Cơ quan trả lời → Thụ thể → Trung khu điều hòa.

C. Kích thích → Thụ thể → Trung khu điều hòa → Cơ quan trả lời. 

D. Kích thích → Thụ thể → Cơ quan trả lời → Trung khu điều hòa.

Câu 21: Khi cơ thể mất nước sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm.

B. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng.

C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng.

D. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm

Câu 22: Sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với kích thích từ môi trường nhờ

A. sự sinh trưởng.

B. sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

C. sự sinh sản.

D. sự cảm ứng.

Câu 23: Bộ phận cơ và tuyến tham gia vào giai đoạn nào trong cơ chế cảm ứng? 

A. Thu nhận kích thích.

B. Dẫn truyền kích thích.

C. Trả lời kích thích.

D. Phân tích và tổng hợp thông tin.

Câu 24: Các phản ứng của thực vật trả lời các kích thích của môi trường được điều khiển bởi 

A. dịch mạch gỗ.

B. hormone thực vật.

C. màng tế bào.

D. hệ thần kinh.

Câu 25: Bộ phận nào của cây hướng trọng lực dương?

A. Đỉnh rễ.

B. Đỉnh thân.

C. Lá.

D. Chồi bên.

Câu 26: Ứng động sinh trưởng là  

A. vận động cảm ứng của thực vật gắn liền với sự phân chia và lớn lên không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan.

B. vận động cảm ứng của thực vật không do sự phân chia hoặc lớn lên của các tế bào. 

C. vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong tế bào hoặc vùng chuyên hóa của các cơ quan.

D. loại ứng động do tiếp xúc cơ học.

Câu 27: Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm của cảm ứng ở thực vật?

A. Phản ứng chỉnh của thực vật là thay đổi hình thái hoặc sự phận động các cơ quan.

B. Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm, khó nhận thấy.

C. Phản ứng của thực vật được kiểm soát bởi các hormone.

D. Cảm ứng ở thực vật luôn gắn liền với sự sinh trưởng của tế bào.

Câu 28: Hiện tượng nào sau đây thuộc kiểu hướng động?

A. Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc chạng vạng tối.

B. Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào.

C. Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng.

D. Hoa quỳnh nở vào ban đêm.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Giải thích vì sao có một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời.

Câu 2 (1 điểm): Hiện tượng đóng mở của khí khổng thuộc hình thức cảm ứng nào? Giải thích. 

Câu 3 (1 điểm): Bạn An nói rằng cao huyết áp là bệnh di truyền. Theo em, bạn nói có chính xác không? Giải thích.

ĐÁP ÁN

A. Phần trắc nghiệm

1. C

2. D

3. D

4. D

5. B

6. D

7. A

8. D

9. B

10. A

11. C

12. D

13. C

14. D

15. C

16. B

17. C

18. C

19. A

20. C

21. A

22. D

23. C

24. B

25. A

26. A

27. D

28. C

B. Tự luận 

(Để xem lời giải chi tiết mời bạn đọc ấn mua tài liệu!)

Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá