Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 11 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Sinh học 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài:   phút

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cảm ứng ở động vật là 

A. khả năng tiếp nhận và phản ứng lại với các kích thích từ môi trường.

B. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận các kích thích từ môi trường.

C. khả năng phản ứng lại với các kích thích từ môi trường của cơ thể động vật.

D. khả năng trả lời lại với các kích thích từ môi trường.

Câu 2: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới có cấu tạo tổ chức thần kinh như thể nào? 

A. Các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể và nối với nhau thành một mạng lưới thần kinh.

B. Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành hạch thần kinh, nối với nhau bằng các sợi thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh.

C. Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành hạch thần kinh, não bộ và tủy sống.

D. Các tế bào thần kinh tập trung lại với một số lượng lớn tạo thành một ống nằm ở mặt lưng của con vật.

Câu 3: Chùy synpapse có đặc điểm nào sau đây?

A. Có chứa các khe synapse. 

B. Có chứa bóng synapse và khe synapse.

C. Có bóng synapse chứa các chất trung gian hóa học.

D. Là màng sinh chất của neuron hay của các tế bào cơ quan.

Câu 4: Vành tai và ống tai thuộc phần nào trong cấu tạo của tai?

A. Tai ngoài.

B. Tai giữa.

C. Tai trong.

D. Tai trung gian.

Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây làm cho xung thần kinh truyền qua synapse chỉ theo một chiều từ màng trước ra màng sau? 

A. Chỉ có chùy synapse có bóng chứa chất trung gian hoá học.

B. Trên màng sau synapse có chứa các enzyme phân giải chất trung gian hoá học.

C. Chỉ có trên màng sau synapse có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ chế thu nhận và truyền tín hiệu ánh sáng ở người?

A. Khi truyền đến mắt, giác mạc là bộ phận đầu tiên tiếp nhận ánh sáng.

B. Thụ thể tiếp nhận ánh sáng ở mắt là các tế bào que và tế bào nón.

C. Quá trình thu nhận và truyền tín hiệu ánh sáng được kiểm soát bởi tế bào que và tế bào nón.

D. Xung thần kinh được truyền đến vùng cảm nhận thị giác ở vỏ não qua các sợi thần kinh thị giác.

Câu 7: Trong các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ thần kinh? 

(1) Alzheimer.

(2) Parkinson.

(3) Trầm cảm. 

(4) Rối loạn cảm giác.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 8: Quen nhờn là hình thức

A. hình thành ở một giai đoạn nhất định trong đời sống của cá thể.

B. học cách giải quyết vấn đề bằng cách quan sát hành vi của các cá thể khác.

C. học tập thông qua việc tạo nên mối liên hệ giữa các kinh nghiệm với nhau.

D. con vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.

Câu 9: Vịt con mới nở sẽ đi theo vịt mẹ hoặc chủ lò ấp hoặc vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở động vật?

A. Quen nhờn.

B. In vết.

C. Học nhận biết không gian.

D. Học liên hệ.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng với tập tính bẩm sinh?

A. Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể.

B. Có thể truyền từ cá thể này sang cá thể khác.

C. Mang tính đặc trưng cho loài.

D. Không giới hạn về mặt số lượng.

Câu 11: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình học tập ở người? 

A. Quá trình học tập ở người được chia thành các giai đoạn: tiếp nhận, xử lí, ghi nhớ và củng cố thông tin.

B. Nhờ có tư duy, con người có thể sử dụng thông tin đã ghi nhớ trong những trường hợp cụ thể, đồng thời loại bỏ đi những thông tin đã cũ.

C. Nhờ có quá trình học tập mà con người có thể hình thành được các tập tính xã hội như các loài động vật khác.

D. Kết quả của giai đoạn tiếp nhận là sự hình thành nhận thức, kĩ năng, thái độ, hành vi,…

Câu 12: Con mèo tăng thêm 0,5 kg là ví dụ về quá trình 

A. sinh trưởng.

B. phát triển.

C. cảm ứng.

D. sinh sản.

Câu 13: Giới hạn tuổi thọ của một loài được quy định bởi

A. điều kiện môi trường.

B. yếu tố di truyền.

C. nguồn thức ăn.

D. nhân tố sinh thái.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển là không đúng?

A. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

B. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau. C. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn.

D. Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. 

Câu 15: Vị trí của mô phân sinh đỉnh nằm ở

A. đầu ngọn thân, ngọn cành, chồi bên và chóp rễ.

B. phần vỏ và trụ của thân, rễ.

C. vị trí gốc của lóng.

D. lá, hoa và quả của cây.

Câu 16: Hormone ethylene ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của cây? 

A. Kích thích sự kéo dài thân.

B. Kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân, lóng.

C. Kích thích sự phân chia tế bào ở chồi. 

D. Kích thích sự chín của quả, kích thích sự rụng của lá, quả.

Câu 17: Mỗi loài thực vật ra hoa khi ở độ tuổi nhất định, phụ thuộc vào đặc điểm 

A. di truyền của loài đó.

B. nhiệt độ của môi trường.

C. thời gian sản sinh hormone.

D. thành phần quang phổ.

Câu 18: Tương quan giữa hormone nào sau đây quyết định chiều hướng nảy mầm hoặc ngủ của chồi cây?

A. IAA/Ethylene.

B. IAA/Cytokinin.

C. IAA/ABA (Auxin/Abscisic acid).

D. GA/ABA (Gibberellin/Abscisic acid).

Câu 19: Việc sử dụng đèn chiếu sáng bổ sung khoảng 5 giờ/đêm trong 15 – 20 ngày cho cây thanh long nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ức chế cây ra hoa vào mùa lạnh.

B. Tăng kích thước của thân và lá.

C. Kích thích cây ra hoa trái vụ. 

D. Tăng số lượng hoa, số lượng quả và kích thước quả.

Câu 20: Tiêu chí để phân biệt các hình thức phát triển ở động vật là

A. biến thái.

B. cân nặng. 

C. hình thái.

D. cấu tạo cơ thể.

Câu 21: Động vật nào dưới đây thuộc hình thức phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Muỗi.

B. Ếch.

C. Ve sầu. 

D. Gà.

Câu 22: Ở người, giai đoạn trước sinh bao gồm

A. sự thụ tinh, giai đoạn phát triển phôi và giai đoạn phát triển thai.

B. sự thụ tinh, giai đoạn phát triển phôi và giai đoạn sơ sinh.

C. sự thụ tinh, giai đoạn phát triển phôi, giai đoạn sơ sinh và giai đoạn thiếu nhi.

D. sự thụ tinh, giai đoạn phát triển phôi, giai đoạn phát triển thai và giai đoạn sơ sinh.

Câu 23: Ở nam, khi đến tuổi dậy thì cơ thể có bao nhiêu sự biến đổi sau đây?

(1) Mọc râu; lông nách.

(2) Giọng nói trầm.

(3) Bắt đầu có kinh nguyệt.

(4) Ngực và vai phát triển.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24: Phát biểu nào không đúng khi nói về vai trò của hormone động vật? 

A. GH kích thích phân chia tế bào, tổng hợp protein.

B. Thyroxine kích thích quá trình trao đổi chất.

C. Estrogen kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn thiếu nhi ở nữ.

D. Testosteron kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nam.

Câu 25: Nhận định nào dưới đây là đúng về hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật?

A. Con non mới nở đã có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành. 

B. Ở mỗi giai đoạn, cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng chuyên hoá khác nhau.

C. Kiểu phát triển này có ở châu chấu, cào cào, gián.

D. Để trở thành con trưởng thành, cơ thể con non phải trải qua 2 giai đoạn: trứng, con non và trưởng thành.

Câu 26: Phương pháp lai giống kết hợp thụ tinh nhân tạo và công nghệ tế bào trong cải tạo giống vật nuôi không mang lại ưu điểm nào sau đây?

A. Tăng khả năng sống sót của giống vật nuôi mới.

B. Tạo ra giống vật nuôi có năng suất cao trong thời gian ngắn.

C. Chi phí cho các thiết bị, dụng cụ cao; đòi hỏi công nghệ hiện đại. 

D. Tạo và chọn lọc được các tính trạng di truyền tốt, phù hợp với mục đích sản xuất, độ chính xác cao. 

Câu 27: Để kích thích cành giâm, cành chiết ra rễ, người ta có thể dùng

A. NPK. 

B. GA.

C. ABA.

D. IAA.

Câu 28: Trong thí nghiệm chứng minh tác dụng của bấm ngọn, nếu vị trí bấm ở gần gốc cây thì kết quả sẽ như thế nào?  

A. Cây phát triển rất nhiều chồi nách.

B. Cây phát triển một chồi nách.

C. Cây phát triển hai chồi nách. 

D. Không quan sát được kết quả của thí nghiệm.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Vì sao chúng ta cần tìm hiểu kiến thức về giáo dục giới tính?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao việc đếm vòng gỗ trên mặt cắt ngang của thân cây có thể xác định được tuổi của cây một cách chính xác?

Câu 3 (1 điểm): Dựa vào kiến thức về cơ chế thu nhận sóng âm ở tai, hãy giải thích tại sao những công nhân làm việc thường xuyên trong các nhà máy có tiếng ồn lớn lại có nguy cơ bị giảm thính lực?

Đáp án

A. Phần trắc nghiệm

1. A

2. A

3. C

4. A

5. D

6. C

7. A

8. D

9. B

10. C

11.A 

12. A

13. B

14. B

15. A

16. D

17. A

18. D

19. C

20. A

21. C

22. A

23. C

24. C

25. B

26. C

27. D

28. D

 

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá