Với giải câu hỏi 1 trang 178 Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí 6 Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Câu hỏi 1 trang 178 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài em hãy:
- Cho biết các thành phần chính của đất.
- Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?
- Thành phần nào quan trọng nhất?
Trả lời:
- Các thành phần chính của đất: không khí, nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.
- Thành phần chất vô cơ chiếm tỉ lệ lớn nhất tới 45%.
- Thành phần chất hữu cơ quan trọng nhất.
Lý thuyết Lớp đất, các thành phần chính của đất và tầng đất
1. Lớp đất
- Khái niệm: Là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, không khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
2. Các thành phần chính của đất
- Lớp đất trên các lục địa bao gồm các thành phần là chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí.
- Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét...
- Chất hữu cơ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là phần quan trọng nhất của đất.
- Nước và không khí tồn tại giữa các khe hở của đất, giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
3. Các tầng đất
- Các tầng: Tầng hữu cơ, tầng đá mặt, tầng tích tụ và tầng đá mẹ.
- Đặc điểm của các tầng
+ Tầng hữu cơ: Là tầng trên cùng, bao gồm các tàn tích hữu cơ (cành khô, lá mục,..) đang bị phân giải.
+ Tầng đất mặt: Được hình thành do vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ tạo nên chất mún, thường tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
+ Tầng tích tụ: Được hình thành do các vật chất bị hoà tan và tích tụ lại từ các tầng đất phía trên xuống.
+ Tầng đá mẹ: Là nơi chứa các sản phẩm phong hoá bị biến đổi để hình thành đất.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: