Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức

Tải xuống 9 2.3 K 4

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải bài tập Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực trang chi tiết Đạo đức lớp 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Khởi động (trang 45)

Chia sẻ về một lần em lo lắng. Khi đó em đã làm gì ? 

Lời giải chi tiết

Một lần, trước khi bắt đầu vào kỳ, thi em đã rất lo lắng và hồi hộp. Tuy nhiên lúc đó em đã hít thở thật sâu và tự động viên bản thân rằng mình đã chuẩn bị rất kĩ cho kỳ thi này nên không phải lo lắng gì cả. Nhờ vậy nên em đã bớt run hơn và thi đạt được kết quả tốt

Khám phá (trang 45 - 47)

Đạo đức lớp 2 trang 45 Câu 1: Đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực 

- Hoa đã làm gì để vượt qua lo lắng sợ hãi ? 

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

-  Bạn nào đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực ? Kiềm chế bằng cách nào ?

- Việc kiềm chế được cảm xúc tiêu cực đó đã đem lại điều gì cho bạn ?

Lời giải chi tiết

- Để vượt qua lo lắng, sợ hãi Hoa đã hít thở sâu, lấy lại bình tĩnh và tự nhủ: “ Đừng sợ, mình nhất định sẽ làm được.

- Bạn Sơn đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực. Bạn đã  bình tĩnh lại và suy nghĩ ra cách khắc phục là dùng vết loang màu để vẽ bầu trời trong bức tranh của mình

- Việc kiềm chế được cảm xúc lo lắng đã giúp bạn hoàn thành bài vẽ và được cô giáo, các bạn khen .

Đạo đức lớp 2 trang 46 Câu 2: Quan sát tranh và nêu cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Lời giải chi tiết

Các cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực: 

- Đọc truyện hoặc nghe nhạc .

- Hít thở sâu, đến chậm rãi từ một đến 10 .

- Viết ra những điều khiến bản thân buồn phải lo lắng, sợ hãi .

- Chia sẻ với bạn.

- Kể với người thân.

- Tiếp xúc và chơi với những người tích cực vui vẻ hạnh phúc .

- Luôn nghĩ đến những câu chuyện hài hước chuyện vui mà mình đã từng trải qua

Luyện tập (trang 47 - 50)

Đạo đức lớp 2 trang 47 Câu 1: Em đồng tình với cách ứng xử nào trong các tình huống dưới đây? Vì sao ?

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Em còn cách ứng xử nào khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực  ? 

Lời giải chi tiết

- Tình huống 1: Em đồng tình với cách ứng xử: “ Hùng hít thở sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy ”. Bởi vì đây là cách ứng xử tích cực không gây sự bực bội cho bản thân, làm bạn bè không mất lòng nhau. 

- Tình huống 2: Em đồng ý với cách xử lý: “ Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ và chủ động làm quen với các bạn ”. Vì cách này đã giúp Vân tự tin hơn và chơi vui vẻ hòa đồng với các bạn trong lớp .

Một số cách ứng xử khác để kiểm chế cảm xúc tiêu cực: 

- Tình huống 1: Nếu là Hùng thì em nghĩ sẽ nghĩ là Huy chỉ vô tình làm mình ngã và sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở bạn lần sau cẩn thận hơn .

- Tình huống 2: Nếu là Vân em sẽ tự động viên bản thân mình tự tin chủ động làm quen với các bạn, tham gia các công việc của lớp để hòa đồng hơn với các bạn.

Đạo đức lớp 2 trang 49 Câu 2: Xử lý tình huống

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Lời giải chi tiết

- Tình huống 1: em sẽ lờ đi lời trêu đó, đi ra chỗ khác và hằng ngày sẽ cố gắng tập thể dục để giúp cơ thể trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn.

- Tình huống 2: em sẽ tâm sự với bạn thân là đã xảy ra chuyện gì khiến bạn thân không chơi với em nữa và bảo các bạn khác không chơi cùng em. Từ đó giải quyết vấn đề giữa em và bạn thân để chúng em lại chơi với nhau vui vẻ như trước.

- Tình huống 3: em sẽ khi thở sâu kiềm chế lại cảm xúc tức giận, nhắc nhở em trai lần sau không được vẽ lên đồ của người khác nữa đồng thời cũng rút kinh nghiệm cho bản thân mình sau khi làm xong cần cất đồ của mình một cách cẩn thận .

Vận dụng (trang 50)

- Chia sẻ những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó .

- Em hãy thực hiện những hành động sau khi thấy tức giận, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng  ...

+ Hít thở sâu 

+ Đếm chậm rãi từ một đến 10 

+ Nghe nhạc nhẹ

+ Đi dạo

+ Trò chuyện với người thân

Lời giải chi tiết

- Những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó :

+ Khi em tức giận với bạn thì em sẽ đi ra một chỗ khác để kiềm chế cảm xúc tức giận khi nào hết tức giận thì em mới quay lại và xử lý vấn đề với bạn em .

+ Khi có chuyện buồn, em thường tâm sự với mẹ, để mẹ cho em những lời khuyên hữu ích

+ Khi cảm thấy hồi hộp, lo lắng trước kỳ thi em thường uống một cốc nước và hít thở sâu để giữ bình tĩnh

Xem thêm
Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức (trang 1)
Trang 1
Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức (trang 2)
Trang 2
Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức (trang 3)
Trang 3
Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức (trang 4)
Trang 4
Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức (trang 5)
Trang 5
Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức (trang 6)
Trang 6
Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức (trang 7)
Trang 7
Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức (trang 8)
Trang 8
Giải SGK Đạo đức lớp 2 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Kết nối tri thức (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống