Bộ 10 đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 KHTN 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1. Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí?

A. Lực kế.              B. Máy bắn tốc độ.                     C. Dao động kí.                    D. La bàn.

Câu 2. Hoạt động cảm ứng có vai trò nào sau đây đối với cơ thể sinh vật? 

A. Giúp cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống.

B. Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.

C. Giúp sinh vật tăng kích thước và khối lượng, hoàn thiện các chức năng sống.

D. Giúp sinh vật tăng số lượng cá thể, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Câu 3. Nhóm nào sau đây chỉ gồm hoa lưỡng tính?

A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.                                  B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.

C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.                                      D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 4. Nhóm thực vật nào sau đây chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông?

A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.

B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải.

C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch.

D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải.

Câu 5. Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì và thuộc loại tập tính nào ở động vật?

A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.

B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.

C. Mục đích thu hút con mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.

D. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính di cư.

Câu 6. Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống nhau từ một cá thể mẹ?

A. Trinh sinh.                   B. Phân đôi.                     C. Nảy chồi.                          D. Phân mảnh.

Câu 7. Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?

A. Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhụy đến nhị.

B. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

C. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.

D. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.

Câu 8. Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?

A. Đài hoa.                       B. Tràng hoa.                   C. Nụ hoa.                            D. Bầu nhụy.

Câu 9. Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?

A. Sinh sản.

B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

C. Sinh trưởng và phát triển.

D. Cảm ứng.

Câu 10. Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích

A. hạn chế sâu bệnh hại.                                           B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.

C. tô điểm cho ruộng nương.                                     D. hạn chế sự phá hoại của con người.

Câu 11. Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của

A. hệ tuần hoàn.              B. hệ hô hấp.                   C. hệ bài tiết.                    D. hệ thần kinh.

Câu 12. Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua

A. các hoạt động sống.                                             B. sự trao đổi chất.

C. sự cảm ứng.                                                        D. các phản xạ.

Câu 13. Cho các ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật?

A. Ánh sáng.                                                           B. Nhiệt độ.

C. Độ tuổi sinh sản.                                                 D. Hormone sinh sản.

Câu 14. Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần, bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Trong trường hợp này, bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào sau đây?

A. Nuôi cấy mô.              B. Giâm cành.                  C. Chiết cành.                  D. Ghép cành.

Câu 15. Trong quá trình sinh sản hữu tính ở động vật, phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ đối với

A. loài đẻ trứng.                                                      B. loài đẻ con.

C. loài đẻ trứng và loài đẻ con.                                 D. loài sinh sản nảy chồi.

Câu 16. Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có hình thức sinh sản vô tính?

A. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.

B. Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.

C. Sứa, san hô, giun đất, tôm, cua, thủy tức.

D. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.

Câu 17. Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?

A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.

B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.

C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.

D. Cây táo non phát triển từ hạt.

Câu 18. Quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhụy gọi là

A. thụ tinh.                                                              B. thụ phấn.

C. hình thành quả.                                                    D. hình thành hạt.

Câu 19. Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con rơi xuống đất rồi phát triển thành cây bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là

A. sinh sản sinh dưỡng.                                             B. nảy chồi.

C. phân đôi.                                                             D. sinh sản bằng bào tử.

Câu 20. Việc làm trụ cho cây hồ tiêu giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt dựa trên hiện tượng cảm ứng nào sau đây?

A. hướng sáng                                                         B. hướng nước                

C. hướng dinh dưỡng                                               D. hướng tiếp xúc

Câu 21. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là:

A. các nhận biết               B. các kích thích              C. các cảm ứng                  D. các phản ứng

Câu 22. Hiện tượng cảm ứng nào sau đây được con người ứng dụng để nhận biết sự thay đổi của thời tiết?

A. Tính hướng sáng của côn trùng gây hại

B. Tính hướng sáng của cá

C. Độ cao khi bay của chuồn chuồn

D. Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại.

Câu 23. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè

B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh

C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời

D. Cây nắp ấm bắt mồi

Câu 24. Quả được hinh thành do sự biến đổi của:

A. nhị hoa                        B. đài hoa                        C. noãn đã thụ tinh           D. bầu nhụy

Câu 25. Biện pháp vun gốc cho cây khoai tây dựa trên

A. tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ.

B. tính hướng đất và hướng ánh sáng của rễ.

C. tính tránh đất và hướng ánh sáng của rễ.

D. tính tránh đất và tránh ánh sáng của rễ.

Câu 26. Hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan rễ, thân, lá của cơ thể mẹ gọi là

A. sinh sản hữu tính                                                 B. sinh sản phân đôi

C. sinh sản bào tử                                                    D. sinh sản sinh dưỡng

Câu 27. Một thanh kim loại được cọ xát và mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó đang ở trạng thái nào sau đây?

A. Nhận thêm electron                                             B. Mất đi electron

C. Mất bớt điện tích dương                                      D. Không nhận thêm electron

Câu 28. Biện pháp canh tác nào sau đây là ứng dụng ảnh hưởng của độ ẩm trong việc điều khiển sinh trưởng và phát triển của cây trồng?

A. Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính.

B. Trồng xen canh hoặc làm luống.

C. Tưới nước cho cây trồng

D. Trồng luân phiên các loại cây khác nhau.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật.

Câu 2 (1 điểm). Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của sâu hại, đề xuất biện pháp phòng ngừa và diệt sâu hại để bảo vệ mùa màng. Lấy ví dụ loài cụ thể.

Hướng dẫn giải:

1. D

2. B

3. A

4. A

5. A

6. B

7. C

8. D

9. B

10. B

11. A

12. A

13. C

14. B

15. B

16. B

17. D

18. B

19. A

20. D

21. B

22. C

23. B

24. D

25. A

26. D

27. B

28. C

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1. 

Phương pháp giải:

Dụng cụ dùng để xác định phương hướng địa lí là la bàn.

Lời giải chi tiết:

Chọn D.

Câu 2. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình cảm ứng ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Hoạt động cảm ứng có vai trò giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.

Chọn B.

Câu 3. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Nhóm gồm toàn hoa lưỡng tính (có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa) là hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.  

Chọn A.

Câu 4. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về sự sinh sản hữu tính ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Nhóm thực vật chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông là lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.

Chọn A.

Câu 5. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.

Chọn A.

Câu 6. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Hình thức sinh sản phân đôi chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống nhau từ một cá thể mẹ.

Chọn B.

Câu 7. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng là: Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.

Chọn C.

Câu 8. 

Phương pháp giải:

Trong quá trình sinh sản của thực vật có hoa, quả được hình thành do sự phát triển của bầu nhụy.

Lời giải chi tiết:

Chọn D.

Câu 9. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật và sơ đồ sau:

Lời giải chi tiết:

Trong cơ thể sinh vật, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại.

Chọn B.

Câu 10. 

Phương pháp giải:

Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích xua đuổi chim phá hoại mùa màng.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Câu 11. 

Phương pháp giải:

Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 12. 

Phương pháp giải:

Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua các hoạt động sống của cơ thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 13. 

Phương pháp giải:

Vận dụn kiến thức về quá trình sinh sản ở các loài sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Các ví dụ trên chứng minh thực vật sinh sản phụ thuộc vào độ tuổi.

Chọn C.

Câu 14. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ứng dụng sự sinh trưởng và phát triển của thực vật trong thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Bạn Lan đã thực hiện phương pháp giâm cành.

Chọn B.

Câu 15. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản của động vật.

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình sinh sản hữu tính ở động vật, phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ đối với loài đẻ con.

Chọn B.

Câu 16. 

Phương pháp giải:

Hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật có bản chất là quá trình phân đôi.

Lời giải chi tiết:

Các loài sinh vật có hình thức sinh sản vô tính là: Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.

Chọn B.

Câu 17. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản vô tính ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

- Hạt được tạo ra do sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái → Cây táo non phát triển từ hạt không phải là hình thức sinh sản vô tính mà là hình thức sinh sản hữu tính.

- Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ, cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân là hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật – một hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

- Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử là hình thức sinh sản bằng bào tử ở thực vật – một hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

Trường hợp không phải là sinh sản vô tính ở thực vật là: Cây táo non phát triển từ hạt.

Chọn D.

Câu 18. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.

Lời giải chi tiết:

Quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhụy gọi là thụ phấn.

Chọn B.

Câu 19. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản vô tính ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con rơi xuống đất rồi phát triển thành cây bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là sinh sản sinh dưỡng.

Chọn A.

Câu 20. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình cảm ứng ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Việc làm trụ cho cây hồ tiêu giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt dựa trên hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc.

Chọn D.

Câu 21. 

Phương pháp giải:

Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Câu 22. 

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng cảm ứng được con người ứng dụng để nhận biết sự thay đổi của thời tiết là: Độ cao khi bay của chuồn chuồn.

Chọn C.

Câu 23. 

Phương pháp giải:

Cảm ứng ở thực vật là các phản ứng của cơ thể thực vật đối với các kích thích đến từ môi trường.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng không phải cảm úng của thực vật là: Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.

Chọn B.

Câu 24. 

Phương pháp giải:

Dựa vào quá trình thụ phấn và thụ tinh của thực vật có hoa.

Lời giải chi tiết:

Quả được hình thành do sự biến đổi của bầu nhụy.

Chọn D.

Câu 25. 

Phương pháp giải:

Dựa vào sự cảm ứng của thực vật với ánh sáng và đất.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp vun gốc cho cây khoai tây dựa trên tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ.

Chọn A.

Câu 26. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản của thực vật.

Lời giải chi tiết:

Hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan rễ, thân, lá của cơ thể mẹ gọi là sinh sản sinh dưỡng.

Chọn D.

Câu 27. 

Lời giải chi tiết:

Một thanh kim loại được cọ xát và mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó đang ở trạng thái mất đi electron.

Chọn B.

Câu 28. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp canh tác là ứng dụng ảnh hưởng của độ ẩm trong việc điều khiển sinh trưởng và phát triển của cây trồng là: Tưới nước cho cây trồng.

Chọn C.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm). 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cách hình thức sinh sản ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Bộ 10 đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 (ảnh 1)

 

Câu 2 (1 điểm). 

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm các giai đoạn phát triển ở côn trùng, lựa chọn các biện pháp hiệu quả để phòng trừ các loài gây hại như muỗi, bướm,…

Lời giải chi tiết:

Để phòng ngừa và tiêu diệt sâu hại, cần tìm hiểu vòng đời của sâu hại;

Có các biện pháp phù hợp để tiêu diệt một giai đoạn trong vòng đời của chúng (tốt nhất là giai đoạn trứng hoặc ấu trùng); đánh giá mức độ thành công của biện pháp để có kế hoạch điều chỉnh nhằm bảo vệ mùa màng tốt nhất.

- 2 đề thi Cuối kì 2 KHTN 7 áp dụng cho các trường dạy nối tiếp chương trình từ Học kì 1.

Ma trận đề thi Học kì 2 KHTN 7 (nối tiếp)

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

Tổng % điểm

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chủ đề 7. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

 

2

 

     

 

   

2

0,5

Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

1

2

 

1

 

1

 

 

1

4

3

Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

 

1

 

2

1

1

 

 

1

4

2

Chủ đề 10. Sinh sản ở sinh vật.

 

2

1

2

 

 

1

 

1

4

4

Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

 

1

 

1

 

 

 

 

 

3

0,5

Tổng số ý/câu

1

8

1

6

1

2

1

 

4

16

100 %

Điểm số

2

2

2

1,5

1

0,5

1

 

6

4

Tổng số điểm

4

3,5

1,5

1

10

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đa số các thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ

A. tế bào lông hút.

B. tế bào thịt vỏ.

C. tế bào trụ dẫn.

D. tế bào mạch gỗ.

Câu 2: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?

A. Nước, CO2, kháng thể.

B. CO2, các chất thải, nước.

C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.

