Soạn bài Ý nghĩa văn chương - ngắn nhất Soạn văn 7

Tải xuống 2 1.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 7: Ý nghĩa văn chương mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
(Hoài Thanh)

I. VỀ TÁC GIẢ
Hoài Thanh (1909-1982) là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Sức hấp dẫn trong những
bài phê bình của Hoài Thanh không phải ở chiều sâu của hệ thống lập luận hay ở các
thuật ngữ được sử dụng một cách chính xác mà ở khả năng cảm thụ tinh tế, ở cách trình
bày vấn đề rất giản dị mà dí dỏm, sâu sắc. Ông tạo được một phong cách phê bình riêng,
thể hiện nổi bật trong cuốn Thi nhân Việt Nam - trong đó ông giới thiệu, phê bình và
tuyển chọn những tác giả ưu tú, những tác phẩm đặc sắc nhất của phong trào Thơ mới
(1932-1945).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra
thương cả muôn vật, muôn loài.
2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.
Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh
cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng
đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia,
ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống
trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù
Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con
người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ
thù.
3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn
có. Văn chương luyện những tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, tình yêu quê hương đất
nước. Văn chương gây cho ta tình cảm vị tha, tình cảm với những người tốt, người cùng
chí hướng, những người lao động trong cộng đồng và trên thế giới nói chung. Ví dụ đọc
truyện Cây bút thần, ta yêu mến nhân vật Mã Lương, căm ghét tên địa chủ và tên vua
tham lam.
4. a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương, vì nội dung bàn
đến là ý nghĩa, công dụng của văn chương.
b) Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ
đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh
của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu
văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
2. Cách đọc
Trong văn bản, Hoài Thanh đã sử dụng một lối viết rất sinh động: dùng một câu chuyện
để mở đầu, lấy những ví dụ (dẫn chứng) gần gũi với tất cả mọi người, từ ngữ giản dị,
trang nhã nhưng không kém phần sâu sắc.
Với một bài văn như vậy, giọng đọc cần nhẹ nhàng, chậm rãi, rõ từng câu, từng chữ.
3. Xem lại kiến thức trong bài và phần nghe giảng trên lớp để giải thích lại câu nói của
Hoài Thanh. Hãy lấy ví dụ chứng minh trong những bài văn, bài thơ đã được học trong
chương trình lớp 6 và lớp 7.
 

Xem thêm
Soạn bài Ý nghĩa văn chương - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Ý nghĩa văn chương - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
15. NGUYỄN HỒNG Linh

15. NGUYỄN HỒNG Linh

2022-03-15 20:01:15
OKOK
Tải xuống