Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

Tải xuống 15 2.8 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lịch sử lớp 11 về lịch sử thế giới cân đại -chủ đề 1 Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX có đáp án Lịch Sử lớp 11, tài liệu bao gồm 15 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi học kỳ  môn Sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

CHỦ ĐỀ 1: NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

  1. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

  1. NHẬT BẢN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
  2. Chính trị

- Quyền lực nằm trong tay Sô-gun (tướng quân).

- Chế độ Mạc phủ lâm vào khủng hoảng.

- Các nước tư bản phương Tây dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

  1. Kinh tế

- Nông nghiệp: quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu; mất mùa, đói kém liên tiếp,...

- Công - thương nghiệp: mầm mống của kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng,...

  1. Xã hội

- Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

⇨ Nhật Bản đứng trước 2 lựa chọn:

- Canh tân đất nước, phát triển theo con đường các nước tư bản phương Tây.

- Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến → đối mặt nguy cơ bị các nước đế quốc xâu xé.

  1. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ
  2. Nguyên nhân

- Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- Sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

⇨ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

- Mục đích

            + Đưa Nhật Bản nhanh chóng thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

            + Bảo vệ nền độc lập dân tộc.

  1. Nội dung chính

- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ; thành lập chính phủ mới; thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân; ban hành Hiến pháp 1889.

- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường; cho phép mua bán ruộng đất; phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ giao thông liên lạc.

- Quân sự: tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây; thực hiện nghĩa vụ quân sự; mời chuyên gia quân sự nước ngoài,...

- Giáo dục: chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật; cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.

  1. Kết quả

- Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

- Đưa Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.

  1. Tính chất

- Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản nhưng chưa triệt để.

  1. NHẬT TIẾN LÊN GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA
  2. Thời gian:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

  1. Biểu hiện

- Xuất hiện các công ti độc quyền chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị.

- Tiến hành chiến tranh xâm lược và bành trướng lãnh thổ.

  1. Đặc điểm

- Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

 

TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

  1. TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC XÂM LƯỢC
  2. NGUYÊN NHÂN

- Thế kỉ XVIII - XIX, kinh tế TBCN ở các nước phương Tây phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường và nhân công đặt ra cấp thiết → tăng cường việc xâm chiếm thuộc địa.

- Trung Quốc là “miếng mồi ngon” cho các nước đế quốc, vì:

            + Có vị trí chiến lược quan trọng.

            + Giàu tài nguyên, nhân công dồi dào.

            + Thị trường tiêu thụ rộng.

Đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế TBCN của các nước đế quốc.

- Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

  1. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC

- Các đế quốc, đứng đầu là Anh, dùng mọi thủ đoạn ép chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”.

- Anh thực hiện “Chiến tranh thuốc phiện” (tháng 6/1840 - tháng 8/1842), mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

→ Thất bại trong chiến tranh thuốc phiện, nhà Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh.

- Sau thực dân Anh, các nước đế quốc khác đua nhau xâu xé Trung Quốc

            + Đức chiếm Sơn Đông.

            + Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.

            + Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông.

            + Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc. 

  1. HẬU QUẢ

- Biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc sâu sắc → bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh.

  1. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC (GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX)
 

Thái Bình Thiên Quốc 

(1851 - 1804)

Duy tân Mậu Tuất (1898)

Nghĩa Hòa đoàn 

(1900 - 1901)

Lãnh đạo

Hồng Tú Toàn

Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.

 

Địa bàn

Từ Kim Điền (Quảng Tây) lan rộng khắp cả nước.

 

Từ Sơn Đông lan ra Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

Lực lượng tham gia

Nông dân.

Quan lại, sĩ phu tiến bộ, được vua Quang Tự ủng hộ.

Nông dân.

Kết quả

Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc đàn áp → thất bại.

Bị phái thủ cựu (do Từ Hi Thái hậu cầm đầu) đàn áp → thất bại sau 100 ngày.

Bị liên quân 8 nước tấn công. → thất bại.

Tính chất

Khởi nghĩa nông dân chống đế quốc và phong kiến.

Cải cách theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Khởi nghĩa nông dân chống đế quốc.

  1. TÔN TRUNG SƠN VÀ CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)
  2. TÔN TRUNG SƠN VÀ TỔ CHỨC TRUNG QUỐC ĐỒNG MINH HỘI

- Đôi nét về Tôn Trung Sơn

            + Sinh năm 1866 trong một gia đình nông dân ở tỉnh Quảng Đông.

            + Đi nhiều nước trên thế giới, có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu - Mĩ một cách có hệ thống.

            + Sớm nảy nở tư tưởng cách mạng, lật đổ triều Thanh, xây dựng xã hội mới → trở thành đại diện ưu tú và lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

- Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội

            + Do Tôn Trung Sơn thành lập vào tháng 8/1905.

            + Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

            + Mục tiêu: lật đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa; thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất.

            + Lực lượng tham gia: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.

  1. CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)

- Nguyên nhân

            + Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến.

            + Nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc → bán rẻ quyền lợi dân tộc.

- Lãnh đạo

            + Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn đứng đầu.

- Diễn biến chính

            + Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương (10/10/1911), → lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.

            + 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập, do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống lâm thời.

            + Một số lãnh đạo Đồng minh hội thỏa hiệp với nhà Thanh → Viên Thế Khải làm Tổng thống (6/2/1911). Cách mạng chấm dứt.

- Ý nghĩa

            + Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.

            + Mở đường cho CNTB phát triển.

            + Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

- Tính chất

            + Cách mạng tư sản không triệt để.

- Hạn chế

            + Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

            + Không đụng chạm đến các đế quốc xâm lược.

            + Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

  1. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ thế kỉ XIX, nền nông nghiệp ở Nhật Bản dựa trên cơ sở

A.quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. B. kinh tế tự cấp, tự túc.

B.ruộng đất và điền trang. D. địa chủ bóc lột nông dân.

Câu 2: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

A.Nông nghiệp lạc hậu. B. Công nghiệp phát triển.

B.Thương mại hàng hóa phát triển. D. Sản xuất quy mô lớn.

Câu 3: Từ thế kỉ XIX, ở Nhật Bản, hình thức kinh tế nào xuất hiện ngày càng nhiều?

A.Kinh tế hàng hóa. B. Công trường thủ công. C. Kinh tế công thương.            D. Công nghiệp nặng.

Câu 4: Dưới chế độ Mạc phủ, mầm mống kinh tế nào phát triển nhanh chóng?

A.Phong kiến. B. Nông nghiệp. C. Tư bản chủ nghĩa.  D. Công nghiệp.

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

B.Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.

C.Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản.

D.Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.Nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

B.Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

C.Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

D.Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa.

Câu 7: Từ thế kỉ XIX, tầng lớp nào ở Nhật Bản không có quyền lực về chính trị?

A.Tư sản công nghiệp B. Tư sản mại bản. C. Tư sản công thương                       D. Thợ thủ công.

Câu 8: Trong xã hội phong kiến ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX, đối tượng bị bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến là

A.tư sản. B. công nhân. C. thợ thủ công.          D. nông dân.

Câu 9: Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.Nhiều đảng phái ra đời.

B.Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị.

C.Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.

D.Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.

Câu 10: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần bị tư sản hóa?

A.Đai-my-ô (quý tộc phong kiến lớn). B. Sa-mu-rai (võ sĩ).

C.Quý tộc. D. Địa chủ vừa và nhỏ.

Câu 11: Phong trào đấu tranh chống Sô-gun diễn ra sôi nổi vào

A.những năm 60 của thế kỉ XIX. B. những năm 70 của thế kỉ XX.

C.giữa thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX.

Câu 12: Cuộc cải cách Minh Trị (1868) được gọi là gì?

A.Cuộc cách mạng Minh Trị. B. Cuộc Duy tân Minh Trị.

C.Cuộc canh tân Minh Trị D. Cuộc đổi mới Minh Trị.

Câu 13: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A.Chế độ Mạc phủ do Sô-gun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.

B.Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

C.Các nước tư bản phương Tây được tự do trao đổi buôn bán hàng hóa ở Nhật.

D.Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Câu 14: Minh Trị là hiệu của vua

A.Mút-xu-hi-tô. B. Sat-su-ma. C. Ko-mây.     D. Tô-ku-ga-oa.

Câu 15: Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là

A.do đề nghị của các đại thần. B. muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi.

C.chế độ Mạc phủ đã sụp đổ. D. đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

  1.  

 

ĐÁP ÁN

1 - A

2 - A

3 - B

4 - C

5 - C

6 - D

7 - C

8 - D

9 - C

10 - B

11 - A

12 - B

13 - D

14 - D

15 - C

16 - D

17 - B

18 - D

19 - B

20 - D

21 - C

22 - D

23 - B

24 - B

25 - D

26 - B

27 - B

28 - A

29 - B

30 - B

31 - C

32 - C

33 - A

34 - C

35 - C

36 - B

37 - B

38 - B

39 - A

40 - C

41 - C

42 - C

43 - B

44 - A

45 - C

46 - D

47 - B

48 - D

49 - B

50 - B

51 - D

52 - B

53 - D

54 - D

55 - A

56 - D

57 - B

58 - C

59 - D

60 - C

61 - D

62 - A

63 - B

64 - B

65 - D

66 - B

67 - B

68 - C

69 - C

70 - D

                   
                   
                   
                   

 

Xem thêm
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 1)
Trang 1
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 2)
Trang 2
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 3)
Trang 3
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 4)
Trang 4
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 5)
Trang 5
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 6)
Trang 6
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 7)
Trang 7
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 8)
Trang 8
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 9)
Trang 9
Lịch sử thế giới cân đại-Chủ đề 1: Nhật Bản và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống