Bộ 10 đề thi học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Mua tài liệu 20 7.4 K 24

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Giáo dục công dân 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 GDCD lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025

(BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục đạo đức

 

Nội dung 1: Giữ chữ tín

4 câu

 

2 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

 

Nội dung 2: Bảo tồn di sản văn hóa

4 câu

 

1 câu

2 câu

1 câu

 

2

Giáo dục kĩ năng sống

Nội dung 1: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

4 câu

 

1 câu

1 câu

2 câu

 

Tổng câu

12

0

4

1

4

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Một trong những biểu hiện của giữ chữ tín là

A. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.

B. thực hiện đúng lời hứa của mình.

C. đến trễ so với thời gian đã hẹn.

D. không tin tưởng nhau.

Câu 2. Người biết giữ chữ tín sẽ

A. được mọi người tin tưởng.

B. bị người khác coi thường.

C. bị người khác lợi dụng.

D. phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “………. là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình”.

A. Chữ tín.

B. Giữ chữ tín.

C. Tự trọng.

D. Tự giác, tích cực.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Biết trọng lời hứa.

B. Thực hiện tốt chức trách.

C. Thống nhất giữa lời nói và việc làm.

D. Trễ giờ, trễ hẹn.

Câu 5. Câu ca dao: “Nói lời phải giữ lấy lời/ đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?

A. Giản dị.

B. Giữ chữ tín.

C. Nhân hậu.

D. Chăm chỉ.

Câu 6. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về việc giữ chữ tín?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Lời nói, gió bay.

C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

D. Chữ tín quý hơn vàng mười.

Câu 7. Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nên nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều, nhưng bà nhất quyết không làm theo. Hành động đó cho thấy bà X là người như thế nào?

A. Có tinh thần dũng cảm.

B. Giữ chữ tín trong kinh doanh.

C. Có lòng nhân hậu, yêu thương mọi người.

D. Gian dối, không giữ chữ tín trong kinh doanh.

Câu 8. Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là biểu hiện của giữ chữ tín.

B. Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình.

C. Giữ chữ tín góp phần làm các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.

D. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “ ……….. là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”

A. Truyền thống gia đình.

B. Phong tục tập quán.

C. Di sản văn hóa.

D. Truyền thống quê hương.

Câu 10. Di sản văn hóa thường được chia làm 2 loại là: di sản văn hóa vật thể và

A. di sản văn hóa vật chất.

B. di sản văn hóa phi vật thể.

C. di sản hỗn hợp.

D. di sản thiên nhiên.

Câu 11. Luật nào của Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa?

A. Luật An ninh quốc gia năm 2004.

B. Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

C. Luật Di sản văn hóa năm 2001.

D. Luật Dân sự năm 2015.

Câu 12. Di sản nào dưới đây gắn liền với khu vực Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang) của Việt Nam?

A. Đờn ca tài tử.

B. Dân ca Ví, Dặm.

C. Hát Xoan.

D. Dân ca Quan họ.

Câu 13. Di sản nào dưới đâyđược xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể?

A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

B. Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng).

C. Lễ hội Lồng Tồng của người Tày.

D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).

Câu 14. Thấy K hay chọn Dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, M không thích, chê hát Dân ca quan họ không hợp thời và muốn K chọn những bài hát hiện đại, sôi động. K từ chối và giải thích: “Dân ca quan họ là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Kinh Bắc. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này tới mọi người”.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào chưa biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa hát Xoan?

A. Bạn M.

B. Bạn N.

C. Cả 2 bạn M và N.

D. Không có bạn nào.

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã có hành động thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa?

A. Bạn P chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.

B. Bạn T tham gia câu lạc bộ hát Xoan của địa phương.

C. Bạn X khắc tên lên tượng đài tại khu di tích lịch sử.

D. Ông B cất dấu cổ vật mà mình tìm thấy khi làm nhà.

Câu 16. Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?

A. Cần bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

B. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích - lịch sử được nhà nước xếp hạng.

C. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.

D. Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa.

Câu 17. Tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất được gọi là

A. suy nhược thể chất.

B. bạo lực gia đình.

C. căng thẳng tâm lí.

D. bạo lực học đường.

Câu 18. Con người có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất khi phải trải qua căng thẳng tâm lí ở mức độ

A. cao hoặc trong một thời gian ngắn.

B. thấp hoặc trong một thời gian dài.

C. cao hoặc trong một thời gian dài.

D. thấp hoặc trong một thời gian ngắn.

Câu 19. Một số biểu hiện khi bị căng thẳng tâm lí là

A. tinh thần phấn chấn, tươi vui…

B. nét mặt tươi vui, hay nói, cười…

C. ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng,…

D. mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ,...

Câu 20. Nguyên nhân khách quan nào gây ra căng thẳng tâm lí cho học sinh?

A. Áp lực học tập.

B. Tâm lí tự ti.

C. Suy nghĩ tiêu cực.

D. Sự lo lắng thái quá.

Câu 21. Bạn A là học sinh giỏi Toán của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của A, nhưng A không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế. Trên đường về nhà, A đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. A rất sợ hãi, không dám đến trường. A đã rơi vào trạng thái nào sau đây?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Bạo lực gia đình.

C. Tâm lí căng thẳng.

D. Suy nhược thể chất.

Câu 22. Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút.

Theo em, nguyên nhân nào khiến K rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Áp lực học tập, thi cử.

B. Mâu thuẫn trong gia đình.

C. Sức khỏe yếu, suy nhược.

D. Mâu thuẫn với bạn cùng lớp.

Câu 23. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em nên lựa chọn cách ứng phó nào dưới đây?

A. Trốn học đi chơi game để quên nỗi buồn.

B. Vận động thể chất, yêu thương bản thân.

C. Trốn trong phòng, không tâm sự với ai.

D. Khóc và âm thầm chịu đựng nỗi buồn.

Câu 24. Mấy tuần nay, M cảm thấy sợ hãi vì những tin nhắn đe dọa, nói xấu mình trên mạng xã hội. M đã tâm sự với chị gái và nhờ chị giúp đỡ. Nhận được sự hướng dẫn của chị, dần dần, M đã ổn định tâm lí trở lại.

Theo em, trong tình huống trên, bạn M đã

A. không biết cách ứng phó tới tâm lí căng thẳng.

B. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.

C. thể hiện mình là một người yếu đuối.

D. tỏ ra mình là một người hèn nhát.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống:A là học sinh giỏi của lớp, P là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, P cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn A phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. A cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, A đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất.

Câu hỏi:

a)Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và những biểu hiện của A khi bị căng thẳng tâm lí.

b) Trong tình huống trên, bạn A đã ứng phó với tâm lí căng thẳng ra sao? Nhận xét của em về cách ứng phó của bạn A.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1 - B

2-A

3-B

4-D

5-B

6-D

7-B

8-D

9-C

10-B

11-C

12-D

13-C

14-A

15-B

16-B

17-C

18-C

19-D

20-A

21-C

22-A

23-B

24-B

 

 

 

 

 

 

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm)

- Ý nghĩa, vai trò của di sản văn hóa:

+ Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc của dân tộc trong công cuộc xay dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

+ Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Yêu cầu a)

+ Nguyên nhân khiến A bị căng thẳng: do A bị P cùng nhóm bạn xấu đe dọa.

+ Biểu hiện của A khi bị căng thẳng: A không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị ra mồ hôi tay và trán.

- Yêu cầu b)

+ Cách ứng phó của A: tìm sự giúp đỡ từ phòng tư vấn tâm lí học đường của trường.

+ Nhận xét: A đã có cách ứng phó phù hợp, tích cực để giải tỏa tâm lí căng thẳng.

Đề thi học kì 1 GDCD lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Chữ tín là

A. niềm tin của con người đối với nhau.

B. coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình.

C. đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.

D. sẻ chia, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

Câu 2. Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải thực hiện được điều gì trong những điều dưới đây?

A. Biết giữ chữ tín.

B. Tin tưởng người khác.

C. Siêng năng, kiên trì.

D. Quan tâm người khác.

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ chữ tín?

A. Lời nói đi đôi với việc làm.

B. Nói một đằng làm một nẻo.

C. Luôn nghi ngờ mọi người.

D. Hứa nhưng không thực hiện.

Câu 4. Người biết giữ chữ tín sẽ

A. bị người khác lợi dụng.

B. phải chịu nhiều thiệt thòi.

C. không được tin tưởng.

D. được mọi người tin tưởng.

Câu 5. Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?

A. Trung thực.

B. Giữ chữ tín.

C. Khiêm tốn

D. Dũng cảm.

Câu 6. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về việc giữ chữ tín?

A. Một lần thất tín, vạn lần bất tin.

B. Thương người như thể thương thân.

C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Câu 7. Vào đợt lợn bị dịch tả châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà K mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó cho thấy bà K là người như thế nào?

A. Biết quan tâm người khác.

B. Giữ chữ tín với khách hàng.

C. Biết tôn trọng người khác

D. Không giữ chữ tín trong kinh doanh.

Câu 8. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về việc giữ chữ tín?

A. Chỉ thực hiện lời hứa khi có điều kiện thuận lợi.

B. Chỉ cần giữ chữ tín với những đối tác quan trọng.

C. Cần coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

D. Không cần giữ lời hứa với khách hàng cũ.

Câu 9. Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Truyền thống gia đình.

B. Thành tựu văn minh.

C. Di sản văn hóa.

D. Truyền thống quê hương.

Câu 10. Di sản văn hóa bao gồm

A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.

B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

C. di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể.

D. di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên.

Câu 11. Ở Việt Nam, những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.

B. Luật An ninh mạng năm 2018.

C. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

D. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Câu 12. Di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện thông qua

A. danh lam thắng cảnh.

B. cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. các di tích lịch sử - văn hóa.

D. các làn điệu dân ca truyền thống.

Câu 13. Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa vật thể?

A. Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

B. Nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.

C. Nghệ thuật Nhã nhạc cung đình (Huế).

D. Làn điệu Dân ca quan họ vùng Kinh Bắc.

Câu 14. Di sản nào dưới đây của nhân dân Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999?

A. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).

B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

C. Nghi lễ thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ).

D. Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái.

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?

A. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích – lịch sử được nhà nước xếp hạng.

B. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.

C. Chỉ những thắng cảnh được UNESCO công nhận mới gọi là di sản văn hóa.

D. Chỉ các cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.

Câu 16. Trên đường đi học về, M và Q phát hiện hai thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa cổ của làng. M rủ Q đi báo công an nhưng Q từ chối và nói: “Việc đó nguy hiểm lắm, nếu hai người kia biết mình tố cáo thì họ sẽ trả thù chúng mình đấy. Tớ không làm đâu, cậu thích thì tự đi báo công an đi”.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có hành động thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa?

A. Bạn M.

B. Bạn Q.

C. Hai bạn M và Q.

D. Không có bạn nào.

Câu 17. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về

A. tiền bạc, học tập.

B. gia đình, bạn bè.

C. bạn bè, người thân.

D. tinh thần, thể chất.

Câu 18. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về

A. tiền bạc.

B. thành tích thi đua.

C. hoạt động giao tiếp xã hội.

D. sức khỏe tinh thần và thể chất.

Câu 19. Khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt,…là một số biểu hiện của

A. cơ thể bị căng thẳng.

B. học sinh chăm học.

C. người trưởng thành.

D. học sinh lười tập thể dục.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?

A. Yêu thương bản thân.

B. Đối mặt và suy nghĩ tích cực.

C. Vận động thể chất, tập trung vào hơi thở.

D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 21. Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng là

A. suy nghĩ tiêu cực.

B. áp lực học tập.

C. sự kì vọng quá lớn của gia đình.

D. các mối quan hệ bạn bè.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là tác động tiêu cực của việc căng thẳng tâm lí?

A. Kết quả học tập giảm sút.

B. Suy nhược về thể chất và tinh thần.

C. Đạt được kết quả cao trong học tập.

D. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.

Câu 23. M chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, M đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của M thể hiện bạn là người

A. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.

B. may mắn và tự tin.

C. biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.

D. rất coi trọng thành tích.

Câu 24. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Trốn trong phòng để khóc.

B. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.

C. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.

D. Vùi mình vào chơi game để quên nối buồn.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trong các trường hợp dưới đây, bạn nào biết giữ chữ tín? Bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao?

- Trường hợp 1) Q hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà V để giúp bạn học Toán. Sáng Chủ nhật, mặc dù trời nắng to nhưng Q vẫn sang nhà bạn như đã hứa.

- Trường hợp 2) P hứa với cô giáo sẽ khắc phục việc thường xuyên đi học muộn nhưng bạn vẫn tiếp tục tình trạng đó. Bạn đưa ra lí do là thức quá khuya để học bài.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật trong những tình huống dưới đây:

Tình huống 1) M là học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử - văn hoá thì M lại thường hay chê bai những địa điểm đó.

Tình huống 2) Chú H đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú H có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1 -A

2-A

3-A

4-D

5-B

6-A

7-D

8-C

9-C

10-B

11-A

12-D

13-A

14-A

15-B

16-A

17-D

18-D

19-A

20-D

21-A

22-C

23-A

24-B

 

 

 

 

 

 

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm)

- Trường hợp 1) Bạn Q biết giữ chữ tín vì đã thực hiện đúng lời hứa với bạn.

- Trường hợp 2) Bạn P không biết giữ chữ tín vì hứa rồi không thực hiện được lời hứa. P nên có kế hoạch học bài và đi ngủ đúng giờ để không đi học muộn.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Tình huống 1) Khuyên M không nên chê bai các di tích lịch sử, văn hoá mà cần tích cực tìm hiểu về các di tích đó để thấy được ý nghĩa lớn lao của di sản văn hoá mà ông cha ta đã từng đấu tranh để xây dựng và bảo vệ.

- Tình huống 2) Khuyên chú H nên nộp lại cổ vật đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí vì đây là tài sản chung của dân tộc cần được bảo tồn và phát triển.

Tài liệu có 20 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống