Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Sinh học 11. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024
Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Các chất vận chuyển trong dòng mạch rây có thể di chuyển theo
A. một hướng, từ lá xuống thân và rễ.
B. một hướng, từ rễ lên thân và lá.
C. hai hướng, từ lá xuống thân, rễ hoặc theo chiều ngược lại.
D. ba hướng, từ rễ lên thân, từ thân xuống rễ và từ lá thoát ra ngoài.
Câu 2: Khi bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do
A. lượng phân bón dư thừa làm cho cây nóng và héo lá.
B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
C. các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm thay đổi thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
D. thành phần khoáng chất làm thay đổi tính chất lí hoá của keo đất.
Câu 3: Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng theo sơ đồ nào sau đây?
A. Carotenoid → Chlorophyll b → Chlorophyll a → Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.
B. Carotenoid → Chlorophyll a → Chlorophyll b → Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.
C. Carotenoid → Chlorophyll b → Chlorophyll a → Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng.
D. Carotenoid → Chlorophyll a → Chlorophyll b → Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng.
Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
A. Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C3.
B. Nồng độ CO2 thích hợp cho cây quang hợp là 0,03 %.
C. Các loài thực vật có điểm bão hòa ánh sáng giống nhau.
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp thông qua sự ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme xúc tác các phản ứng trong pha sáng và pha tối.
Câu 5: Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp trong khoảng
A. 30 – 35 °C.
B. 40 – 45 °C.
C. 50 – 55 °C.
D. 25 – 30 °C.
Câu 6: Muốn tăng năng suất cây trồng thì phải có biện pháp điều khiển để
A. quá trình quang hợp và hô hấp phải cân bằng.
B. quá trình quang hợp phải chiếm ưu thế so với hô hấp.
C. quá trình hô hấp phải chiếm ưu thế so với quang hợp.
D. tăng cường quá trình quang hợp và ức chế quá trình hô hấp.
Câu 7: Loài nào sau đây thuộc nhóm động vật ăn thực vật nhai lại?
A. Trâu.
B. Ngựa.
C. Thỏ.
D. Chim bồ câu.
Câu 8: Cho các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá?
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9: Quá trình hô hấp ở người và thú gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 10: Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người hít vào là:
A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
Câu 11: Ở người, một chu kì tim gồm bao nhiêu pha?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12: Khi huyết áp tăng hoặc giảm, bộ phận chịu tác động trực tiếp đầu tiên là
A. phổi.
B. động mạch.
C. mao mạch.
D. tĩnh mạch.
Câu 13: Phát biểu nào không đúng khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch?
A. Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
B. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
C. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
D. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co.
Câu 14: Khi thực hành đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử, cần lưu ý điều gì dưới đây?
A. Tránh căng thẳng thần kinh hay hồi hộp, xúc động khi đo.
B. Giữ nguyên tư thế cơ thể và không nói chuyện lúc máy đang đo.
C. Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo nếu như vừa từ nơi khác đến.
D. Tất cả các lưu ý trên.
Câu 15: Adrenalin tác động đến sự hoạt động của tim làm cho
A. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
B. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu dãn và huyết áp giảm.
C. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
D. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
Câu 16: Chất nào sau đây có tác dụng gây phản ứng dị ứng?
A. Cytokine.
B. Lysozyme.
C. Interferon.
D. Histamine.
Câu 17: Miễn dịch đặc hiệu thực chất là
A. phản ứng viêm khi một vùng nào đó của cơ thể bị thương.
B. phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng thể với kháng nguyên.
C. phản ứng giữa bạch cầu với kháng nguyên.
D. phản ứng sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của mầm bệnh.
Câu 18: Trường hợp hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng chống lại các tế bào, cơ quan của cơ thể được gọi là
A. hiện tượng dị ứng.
B. hiện tượng tự miễn.
C. hiện tượng di căn.
D. ung thư.
Câu 19: Cho các phản ứng sau đây:
(1) Tế bào lympho B tiết kháng thể.
(2) Các tuyến và niêm mạc tiết dịch nhầy.
(3) Tạo các peptide và protein kháng khuẩn.
(4) Hoạt hoá và tăng sinh tế bào lympho T độc.
Có bao nhiêu phản ứng thuộc đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20: Quá trình tạo nước tiểu xảy ra ở cấu trúc nào trong thận?
A. Cầu thận.
B. Nang Bowman.
C. Ống thận.
D. Đơn vị thận (nephron).
Câu 21: Sự duy trì ổn định của môi trường bên trong cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào gọi là
A. cân bằng áp suất thẩm thấu.
B. cân bằng nội môi.
C. cân bằng độ pH.
D. cân bằng huyết áp.
Câu 22: Phát biểu nào không đúng khi nói về sỏi thận và đường tiết niệu?
A. Tiểu ra máu là một trong những biểu hiện của sỏi đường tiết niệu.
B. Người uống ít nước, thường xuyên nhịn tiểu có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và đường tiết niệu.
C. Các trường hợp sỏi thận đều phải chữa trị bằng phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi cơ thể.
D. Ăn nhiều thực phẩm chứa các loại muối calci, phosphate,... là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận.
Câu 23: Cảm ứng ở sinh vật được thực hiện thông qua các bộ phận là
A. thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích và trả lời kích thích.
B. thu nhận kích thích, xử lí thông tin và trả lời kích thích.
C. dẫn truyền kích thích, xử lí thông tin và trả lời kích thích.
D. thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, xử lí thông tin và trả lời kích thích.
Câu 24: Các phản ứng của thực vật trả lời các kích thích của môi trường được điều khiển bởi
A. dịch mạch gỗ.
B. hormone thực vật.
C. màng tế bào.
D. hệ thần kinh.
Câu 25: Thế nào là hướng trọng lực?
A. Rễ sinh trưởng hướng đến nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong môi trường đất.
B. Thân cây sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sự tác động của trọng lực.
C. Rễ sinh trưởng theo chiều trọng lực còn thân sinh trưởng theo hướng ngược chiều trọng lực.
D. Rễ sinh trưởng tránh xa nguồn chất độc hại có trong môi trường đất.
Câu 26: Vận động hướng động của thực vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Sự vận động trả lời các tác nhân kích thích không định hướng.
B. Hướng động của cây phụ thuộc vào hướng của tác nhân kích thích.
C. Hướng động của cây không phụ thuộc vào hướng của tác nhân kích thích.
D. Sự vận động phụ thuộc vào hàm lượng nước bên trong tế bào.
Câu 27: Bón phân và tưới nước quanh gốc nhằm mở rộng đường kính của hệ rễ là ứng dụng dựa trên hiểu biết về loại cảm ứng nào?
A. Hướng sáng và hướng trọng lực.
B. Hướng nước và hướng tiếp xúc.
C. Hướng nước và hướng trọng lực.
D. Hướng nước và hướng hoá.
Câu 28: Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, ta có thể thường sử dụng bao nhiêu mẫu vật sau đây?
(1) Cây trinh nữ.
(2) Cây đậu.
(3) Hoa hồng.
(4) Cây bắt ruồi.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.
Câu 2 (1 điểm): Một số loại cây trồng thường được chăm sóc bằng biện pháp tỉa thưa cây để có năng suất cao. Dựa vào hiểu biết về cảm ứng, giải thích cơ sở khoa học của biện pháp trên.
Câu 3 (1 điểm): Ở tim người, tại sao thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải?
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm
B. Tự luận
(Để xem lời giải chi tiết mời bạn đọc ấn mua tài liệu!)
Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Câu 1 : Thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu bằng con đường:
Câu 2 : Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp?
Câu 3 : Vai trò nào dưới đây là của quang hợp?
Câu 4 : Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 sao ở cây mía là:
Câu 5 : Biện pháp kỹ thuật để tăng diện tích lá là
Câu 6 : Đai Caspari có vai trò
Câu 7 : Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp chủ yếu thông qua
Câu 8 : Thỏ thải ra hai loại phân, một loại có màu đen, một loại có màu xanh. Thỏ thích ăn loại phân có màu xanh vì
Câu 9 : Điều không đúng khi nhận xét, chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất là
Câu 10 : Điều không đúng khi đề cập vấn đề vận tốc máu và tương quan của nó với huyết áp và tổng diện tích mạch là
Câu 11 : Tuần hoàn kín tiến hóa hơn tuần hoàn hở ở điểm nào sau đây?
1. Cấu tạo hệ tim mạch phức tạp và hoàn chỉnh
2. Tốc độ máu chảy nhanh hơn
3. Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh hơn
Phương án trả lời đúng là:
Câu 12 : Ông tiêu hóa của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng
Câu 1 : Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?
Câu 2 : Tại sao khi trồng lúa, người ta thường bón phân sát mặt đất, còn khi trồng cây ăn quả cần đào hố sâu để bón?
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm
1. B | 2. C | 3. B | 4. B |
5. C | 6. A | 7. B | 8. B |
9. B | 10. A | 11. D | 12. A |
II. Tự luận
Câu 1 :
Máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ vì:
- Ở vòng tuần hoàn phổi, trước khi đổ vào tĩnh mạch phổi, máu đã trải qua quá trình trao đổi khí (lấy O2 và thải CO2) tại mao mạch phổi. Như vậy, máu ở tĩnh mạch phổi là máu giàu O2.
- Ở vòng tuần hoàn hệ thống, trước khi đổ vào tĩnh mạch chủ, máu đã trải qua quá trình trao đổi khí với các tế bào (lấy CO2 và thải O2) tại mao mạch ở cơ quan. Như vậy, máu ở tĩnh mạch chủ là máu nghèo O2.
Câu 2 :
- Khi trồng lúa, người ta thường bón phân sát mặt đất vì cây lúa là cây rễ chùm, hệ rễ nông, do đó cần bón phân sát mặt đất giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Còn khi trồng cây ăn quả cần đào hố sâu để bón vì cây ăn quá thường có rễ cọc hay hệ rễ phát triển ở tầng đất sâu hơn. Việc đào hố sâu để bón phân giúp thuận lợi cho quá trình hấp thụ của rễ, rễ đâm sâu xuống mặt đất, tăng độ bám của hệ rễ, giúp cây sinh trưởng và phát triển