Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17 có đáp án: Bài tập Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 17: Bài tập Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 6. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 6.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 6 
BÀI 17: BÀI TẬP CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40) 

Câu 1: “Châu” dưới thời kì Bắc thuộc là đơn hành chính 
A. gồm nhiều huyện.                                                      
B. giống tỉnh ngày nay. 
C. trên cấp huyện.  
D. trên cấp quận. 
Lời giải 
Châu là đơn vị hành chính trên cấp quận. 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 2: Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ đã tác động như thế nào đến cuộc sống của nhân dân ta? 
A. Nhân dân ta vùng dậy khởi nghĩa mạnh mẽ. 
B. Tầng lớp nô lệ và tư sản ngày càng tăng. 
C. Cuộc sống của nhân dân càng thêm khổ cực. 
D. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi tích cực. 
Lời giải 
Năm 34, Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này đã ra sức đàn áp và vơ vét của cải của nhân dân ta, khiến cho nhân dân ta ngày càng thêm khổ cực. Đây chính là tác động của những chính sách do Tô Định thực hiện đến cuộc sống của nhân dân ta. 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh sự thay đổi của nhà nước Âu Lạc dưới thời thuộc Hán? 
A. Nhân dân hoàn toàn bị người Hán đồng hóa. 
B. Nước ta bị chia thành quận sáp nhập vào Trung Quốc. 
C. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra liên tiếp.

D. Đất nước bị mất hoàn toàn độc lập. 
Lời giải 
Nhà nước Âu Lạc thời thuộc Hán có những thay đổi chính sau: 
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. 
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm. 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 4: Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì? 
A. Cai trị tàn bạo.                                                            
B. Đồng hóa. 
C. Thân dân. 
D. Phân biệt dân tộc. 
Lời giải 
Trong quá trình cai trị người Việt, nhà Hán đã thực hiện chính sách đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống cùng với người Việt. Đây là hiện thân của chính sách đồng hóa. Không chỉ đồng hòa về mặt huyết thống mà còn là đồng hóa về văn hóa: 
- Đồng hóa về mặt huyết thống: Người Hán kết hôn với người Việt, lập gia đình, sinh con có sự hòa lẫn giữa hai dòng máu. 
- Đồng hóa về văn hóa: đưa những phong tục tập quán, tín ngưỡng, chữ viết của người Hán vào trong nhân dân Việt, làm mờ nhạt văn hóa Việt, thay thế bằng văn hóa của người Hán. 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 5: Gia Đình Trưng Trắc, Trưng Nhị và gia đình Thi Sách đã không có hành động nào sau đây? 
A. Cùng nhau mưu việc lớn, chống lại quân Hán. 
B. Bí mật tìm cách liên lạc với thủ lĩnh ở mọi miền đất nước.

C. Chuẩn bị nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán. 
D. Ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
Lời giải 
Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương (cha của Trưng Trắc và Trưng Nhị) và Lạc tướng huyện Chu Diên (cha của Thi Sách) đã cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên lạc với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy. 
=> Loại trừ đáp án D: những hành động này của gia đình được tiến hành trước khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng được diễn ra => Những hành động này không nhằm ủng hộ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 6: Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40? 
A. Mở ra thời kì phong kiến độc lập, tự chủ trên đất nước ta. 
B. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta. 
C. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam. 
D. Mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. 
Lời giải 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có những ý nghĩa to lớn sau: 
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử. 
- Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước. 
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường. 
=> Đáp án B: là ý nghĩa cuộc đấu tranh của Khúc Thừa Dụ ở thế kỉ X. 
Đáp án cần chọn là: A 
Câu 7: Năm 111 TCN, nhà Hán đã chia nước ta thành bao nhiêu quận? 
A. hai              

B. ba                        
C. bốn                     
D. năm 
Lời giải 
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 8: Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận nào vào năm 179 TCN? 
A. Giao Chỉ và Cửu Châu.                                             
B. Cửu Chân và Giao Châu. 
C. Giao Chỉ và Cửu Chân. 
D. Cửu Chân, Nhật Nam. 
Lời giải 
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 9: Theo chính sách của nhà Hán vào năm 111 TCN, đứng đầu các quận là 
A. Thứ sử 
B. Thái thú, Đô úy. 
C. Lạc tướng. 
D. Huyên lệnh. 
Lời giải 
Năm 111 TCN, nhà Hán quy định: 
- Đứng đầu châu là: Thứ sử. 
- Đứng đầu quân là: Thái úy coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự. 
- Đứng đầu huyện là: Lạc tướng. Đáp án cần chọn là: B 
 
Câu 10: Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta? 
A. Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân xâm lược Hán. 
B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). 
C. Hai Bà Trưng xây dựng chính quyền tự chủ. 
D. Hai Bà Trưng tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến. 
Lời giải 
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 11: Nhà Hán cho Lạc tướng cai trị các huyện đã tạo bất lợi gì cho chúng? 
A. Tạo điều kiện Lạc tướng liên kết khởi nghĩa. 
B. Lạc tướng sẽ vơ vết hết của cải của nhân dân. 
C. Tất cả lạc tướng liên kết chống lại người Hán. 
D. Chính sách đồng hóa của người Hán gặp khó khăn. 
Lời giải 
Theo chính sách cai trị người Hán, ở quận, huyện các Lạc tướng vẫn cai trị nhân dân như cũ. Chính sách này vô tình gây bất lợi cho nhà Hán. Bởi quận, huyện là khu vực khó cai quản, các Lạc tướng sẽ dễ dàng liên kết lại với nhau dựng cờ khởi nghĩa. Bằng chứng là Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương (cha của Trưng Trắc và Trưng Nhị) và Lạc tướng huyện Chu Diên (cha của Thi Sách) đã cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên lạc với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy. 
Đáp án cần chọn là: A 
Câu 12: Cuộc nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? 
A. Chế độ cai trị hà khắc của nhà Hán.

B. Thi Sách bị quan Thái thú Tô Định giết chết. 
C. Đời sống nhân dân lầm than. 
D. Quan Tô Định tham lam, tàn bạo, bóc lột. 
Lời giải 
Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 bao gồm: 
- Nguyên nhân sâu xa: 
+ Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc:  Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ. 
+ Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn. 
- Nguyên nhân trực tiếp: Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. 
=> Loại trừ đáp án: B 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 13: Đền thờ Hai Bà Trưng đang được đặt ở tỉnh nào hiện nay? 
A. Hà Nội.                                   
B. Bắc Giang.                          
C. Hải Phòng.                                   
D. Hưng Yên. 
Lời giải 
Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ Hai Bà Trưng được lập nên thể hiện sư biết ơn, kính trọng các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu, hi sinh trong lịch sử. Đây cũng là một truyền thống tốt đẹp của người Việt. 
Đáp án cần chọn là: A  

Câu 14: Nhà Hán lại gộp Âu Lạc và 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích gì? 
A. Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. 
B. Vơ vét được nhiều của cải, sản vật. 
C. Biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc. 
D. Thực hiện dễ dàng chính sách đồng hóa 
Lời giải 
Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu xâm chiếm lâu dài nước ta, xoá bỏ tên nước ta, biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. 
Đáp án cần chọn là: C 

Xem thêm
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17 có đáp án: Bài tập Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17 có đáp án: Bài tập Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17 có đáp án: Bài tập Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17 có đáp án: Bài tập Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17 có đáp án: Bài tập Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17 có đáp án: Bài tập Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17 có đáp án: Bài tập Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống