Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 sách Chân trời sáng tạo năm 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Giáo dục công dân 7. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi Giữa học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 1)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Môn: Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong
A. gia đình.
B. cơ sở giáo dục.
C. cơ quan làm việc.
D. cộng đồng xã hội.
Câu 2. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Bố mẹ đánh đập, ngược đãi con cái.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
C. Con cái xúc phạm, lăng mạ cha mẹ.
D. Bố mẹ phân biệt đối xử giữa các con.
Câu 3. Những lực lượng nào có trách nhiệm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường?
A. Các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.
B. Mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
C. Các thầy cô giáo chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
D. Lực lượng công an và chính quyền địa phương.
Câu 4. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.
B. Học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
C. Giáo viên nhắc nhở học sinh cần căm chỉ học tập.
D. Học sinh bịa đặt thông tin sai sự thật về giáo viên.
Câu 5. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến bạo lực học đường?
A. Sự phát triển tâm lí lứa tuổi.
B. Tác động của các trò chơi bạo lực.
C. Thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
D. Tác động xấu từ môi trường xã hội.
Câu 6. Học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường?
A. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.
B. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.
C. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.
D. Giữ kín chuyện để không ai biết.
Câu 7. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực học đường?
Tình huống. Ba bạn K, P và M đều là học sinh lớp 7A. Trong giờ kiểm tra môn Vật lí, K ngỏ ý muốn được P cho chép bài, nhưng P từ chối. Sau khi hết giờ kiểm tra, K đã ném đồ đạc của P xuống đất, tức tối với P rằng: “Đồ kiêu ngạo, tan học mày sẽ biết tay sao!”. Nhiều bạn khác đã chứng kiến sự việc, khuyên can K không nên nóng giận, thu dọn đồ đạc giúp P; đồng thời lớp trưởng đã bí mật thông báo sự việc với cô chủ nhiệm. M cũng chứng kiến câu chuyện, nhưng M chỉ cười khẩy và và nói nhỏ K rằng: “Đánh cho nó trận cho chừa thói ấy đi! Cậu cần hỗ trợ thì cứ bảo tớ nhé!”
A. Bạn K và M.
B. Bạn K và P.
C. Bạn K và lớp trưởng.
D. Bạn P và lớp trưởng.
Câu 8. T và Q vốn là bạn thân từ thời tiểu học. Lên cấp THCS, do một số hiểu lầm nên giữa hai bạn đã phát sinh mâu thuẫn. Nghi ngờ T đã bịa đặt những thông tin sai sự thật về mình, Q đã có hành vi đe dọa và hẹn cuối giờ sẽ gặp T để giải quyết.
Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
A. Không quan tâm vì mình không làm sai điều gì.
B. Báo với cô giáo để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để đề phòng bất trắc.
D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực.
(bỏ ý nghĩa + nguyên tắc chi tiêu)
Câu 9. Quản lý tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho
A. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
B. đỡ tốn kém, thiệt hại nhất.
C. cân đối và tằn tiện.
D. thoải mái nhất.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quản lí tiền hiệu quả?
A. Mua lượng thức ăn đủ dùng.
B. Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.
C. Mua tất cả những thứ mà mình thích.
D. Chỉ mua những thứ mình thực sự cần.
Câu 11. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?
A. Anh P lấy hết tiền lương và vay thêm tiền để chiếc đồng hồ hàng hiệu.
B. Bạn T đòi bố mua cho chiếc iPhone 14 Pro Max dù gia đình còn khó khăn.
C. Dì tủ đồ đã chật cứng, nhưng chị K vẫn mua thêm vì “không có gì để mặc”.
D. Trước khi chi tiêu, bạn H thường lên danh sách những món đồ thực sự cần.
Câu 12. Bạn học sinh nào dưới đây đã biết cách tạo ra nguồn thu nhập phù hợp với khả năng, lứa tuổi?
A. Bạn K làm các món đồ thủ công (thiệp, hộp bút,..) để bán.
B. Bạn H nói dối bố mẹ, lấy tiền đóng học để tiêu xài cá nhân.
C. Bạn T trốn học, đi làm thêm tại quán ăn để lấy tiền mua váy.
D. Bạn X chơi đánh bài ăn tiền, lấy tiền thắng được để mua đồ.
Câu 13. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính tiết kiệm?
A. Miệng ăn núi lở.
B. Vắt cổ chày ra nước.
C. Kiến tha lâu đầy tổ.
D. Vung tay quá trán.
Câu 14. Câu tục ngữ nào sau đây phê phán thói hoang phí?
A. Tích tiểu thành đại.
B. Góp gió thành bão.
C. Vung tay quá trán.
D. Vắt cổ chày ra nước.
Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả?
Tình huống. P và K sinh ra trong một gia đình khá giả, hằng tháng, hai bạn được bố mẹ cho một số tiền tiêu vặt lớn. P thường chia nhỏ số tiền tiêu vặt đó ra thành nhiều khoản, phục vụ cho các mục đích khác nhau và mỗi tháng, P đặt mục tiêu tiết kiệm 500.000 đồng. Trái lại, K thường tiêu hết số tiền bố mẹ cho và thỉnh thoảng còn xin thêm bố mẹ.
A. Bạn P biết cách quản lí tiền hiệu quả.
B. Bạn K biết cách quản lí tiền hiệu quả.
C. Bạn P và K biết cách quản lí tiền hiệu quả.
D. Không bạn nào biết quản lí tiền hiệu quả.
Câu 16. Cuối năm, C đập ống heo và biết được trong năm vừa rồi mình đã tiết kiệm được 2 triệu đồng. C muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, C cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?
A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Yêu cầu a) Nêu ý nghĩa và một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Theo em, học sinh có thể lựa chọn các hoạt động nào để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân?
Yêu cầu b) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây:
+ Ý kiến 1. Chi tiêu hợp lí là mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được.
+ Ý kiến 2. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần phải quản lí chi tiêu.
+ Ý kiến 3. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học, không nên quan tâm đến việc quán lí tiền bạc.
Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.
Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?
Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.
Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B |
2-B |
3-B |
4-C |
5-A |
6-A |
7-A |
8-B |
9-A |
10-C |
11-D |
12-A |
13-C |
14-C |
15-A |
16-A |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
* Yêu cầu a)
- Ý nghĩa: Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
- Một số nguyên tắc quản lí tiến hiệu quả:
+ Chi tiêu hợp lí
+ Tiết kiệm thường xuyên
+ Tăng nguồn thu để tạo ra nguồn thu nhập.
- Học sinh có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo tuổi học trò để viết tin, bài,...
* Yêu cầu b)
- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì: Chi tiêu hợp lí là ưu tiên mua những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn.
- Ý kiến 2. Không đồng tình. Vì: quản lí chi tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cá nhân.
- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: bên cạnh việc học tập, học sinh cũng nên quan tâm, rèn luyện kĩ năng quản lí tiền, quản lí chi tiêu sao cho hiệu quả.
Câu 2 (3,0 điểm):
- Tình huống a) N nên nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Hoặc N trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.
- Tình huống b) Em giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/chủ đề/bài |
Mức độ đánh giá |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
1 |
Giáo dục kĩ năng sống |
Nội dung 1: Phòng chống bạo lực học đường |
4 câu |
1/2 câu (1đ) |
2 câu |
1/2 câu (2đ) |
1 câu (3đ) |
2 câu |
||
2 |
Giáo dục kinh tế |
Nội dung 2: Quản lí tiền |
4 câu |
2 câu |
2 câu |
|||||
Tổng câu |
8 |
1/2 |
4 |
1/2 |
0 |
1 |
4 |
0 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Đề thi Giữa học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 2)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Môn: Giáo dục công dân lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây “…… là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
A. Truyền thống dân tộc.
B. Phong tục, tập quán.
C. Thuần phong, mĩ tục.
D. Truyền thống quê hương.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
B. Lối sống hẹp hòi, đề cao lợi ích cá nhân.
C. Coi thường pháp luật vì “phép vua thua lệ làng”.
D. Lối sống trọng tình nghĩa, yêu thương, bao dung.
Câu 3. “Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn” là lễ hội truyền thống của cư dân ở địa phương nào?
A. Huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
B. Thành phố Việt Trì (Phú Thọ).
C. Thị xã Duy Tiên (Hà Nam).
D. Huyện Tiên Du (Bắc Ninh).
Câu 4. Làm gốm sứ là nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?
A. Làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
B. Làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội).
C. Làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh).
D. Làng Vân (Việt Yên, Bắc Giang).
Câu 5. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?
A. Đoàn kết chống ngoại xâm.
B. Tư tưởng “trọng nam kinh nữ”.
C. Lối sống trọng tình nghĩa.
D. Yêu thương con người.
Câu 6. Nét đẹp truyền thống nào của quê hương Bắc Ninh được đề cập đến trong câu ca dao sau?
“Ai về Nội Duệ, Cầu Lim
Nghe câu Quan họ, đi tìm người thương”
A. Lễ hội đền Hùng.
B. Dân ca quan họ.
C. Đờn ca tài tử.
D. Nhã nhạc cung đình.
Câu 7. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 8. Ông K muốn truyền lại bí quyết và kĩ thuật làm gốm cho anh P (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh P rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm gốm từ ông P. Tuy nhiên bố mẹ của anh P lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống.
Trong trường hợp này những nhân vật nào chưa có ý thức phát huy nghề truyền thống của quê hương?
A. Ông K.
B. Anh P.
C. Bố mẹ anh P.
D. Ông K và anh P.
Câu 9. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 10. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
B. Ganh ghét, đố kị với người khác.
C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
D. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
Câu 12. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 13. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Chia ngọt, sẻ bùi.
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
D. Bao che cho người thân khi họ mắc lỗi sai.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Chỉ cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với những người nghèo khó.
B. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội.
C. Trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, cảm thông là không cần thiết.
D. Người biết quan tâm, chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
Câu 16. Cuối giờ học, M để nguyên cốc nhựa đựng nước ngọt trên bàn mà không đem bỏ vào thùng rác. Khi P nhắc nhở, M trả lời: “Tại sao mình phải dọn dẹp, đó là việc của cô lao công cơ mà”. P giải thích và khuyên M nên cảm thông với sự vất vả của cô lao công, nhưng M không nghe và tỏ thái độ khó chịu.
Trong trường hợp này, nhân vật nào chưa biết cách quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Cô lao công.
B. Bạn P.
C. Bạn M.
D. Hai bạn P và M.
Câu 17. Học tập tự giác, tích cực là
A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
B. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
C. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
D. nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng khi đạt điểm cao.
Câu 18. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
B. Làm việc riêng trong giờ học.
C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.
Câu 19. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Có thêm nhiều kiến thức.
B. Bị bạn bè chế giễu.
C. Sự vất vả.
D. Sự xa lánh của bạn bè.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập.
C. Xác định đúng mục tiêu học tập.
D. Thường xuyên trốn học để đi chơi game.
Câu 21. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:
A. chăm chỉ.
B. chây lười, ỷ lại.
C. khiêm tốn.
D. tự ti.
Câu 22. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Học tập tự giác, tích cực giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
B. Chỉ những bạn học sinh yếu kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Người tích cực trong học tập thường bị bạn bè lợi dụng.
Câu 23. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên
A. lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
C. làm việc riêng trong giờ học.
D. chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 24. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, mỗi học sinh không nên
A. lên kế hoạch học tập cụ thể.
B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
C. thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra.
D. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống sau:
Tình huống 1. H thấy các bạn đang tập văn nghệ và nghĩ: “Mình muốn đi học thanh nhạc mà trung tâm văn hoá ở xa nhà mình quá!”. Nếu là H, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. M là học sinh mới của lớp 7A3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn!". Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D |
2-D |
3-C |
4-A |
5-B |
6-B |
7-B |
8-C |
9-A |
10-B |
11-C |
12-C |
13-D |
14-D |
15-B |
16-C |
17-C |
18-A |
19-A |
20-D |
21-B |
22-A |
23-A |
24-B |
|
|
|
|
|
|
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau, vì:
+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.
+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Xử lí tình huống 1: Nếu là H, em sẽ:
+ Xin bố mẹ cho mình đăng kí học thanh nhạc ở trung tâm văn hóa.
+ Khắc phục vấn đề đường xa bằng cách sắp xếp thời gian hợp lí;
+ Sau khi học thanh nhạc tại trung tâm văn hóa, em có thể học thêm (học online tại nhà) thông qua youtube…
+ ….
- Xử lí tình huống 2: Nếu là M, để học tốt môn tiếng Anh hơn, em sẽ:
+ Học tập thêm các từ vựng tiếng Anh liên quan đến các bài học trên lớp;
+ Rèn luyện kĩ năng viết thông qua việc tập viết các đoạn văn/ bài luận…
+ Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ
+ Củng cố kĩ năng nghe – nói, thông qua việc: giao tiếp, trao đổi với các bạn người nước ngoài/ nghe nhạc hoặc xem phim hoạt hình tiếng Anh…
+ ….