D. Nước, hormone, kháng thể.

Câu 3: Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

B. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

C. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.

D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

Câu 4: Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là

A. được di truyền từ bố mẹ.

B. có số lượng nhất định và bền vững.

C. mang tính đặc trưng cho từng cá thể.

D. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.

B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.

C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.

D. Cây nắp ấm bắt mồi.

Câu 6: Nhóm nhân tố nào sau đây gồm các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?

A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước.

B. Ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.

C. Nước, vật chất di truyền từ bố mẹ, nhiệt độ.

D. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

A. Dinh dưỡng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

C. Nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của một cá thể là như nhau trong mọi giai đoạn.

D. Để sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lí, cân đối.

Câu 8: Biện pháp nào không phải là ứng dụng các nhân tố môi trường bên ngoài để điều hòa sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi?

A. Điều chỉnh nhiệt độ buồng nuôi tằm để tạo điều kiện tốt nhất cho tằm phát triển.

B. Tạo giống lai giữa mướp đắng với mướp cho năng suất cao.

C. Trồng xen canh mía và bắp cải để thu được hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.

D. Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí làm cho hiệu quả chăn nuôi được tăng rõ rệt.

Câu 9: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?

A. Đài hoa.

B. Tràng hoa.

C. Nụ hoa.

D. Bầu nhụy.

Câu 10: Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là

A. mọc chồi.

B. tái sinh.

C. phân đôi.

D. nhân giống.

Câu 11: Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm là

A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.

C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.

D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.

Câu 12: Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?

A. Lá.

B. Rễ.

C. Thân củ.

D. Cành cây.

Câu 13: Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là

A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.

C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.

D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.

Câu 14: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Câu 15: Việc trồng xen canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích nào sau đây?

A. Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

B. Bắp cải tạo bóng râm cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

C. Mía tạo ra chất khoáng cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

D. Bắp cải tạo ra chất khoáng cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

Câu 16: Cơ sở khoa học của biện pháp đặt bù nhìn trên đồng ruộng dựa trên

A. tập tính sợ và tránh xa con người của động vật phá hoại mùa màng.

B. tập tính sợ và tránh xa rơm của động vật phá hoại mùa màng.

C. tập tính bị thu hút bởi mùi rơm của động vật phá hoại mùa màng.

D. tập tính sợ và tránh xa nguồn phát ra âm thanh của động vật phá hoại mùa màng.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cảm ứng ở thực vật là gì? Nêu một số hình thức cảm ứng ở thực vật.

Câu 4 (2 điểm): Phân biệt thụ phấn và thụ tinh. Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa là gì?

Câu 3 (1 điểm): Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể?

Câu 4 (1 điểm): Hãy kể tên 2 thành tựu đạt được trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào.

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua

A. lục lạp của lá.

B. khí khổng của lá.

C. mạch gỗ của thân.

D. mạch gỗ của lá.

Câu 2: Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của

A. hệ tuần hoàn.

B. hệ hô hấp.

C. hệ bài tiết.

D. hệ thần kinh.

Câu 3: Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là

A. giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

B. giúp sinh vật tạo ra những cá thể mới để duy trì liên tục sự phát triển của loài.

C. giúp sinh vật tăng số lượng và kích thước tế bào để đạt khối lượng tối đa.

D. giúp sinh vật có tư duy và nhận thức học tập để đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?

A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.

B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.

C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.

Câu 5: Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là

A. cửa sổ.

B. ánh sáng.

C. độ ẩm không khí.

D. nồng độ oxygen.

Câu 6: Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn lần lượt là

A. phôi → trứng → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.

B. trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.

C. phôi → trứng → nòng nọc → nòng nọc 4 chân → nòng nọc 2 chân → ếch con → ếch trưởng thành.

D. trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 4 chân → nòng nọc 2 chân → ếch con → ếch trưởng thành.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật ở mọi giai đoạn là giống nhau.

B. Vòng đời của động vật là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loài.

C. Sự sinh trưởng diễn ra liên tục còn sự phát triển chỉ diễn ra ở giai đoạn phôi.

D. Sự phát triển diễn ra liên tục còn sự sinh trưởng chỉ diễn ra ở giai đoạn hậu phôi.

Câu 8: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?

A. Bệnh quáng gà.

B. Bệnh bướu cổ.

C. Bệnh suy tim.

D. Bệnh còi xương.

Câu 9: Loài nào sau đây sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi?

A. Bọt biển.

B. Amip.

C. Thuỷ tức.

D. Vi khuẩn E.coli.

Câu 10: Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra

A. ngoài môi trường cạn.

B. ngoài môi trường nước.

C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.

D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.

Câu 11: Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là

A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định.

B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu.

D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng.

Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?

A. Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhụy đến nhị.

B. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

C. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.

D. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.

Câu 13: Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện nhờ

A. sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

B. sự phối hợp giữa các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.

C. sự phối hợp giữa các loại mô cấu tạo nên cơ thể.

D. sự phối hợp giữa các loại cơ quan cấu tạo nên cơ thể.

Câu 14: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?

A. Sinh sản.

B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

C. Sinh trưởng và phát triển.

D. Cảm ứng.

Câu 15: Cắt bỏ ngọn hoa mõm chó sẽ làm cho cây ra nhiều hoa đơn hơn là giữ lại đơn độc một ngọn vì

A. mô phân sinh đỉnh bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.

B. mô phân sinh bên bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.

C. mô phân sinh lóng bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.

D. mô dẫn và mô biểu bì bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.

Câu 16: Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để

A. tìm ra thời điểm học tập trong ngày phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

B. tạo ra không gian học tập thoải mái và phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

C. nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.

D. tìm ra phương pháp kéo dài thời gian tập trung học tập của mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tập tính là gì? Nêu vai trò của tập tính ở động vật.

Câu 2 (2 điểm): Trình bày vai trò của quả đối với đời sống của cây và đời sống con người.

Câu 3 (1 điểm): Dựa vào những biểu hiện sinh trưởng, phát triển nào ở người giúp em có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng? Giải thích.

Câu 4 (1 điểm): Trong thực tiễn, nuôi cấy mô ở động vật được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Lấy một ví dụ minh họa.

- 2 đề thi Cuối kì 2 KHTN 7 áp dụng cho các trường dạy song song chương trình từ Học kì 1.

Ma trận đề thi Học kì 2 KHTN 7 (song song)

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

Tổng % điểm

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chủ đề 6. Từ

 

1

 

1

1

1

 

1

1

4

3

Chủ đề 10. Sinh sản ở sinh vật

1

4

 

4

 

1

 

 

1

9

4,25

Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

 

2

1

1

 

 

1

 

2

3

2,75

Tổng số ý/câu

1

7

1

6

1

2

1

1

4

16

100 %

Điểm số

2

1,75

1,5

1,5

2

0,5

0,5

0,25

6

4

Tổng số điểm

3,75

3

2,5

0,75

10

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một nam châm có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.

B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Câu 2: Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.

A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.

B. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.

C. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ trùng nhau.

D. Cực Nam địa lí không trùng cực Nam địa từ.

Câu 3: Cho thanh nam châm có các từ cực như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B?

Đề thi Học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) | Khoa học tự nhiên 7

A. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trên xuống dưới.

B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ dưới lên trên.

C. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trên xuống dưới và tại B có chiều từ dưới lên trên.

D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ dưới lên trên và tại B có chiều từ trên xuống dưới.

Câu 4: Tại sao khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì đinh sắt lại hút được kẹp giấy?

Đề thi Học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) | Khoa học tự nhiên 7

A. Vì khi đó đinh sắt nóng lên và hút được kẹp giấy.

B. Vì khi đó đinh sắt bị nhiễm điện và hút được kẹp giấy.

C. Vì khi đó đinh sắt giống như nam châm.

D. Vì khi đó đinh sắt có dòng điện chạy qua và hút được kẹp giấy.

Câu 5: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm

A. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.

B. duy trì sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

C. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại lâu dài.

Câu 6: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành

A. từ rễ của cây.

B. từ một phần của thân cây.

C. từ lá của cây.

D. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.

Câu 7: Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?

A. Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật hạt kín.

B. Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhụy.

C. Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.

D. Quả do đầu nhụy phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia.

Câu 8: Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là

A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định.

B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu.

D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng.

Câu 9: Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào tham gia quá trình điều hòa sinh sản?

A. Yếu tố thức ăn.

B. Yếu tố hormone.

C. Yếu tố nhiệt độ.

D. Yếu tố độ ẩm.

Câu 10: Phương pháp thụ phấn nhân tạo được thực hiện theo cách nào sau đây?

A. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào hạt phấn của hoa đực.

B. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhụy của hoa cái.

C. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhị của hoa cái.

D. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào chỉ nhị của hoa đực.

Câu 11: Biện pháp nào dưới đây giúp điều khiển thụ tinh ở động vật đạt hiệu quả nhất?

A. Thay đổi các yếu tố môi trường.

B. Sử dụng hormone.

C. Thụ tinh nhân tạo.

D. Sử dụng chất kích thích tổng hợp.

Câu 12: Đâu không phải là mục đích của việc điều khiển sinh sản ở động vật?

A. Điều khiển tuổi thọ.

B. Điều khiển thời điểm sinh sản.

C. Điều khiển giới tính.

D. Điều khiển số con.

Câu 13: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào sau đây?

A. Tế bào và mô.

B. Tế bào và cơ thể.

C. Mô và cơ quan.

D. Mô và cơ thể.

Câu 14: Cơ thể đơn bào

A. chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

B. chỉ gồm hai tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

C. gồm nhiều tế bào và thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các tế bào.

D. chỉ gồm hai tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các tế bào.

Câu 15: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Câu 16: Chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi không phải vì lí do nào sau đây?

A. Vì một số loài côn trùng giúp tăng tỉ lệ đậu hoa.

B. Vì một số loài côn trùng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên cho hoa.

C. Vì một số loài côn trùng là thiên địch bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp.

D. Vì một số loài côn trùng đem lại nguồn lợi ích kinh tế cho con người.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nguyên nhân nào sinh ra từ trường của Trái Đất?

Câu 2 (2 điểm): Kể tên một số vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng. Nêu vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.

Câu 3:

a) (1,5 điểm) Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sống khác? Lấy 1 ví dụ minh họa.

b) (0,5 điểm) Theo em, chúng ta nên làm gì để cơ thể phát triển cân đối.

Hướng dẫn giải đề số 4

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. C

2. C

3. A

4. C

5. C

6. D

7. D

8. B

9. B

10. B

11. C

12. A

13. B

14. A

15. D

16. A

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Từ trường Trái Đất sinh ra từ lõi của nó và chuyển động quay của nó. Các kết quả thăm dò cho biết sắt và niken là các thành phần cấu tạo nên lõi của Trái Đất. Lõi của Trái Đất được chia thành hai phần: lõi bên trong ở thể rắn và lõi bên ngoài ở thể lỏng. Khi Trái Đất quay, hai phần của lõi chuyển động với tốc độ khác nhau. Đó là giả thuyết và nguyên nhân tạo ra từ trường Trái Đất.

Câu 2: (2 điểm)

- Một số vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng:

+ Động vật đẻ con: chó, lợn, bò, mèo, trâu,…

+ Động vật đẻ trứng: vịt, gà, chim bồ câu, cá, ếch,…

Vai trò sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn:

+ Duy trì sự phát triển số lượng liên tục của loài sinh sản hữu tính.

+ Tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố mẹ, thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi.

Câu 3: (2 điểm)

a) Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường thì việc cung cấp vật chất và năng lượng cho toàn bộ hệ thống các hoạt động sống trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khiến tất cả các hoạt động sống này đều bị rối loạn.

- Ví dụ: Thiếu nguồn dinh dưỡng, tế bào phân chia kém, cây sinh trưởng và phát triển chậm, sinh sản không đúng chu kì.

b) Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại trong đó trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại. Bởi vậy, để cơ thể phát triển cân đối cần:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí (đủ lượng và đủ chất, phù hợp cho từng lứa tuổi, trạng thái sinh lí,…).

- Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức hằng ngày.

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

A. Vật liệu bị hút.

B. Vật liệu từ.

C. Vật liệu có điện tính.

D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 2: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.

C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.

D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 3: Chọn đáp án sai.

A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.

B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.

C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.

D. Cả A và B đúng.

Câu 4: Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện?

A. Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.

B. Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.

C. Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.

D. Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.

Câu 5: Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật gồm

A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

B. sinh sản phân đôi và sinh sản nảy chồi.

C. sinh sản phân đôi và sinh sản phân mảnh.

D. sinh sản nảy chồi và sinh sản phân mảnh.

Câu 6: Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra

A. ngoài môi trường cạn.

B. ngoài môi trường nước.

C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.

D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.

Câu 7: Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm là

A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.

C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.

D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.

Câu 8: Hình thức đẻ con không có ưu điểm nào dưới đây?

A. Được bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của vật ăn thịt.

B. Được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục.

C. Có điều kiện nhiệt độ thích hợp và ổn định để phôi phát triển.

D. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một lần sinh.

Câu 9: Trong trồng trọt, biện pháp thụ phấn nhân tạo giúp

A. tăng khả năng ra hoa và lá.

B. tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

C. tăng khả năng mọc rễ và ra lá non.

D. tăng chiều cao của thân và kéo dài rễ.

Câu 10: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?

A. Nhiệt độ.

B. Độ ẩm.

C. Thức ăn.

D. Khối lượng buồng trứng.

Câu 11: Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là

A. hormone auxin.

B. hormone cytokinin.

C. hormone etylen.

D. hormone florigen.

Câu 12: Trong chăn nuôi, để tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa, người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Gây đột biến.

B. Nhân bản vô tính.

C. Thụ tinh nhân tạo.

D. Dung hợp tế bào trần.

Câu 13: Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là

A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.

C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.

D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.

Câu 14: Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện nhờ

A. sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

B. sự phối hợp giữa các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.

C. sự phối hợp giữa các loại mô cấu tạo nên cơ thể.

D. sự phối hợp giữa các loại cơ quan cấu tạo nên cơ thể.

Câu 15: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Câu 16: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.

B. giúp nhân giống nhanh và nhiều, tránh được sâu bệnh gây hại.

C. giúp tăng thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày quá trình hình thành và lớn lên của quả.

Câu 3:

a) (1 điểm) Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống.

b) (1 điểm) Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích.

Hướng dẫn giải đề số 5

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. B

2. D

3. C

4. A

5. A

6. C

7. A

8. D

9. B

10.  C

11.  D

12. C

13. A

14. A

15. A

16. D

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào đường ray và toa tàu được làm từ nam châm tạo nên lực nâng giúp giảm ma sát

Câu 2: (2 điểm)

- Sự hình thành quả: Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.

- Sự lớn lên của quả: Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào, trải qua các giai đoạn biến đổi là quả xanh, quả ương, quả chín. Song song với sự tạo quả, cánh hoa, nhị hoa, vòi nhụy dần khô và rụng; một số loại quả sau khi chín vẫn có lá đài và cuống hoa còn sót lại.

Câu 3: (2 điểm)

a) Ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống: Cơ thể đơn bào như trùng giày, amip chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng tế bào đó đảm bảo sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống như lớn lên, sinh sản.

b) Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng chi phối.

- Giải thích: Suy dinh dưỡng là một dạng bệnh lí thường gặp ở trẻ em có độ tuổi từ 0 – 5 tuổi, nguyên nhân chính là do quá trình trao đổi chất bị rối loạn, quá trình chuyển hóa năng lượng ở tế bào và cơ thể diễn ra không đồng đều, làm ảnh hưởng đến sự lớn lên và phân chia của tế bào, khiến cho cơ thể sinh trưởng và phát triển không cân đối. Mặt khác, điều kiện về nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trẻ bị thiếu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Tài liệu có 28 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống