Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 28 có đáp án: Bài tập Ôn tập chương 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 28: Bài tập Ôn tập chương 6 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 6. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 28 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 6.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 6 
BÀI 28: BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 6 

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc để giành độc lập của nhân dân ta đã giành được thắng lợi về căn bản? 
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
B. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905. 
C. Lý Bí lên ngôi vua năm 544. 
D. Dương Đình Nghệ đánh bại quân Nam Hán năm 931. 
Lời giải 
Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn thắng lợi vào năm 938. 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?   
A. Đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán 
B. Chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc 
C. Bước đầu giành được quyền tự chủ cho dân tộc 
D. Mở ra thời kì mới trong lịch sử- độc lập, tự chủ, lâu dài 
Lời giải 
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 3: Cuộc cải cách của Khúc Hạo có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?   
A. Xây dựng mầm mồng kinh tế phong kiến 
B. Đặt cơ sở cho chiến thắng Bạch Đằng năm 938

C. Giành độc lập tự chủ hoàn toàn cho dân tộc 
D. Lật đổ nền thống trị của nhà Nam Hán ở nước ta 
Lời giải 
Sau khi lên cầm quyền thay Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo đã tiến hành một loạt các cải cách như tổ chức lại bộ máy hành chính, miễn giảm các loại thuế, lập lại sổ hộ tịch…Nhờ vậy, tình hình kinh tế, xã hội nhanh chóng ổn định, nền tự chủ của dân tộc giành được từ cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ tiếp tục được phát huy, đồng thời đặt cơ sở cho chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền. 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 4: Nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVII có viết:  
“Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy…là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.  
Nhận xét trên đề cập đến chiến thắng nào của nhân dân ta trong thế kỉ X?   
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
B. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905. 
C. Khúc Hạo thực hiện cuộc cải cách về nhiều mặt năm 907. 
D. Dương Đình Nghệ đánh bại quân xâm lược Nam Hán năm 931. 
Lời giải 
Nhận xét trên đang nói về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
Đáp án cần chọn là: A 
Câu 5: Tại sao Ngô Quyền lại chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng?   
A. Do quân Nam Hán chắc chắn sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng 
B. Do muốn lợi dụng con nước thủy triều 
C. Do hai bên bờ sông có thể xây dựng quân mai phục hỗ trợ thủy binh 
D. Do đã bị mất người dẫn đường là Kiều Công Tiễn 
Lời giải

Sở dĩ Ngô Quyền chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng vì: 
- Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta => nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này 
- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng: 
+ Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục 
+ Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 6: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?   
A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc 
B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt 
C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện 
D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước 
Lời giải 
Nguyên nhân sâu sa để trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc là do trước khi bị phong kiến phương Bắc xâm lược, đô hộ, nhân dân Âu Lạc đã có một nền văn minh riêng- văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Nền văn minh này đã định hình những nét cơ bản về văn hóa Việt, con người Việt và đặt cơ sở cho sự hình thành các nền văn minh sau đó. 
Đáp án cần chọn là: A 
Câu 7: Ai là người đã cầu cứu nhà Nam Hán giúp đỡ để bảo vệ chức Tiết độ sứ?   
A. Dương Đình Nghệ 
B. Khúc Hạo

C. Khúc Thừa Mĩ 
D. Kiều Công Tiễn 
Lời giải 
Sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ, Ngô Quyền chuẩn bị kéo quân ra Đại La trị tội Công Tiễn. Trước sức mạnh của quân Ngô Quyền và sự bất bình của nhân dân, Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội vã cầu cứu nhà Nam Hán 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 8: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Nam Hán, hành động đầu tiên của Ngô Quyền khi kéo quân ra Bắc là gì?   
A. Triệu tập các tướng lĩnh bàn kế sách đánh giặc 
B. Huy động nhân dân xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng 
C. Tiến vào Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn 
D. Cử đoàn sứ giả sang hòa giải với nhà Nam Hán 
Lời giải 
Nhận được tin quân Nam Hán chuẩn bị đem quân tấn công nước ta, việc làm đầu tiên của Ngô Quyền là nhanh chóng kéo vào thành Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn để diệt trừ nội phản dẫn đường cho quân Nam Hán rồi mới tổ chức nhân dân chuẩn bị kháng chiến 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 9: Năm 905 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?   
A. Khúc Thừa Dụ được phong chức Tiết độ sứ 
B. Khúc Thừa Dụ nổi dậy, chiếm Tống Bình, tự xưng Tiết độ sứ 
C. Khúc Thừa Dụ trao quyền Tiết độ sứ cho Khúc Hạo 
D. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược nước ta lần thứ nhất 
Lời giải

Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 10: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng là gì?  
A. An Nam quốc vương 
B. Hoàng đế 
C. Tiết độ sứ 
D. Thái úy 
Lời giải 
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ 
Đáp án cần chọn là: C 

Xem thêm
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 28 có đáp án: Bài tập Ôn tập chương 6 (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 28 có đáp án: Bài tập Ôn tập chương 6 (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 28 có đáp án: Bài tập Ôn tập chương 6 (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 28 có đáp án: Bài tập Ôn tập chương 6 (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 28 có đáp án: Bài tập Ôn tập chương 6 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống