Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa lí 6. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 2 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 6.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 6 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 2 có đáp án: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 6
BÀI 2: BẢN ĐỒ. CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
Câu 1: Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi
A. có màu sắc và kí hiệu.
B. có bảng chú giải.
C. có đầy đủ thông tin, kí hiệu, tỉ lệ, bảng chú giải.
D. có mạng lưới kinh, vĩ tuyến.
Lời giải
Để vẽ bản đồ trước hết phải thu thập các thông tin về vùng đất cần vẽ, tiếp đến tính tỉ lệ bản đồ và cuối cùng là lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ và kèm theo bảng chú giải.
=> Như vậy một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi có đầy đủ thông tin, tỉ lệ, kí hiệu và bảng chú giải.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về sự biến dạng các vùng đất khi chuyển từ mặt cong Trái Đất ra mặt phẳng bản đồ?
A. Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng nhất định.
B. Có khu vực bị biến đổi về hình dạng nhưng đúng về diện tích hoặc ngược lại.
C. Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ, sự biến dạng càng rõ rệt.
D. Khu vực gần trung tâm chiếu đồ hoàn toàn không có sai số nào về hình dạng và diện tích.
Lời giải
Khi chuyển từ mặt cong Trái Đất ra mặt phẳng bản đồ, các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng nhất định, so với hình dạng thực trên bề mặt Trái Đất.
- Các vùng đất có thể đúng diện tích nhưng sai hình dạng, hoặc đúng hình dạng nhưng sai diện tích.
- Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ thì sự biến dạng càng rõ rệt. => Do vậy nhận xét, khu vực gần trung tâm
chiếu đồ hoàn toàn không có sai số nào về hình dạng và diện tích là không đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Cho các công việc sau:
a) Lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
b) Đo đạc, tính toán, thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ (thực địa) hoặc sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh.
c) Tính tỉ lệ, thu nhỏ khoảng cách.
Sắp xếp các công việc trên theo đúng thứ tự các bước để vẽ bản đồ là
A. a, b, c
B. a, c, b
C. c, b, a
D. b, c, a
Lời giải
Lần lượt các bước để vẽ bản đồ là:
- Đo đạc, tính toán, thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ (thực địa hoặc sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh).
- Tính tỉ lệ, thu nhỏ khoảng cách.
- Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
=> Như vậy thứ tự các bước vẽ bản đồ đúng là: b => c => a
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Cho hình vẽ sau:
Nhận xét đúng về mạng lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ hình 6 là
A. Kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.
B. Kinh tuyến là những đường thẳng, vĩ tuyến là những đường cong.
C. Kinh tuyến là những đường cong chụm ở cực, vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau.
D. Kinh tuyến là những đường cong chụm ở cực (kinh tuyến gốc là đường thẳng), vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau.
Lời giải
Nhận xét đúng về mạng lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ hình 6 là: Kinh tuyến là những đường cong chụm ở cực (riêng kinh tuyến gốc là đường thẳng), vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng về vai trò của bản đồ trong học tập Địa lí?
A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt đất.
B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.
C. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội (điểm dân cư, núi, sông).
D. Bản đồ không thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
Lời giải
Vai trò của bản đồ trong học tập Địa lí là:
- Bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí trên mặt đất (tọa độ địa lí), ở đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển như thế nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế-xã hội ra sao...
- Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới; sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...
- Bản đồ còn thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
Ví dụ: mối quan hệ giữa địa hình, mạng lưới sông ngòi và sự phân bố dân cư. Những khu vực có địa hình đồng bằng rộng lớn, mạng lưới sông ngòi phát triển -> dân cư tập trung đông đúc; ngược lại ở vùng núi cao hiểm trở, nguồn nước khan hiếm -> dân cư phân bố thưa thớt.
=> Nhận xét: Bản đồ không thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí là không đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Cho hình vẽ sau:
Trong bản đồ trên, khu vực nào sau đây có sai số ít nhất về hình dạng và diện tích?
A. Liên Bang Nga.
B. Trung Phi.
C. Đảo Grơn-len.
D. Châu Đại Dương.
Lời giải
- Trên thực tế (hoặc trên quả Địa cầu), càng về phía cực kích thước các vòng tròn vĩ tuyến càng giảm, các đường kinh tuyến là những đường cong chụm lại ở cực.
- Khi chiếu trên mặt phẳng bản đồ thì kinh -vĩ tuyến là những đường thẳng song song, các vĩ tuyến đều dài bằng nhau và bằng Xích đạo. ⟹ Như vậy, càng xa xích đạo về phía hai cực, sự thay đổi hình dạng sẽ tăng dần, sai số về diện tích càng lớn.
+ Lãnh thổ Liên Bang Nga, đảo Grơn-len, châu Đại Dương đều nằm ở vĩ độ cao, nằm xa trung tâm chiếu đồ nên sai số càng lớn.
+ Lãnh thổ Trung Phi nằm ở khu vực vĩ độ thấp, gần với đường xích đạo nên sai số về hình dạng, diện tích ít nhất so với các khu vực còn lại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Vẽ bản đồ là
A. chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.
B. chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
C. chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
D. chuyển toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng giấy.
Lời giải
Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Bản đồ là
A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
B. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
C. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
D. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Lời giải
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng cách
A. sử dụng hình ảnh thật của chúng.
B. sử dụng hình vẽ của chúng.
C. sử dụng hệ thống các kí hiệu.
D. viết tên của chúng trên bản đồ.
Lời giải
Các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng cách sử dụng hệ thống kí hiệu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Loại ảnh được sử dụng để vẽ bản đồ là
A. ảnh vệ tinh và ảnh hàng không.
B. ảnh hàng hải.
C. ảnh nghệ thuật.
D. ảnh chụp từ sân thượng của một tòa tháp.
Lời giải
Ngày nay, để vẽ bản đồ, người ta đã sử dụng cả ảnh vệ tinh và ảnh hàng không.
Đáp án cần chọn là: A