Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Sinh học lớp 11 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Sinh học 11. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024
Đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần trắc nghiệm (6 điểm):
Câu 1: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là gì?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
B. Lực bám của các phân tử nước với thành mạch gỗ
C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
D. Lực đẩy của áp suất rễ
Câu 2: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Cacbon
B. Sắt
C. Mangan
D. Bo
Câu 3: Bào quan thực hiện nhiệm vụ quang hợp của cây là
A. Ti thể
B. Lục lạp
C. Ribosome
D. Bộ máy Golgi
Câu 4: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lysosome
(2) Ribosome
(3) Lục lạp
(4) Peroxisome
(5) Ti thể
(6) Bộ máy Golgi
A. (3), (4) và (5)
B. (1), (4) và (5)
C. (2), (3) và (6)
D. (1),(4) và (6)
Câu 5: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?
A. Thân
B. Hoa
C. Lá
D. Rễ
Câu 6: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Oxi
B. Cacbon
C. Mangan
D. Hidro
Câu 7: Cơ quan quang hợp của cây là:
A. Rễ
B. Hoa
C. Thân
D. Lá
Câu 8: Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
B. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
C. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2.
Câu 9: Carotenoid có nhiều ở
A. Lá xanh
B. Lá xà lách
C. Củ cà rốt
D. Củ khoai mì
Câu 10: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành năng lượng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục b
B. Diệp lục a
C. Diệp lục a, b
D. Diệp lục a, b và carotenoid
Câu 11: Ở thực vật, trong thành phần của phospholipid không thể thiếu nguyên tố nào sau đây?
A. Magie
B. Phospho
C. Clo
D. Đồng
Câu 12: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A. Tế bào mạch rây
B. Tế bào khí khổng
C. Tế bào mô giậu
D. Tế bào mạch gỗ
Phần tự luận (4 điểm):
Câu 1: Nêu vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây.
Câu 2: Trình bày vai trò của quang hợp ở thực vật.
-------- Hết --------
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm (6 điểm):
1. C |
2. A |
3. B |
4. A |
5. D |
6. C |
7. D |
8. B |
9. C |
10. B |
11. A |
12. C |
13. B |
14. B |
Phần tự luận (4 điểm):
Câu 1:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ:
+ Giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất
+ Tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây
+ Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.
- Làm cho khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
- Hạ nhiệt độ của lá cây
Câu 2:
Sản phẩm quang hợp là nguồn:
- Chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
- Nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người.
- Quang năng được chuyển thành hoá năng trong các liên kết hoá học của sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt động của sinh giới.
- Quang hợp điều hoà không khí: giải phóng O2 (cung cấp cho sinh vật hiếu khí hô hấp) và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính).
Đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1: Động lực nào sau đây không phải của dòng mạch gỗ?
A. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ).
B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.
Câu 2: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
B. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
C. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
Câu 3: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của các bào quan theo thứ tự là
A. lục lạp,lizoxom, ti thể.
B. ti thể, peroxisome, lục lạp.
C. lục lạp, peroxixom, ti thể.
D. ti thể, lục lạp, ribosome
Câu 4: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lysosome
(2) Ribosome
(3) Lục lạp
(4) Peroxisome
(5) Ti thể
(6) Bộ máy Golgi
A. (3), (4) và (5)
B. (1), (4) và (5)
C. (2), (3) và (6)
D. (1),(4) và (6)
Câu 5: Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP.
B. Quang hợp diễn ra ở bào quan ti thể
C. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng.
D. Pha sáng diễn ra tại chất nền (stroma) của lục lạp.
Câu 6: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?
A. Thực quản
B. Ruột non
C. Gan
D. Dạ dày
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua thành tế bào – gian bào ở rễ cây?
A. Chậm và không được chọn lọc
B. Chậm và được chọn lọc.
C. Nhanh và được chọn lọc.
D. Nhanh và không được chọn lọc.
Câu 8: Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
B. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
C. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2.
Câu 9: Bạn Mai sử dụng dung dịch phân bón để bón qua lá cho cây cảnh trong vườn. Để bón phân hợp lí, bạn Mai cần thực hiện bao nhiêu chỉ dẫn sau đây?
I. Bón đúng liều lượng.
II. Không bón khi trời đang mưa.
III. Không bón khi trời nắng gắt.
IV. Bón phân phù hợp với thời kỳ sinh trưởng của cây.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 10: Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản?
A. Quả dưa hấu
B. Hạt ngô
C. Cây mía
D. Quả thanh long
Câu 11: Tiêu hóa ở động vật là quá trình:
A. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng
D. biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
Câu 12: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A. Tế bào mạch rây
B. Tế bào khí khổng
C. Tế bào mô giậu
D. Tế bào mạch gỗ
Câu 13: Nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm. Vì ban đêm:
A. khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước
B. lượng CO2 trong không khí mới đủ cung cấp cho quang hợp
C. mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá
D. khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho quá trình cố định CO2.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật?
A. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân.
B. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn.
C. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa nội bào rồi đến ngoại bào.
D. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa ngoại bào.
Phần tự luận (3 điểm):
Câu 1 (1,0 điểm): Tại sao khi trồng cây thì ta phải xới xáo đất cho cây ? Giải thích tác dụng của việc làm này?
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp ở thực vật.
b. Trình bày vai trò của quang hợp ở thực vật
-------- Hết --------
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
1. B |
2. C |
3. C |
4. A |
5. C |
6. C |
7. D |
8. B |
9. D |
10. B |
11. A |
12. C |
13. A |
14. A |
Phần tự luận (3 điểm):
Câu 1 (1,0 điểm):
Cần phải thường xuyên xới đất ở gốc cây trồng là để đất thoáng khí. Trong hô hấp của rễ có sinh ra CO2 này có sự trao đổi với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất. Khi có nồng độ CO2 cao thì sự trao đổi này diễn ra mạnh hơn.
Mặt khác, nồng độ O2 trong đất cao giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh hơn nên tạo ra áp suất thẩm thấu cao đế nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất.
→ Có mối quan hệ chặt chẽ giữa độ thoáng khí của đất với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ. Nên phải thường xuyên xới đất ở gốc cho tơi xốp tạo độ thoáng khí thì cây mới hấp thụ khoáng và nitơ tốt.
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Phương trình quang hợp:
6CO2 + 12H2O --> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
b. Vai trò quang hợp ở thực vật:
- Cung cấp nguồn thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, chế biến dược phẩm của con người.
- Cung cấp năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới.
- Điều hoà không khí thông qua việc giải phóng khí oxi và hấp thụ khí cacbonic.
Đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 3)
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1: Ruột non của thú ăn thực vật rất dài có tác dụng
A. giúp tiêu hóa được xenlulozơ và glucozơ trong cỏ.
B. giúp tiêu hóa được thức ăn giàu protein chứa trong rau.
C. giúp đủ thời gian tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng
D. giúp tiêu hóa được thức ăn giàu lipit chứa trong cỏ
Câu 2: Vai trò của hô hấp đối với đời sống thực vật là
A. tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng và giải phóng năng lượng ATP.
B. phân giải chất hữu cơ, tạo năng lượng dưới dạng nhiệt.
C. phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng.
D. phân giải chất hữu cơ, tích luỹ năng lượng.
Câu 3: Một gia đình nông dân chuẩn bị tiến hành gieo trồng trên một thửa ruộng khô hạn thuộc khu có nồng độ CO2 thấp. Bạn có thể giới thiệu cho gia đình họ loại cây trồng nào dưới đây là phù hợp nhất ?
A. Đậu tương.
B. Cây lúa.
C. Khoai lang.
D. Cây ngô.
Câu 4: Khi bón phân quá liều lượng, cây sẽ bị héo và chết do
A. phân bón không phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây.
B. dịch đất trở thành ưu trương so với tế bào lông hút.
C. tế bào lông hút của rễ ưu trương so với dịch đất.
D. phân bón không hòa tan được nên cây không hấp thụ khoáng.
Câu 5: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là
A. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
B. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
C. lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước).
D. lực liên kết giữa các phân tử nước.
Câu 6: Sắc tố nào khi vào cơ thể người có khả năng chuyển hóa thành vitaminA giúp mắt sáng?
A. Carôten.
B. Carôtennôit.
C. β - carôten.
D. Xantôphil.
Câu 7: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. O2 cần cho hô hấp hiếu khí giải phóng hoàn toàn nguyên liệu hô hấp, tích lũy được nhiều năng lượng.
B. Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
C. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí, nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.
D. Nước cần cho hô hấp, mất nước làm tăng cường độ hô hấp, cây tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
Câu 8: Khi chuyển một cây gỗ đi trồng nơi khác, người ta phải ngắt bớt lá. Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng ?
(1) Để giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển.
(2) Để tập trung quang hợp vào các lá chính.
(3) Để giảm tối đa sự thoát hơi nước.
(4) Để không làm hỏng bộ lá khi vận chuyển.
(5) Để giảm bớt sự hô hấp từ lá.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9: Giấy clorua côban khi ướt sẽ có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm clorua côban khô vào hai mặt lá khoai lang. Theo bạn kết luận nào dưới đây là chính xác?
A. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở hai mặt lá như nhau.
B. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng nhanh hơn.
C. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ơ hai mặt lá phụ thuộc vào lá già hay lá non.
D. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt trên lá sẽ hồng nhanh hơn.
Câu 10: Thực vật nào sau đây là thực vật C4 ?
A. Mía.
B. Thanh long.
C. Dứa.
D. Xương rồng.
Câu 11: Cơ sở khoa học của việc tưới nước cho cây trồng cần giải quyết đồng bộ vấn đề
A. thời điểm cần tưới nước, lượng nước và cách tưới thích hợp.
B. lượng nước cây cần và phương pháp tưới nước.
C. nhu cầu nước của từng loại cây.
D. thời điểm cần tưới nước, cách tưới nước.
Câu 12: Hiện tượng ứ giọt ở mép lá xảy ra trong điều kiện
A. Trời tắt nắng về đêm.
B. trời nắng gây gắt.
C. không khí chúa nhiều khí cacbônic.
D. đất và không khí ẩm.
Câu 13: Đưa vào gốc hoặc phun lên lá chất nào sau đây để lá cây xanh lại?
A. Fe3+.
B. Ca2+.
C. Mg2+.
D. Cu2+.
Câu 14: Quá trình chuyển NO3- trong đất thành N2 không khí là quá trình
A. ôxi hóa amôniac.
B. tổng hợp đạm.
C. phân giải chất đạm hữu cơ.
D. phản nitrat hóa.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín và các tiêu chí sau: Cấu tạo của hệ mạch, đường đi của máu, áp lực máu trong động mạch, động vật đại diện
Câu 2 (2,0 điểm). Nêu vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây.
-------- Hết --------
Đáp án
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
1. C |
2. C |
3. D |
4. B |
5. C |
6. C |
7. D |
8. A |
9. B |
10. A |
11. A |
12. D |
13. C |
14. D |
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm).
Lời giải chi tiết:
Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở:
Câu 2 (2,0 điểm).
Lời giải chi tiết:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ:
+ Giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất
+ Tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây
+ Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.
- Làm cho khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
- Hạ nhiệt độ của lá cây