Giải SGK Địa lí 6 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Sông và hồ

Tải xuống 4 2.8 K 7

Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 17: Sông và hồ chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 6 Bài 17: Sông và hồ

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 170 Địa Lí lớp 6Dựa vào thông tin trong bài và hình 17.1 em hãy mô tả các bộ phận chính của một dòng sông.

Bài 17. Sông và hồ

Trả lời:

Các bộ phận chính của một dòng sông gồm có

- Cửa sông là nơi tiếp giáp với biển và nước sông đổ ra biển.

- Sông chính có nhiệm vụ dẫn nước, tiếp nhận nước từ các phụ lưu.

- Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông chính.

- Chi lưu là nơi có nhiều dòng chảy tách ra từ dòng sông chính, làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

Câu hỏi 2 trang 170 Địa Lí lớp 6Dựa vào thông tin trong bài và bảng 17.1, em hãy:

- Cho biết mùa lũ của sông Gianh vào những tháng nào?

- Cho biết những tháng nào có lượng mưa lớn nhất.

- Rút ra mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông.

Bài 17. Sông và hồ

Trả lời:

- Mùa lũ của sông Gianh vào những tháng: 9, 10, 11.

- Tháng 9, 10, 11 có lượng mưa lớn nhất.

- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông

+ Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa, nguồn nước đổ vào các sông là do nước mưa.

+ Vào mùa mưa, nếu lượng nước mưa lớn tăng nhanh sẽ gây ra hiện tượng lũ, lụt khu vực ven bờ và hạ lưu.

+ Các sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan.

Câu hỏi 3 trang 172 Địa Lí lớp 6Dựa vào thông tin trong bài và hình 17.4 em hãy:

- Kể những mục đích sử dụng nước sông, hồ.

- Cho biết nước sông hồ có thể cùng lúc sử dụng cho nhiều mục đích không?

Bài 17. Sông và hồ

Trả lời:

- Mục đích sử dụng nước sông, hồ

+ Sinh hoạt của người dân.

+ Nông nghiệp đánh bắt và nuôi thủy sản.

+ Thủy điện, chế biến thủy sản.

+ Giao thông vận tải đường sông, hồ.

+ Du lịch, thể thao, giải trí,...

=> Nước sông hồ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 172 Địa Lí lớp 6Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các bộ phận chính của một dòng sông lớn.

Trả lời:

Sơ đồ thể hiện các bộ phận chính của một dòng sông lớn

Bài 17. Sông và hồ

Vận dụng trang 172 Địa Lí lớp 6Hãy tìm ví dụ sử dụng tổng hợp nước sông hoặc hồ mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ

- Nguồn nước của sông Cửu Long sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, cung cấp nước phục vụ cho cả các ngành công nghiệp, phát triển thương mại, giao thông vận tải, du lịch,....

- Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) phát triển du lịch sinh thái, nước dùng để tưới tiêu trong nông nghiệp, sinh hoạt; phát triển du lịch, vận tải,…

Lý thuyết Địa lí 6 Bài 17: Sông và hồ

I. Sông và lưu lượng nước của sông

1. Các bộ phận của dòng sông

- Khái niệm

+ Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục đia.

+ Lưu vực sông là diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông.

+ Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông.

+ Chi lưu là các dòng sông nhỏ với nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

+ Hệ thống sông là sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại.

- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm và băng tuyết tan.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

2Lưu lượng nước sông

- Khái niệm: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ.

- Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/s.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông

+ Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa, nguồn nước đổ vào các sông là do nước mưa.

+ Vào mùa mưa, nếu lượng nước mưa lớn tăng nhanh sẽ gây ra hiện tượng lũ, lụt khu vực ven bờ và hạ lưu.

+ Các sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan. 

II. Hồ

- Khái niệm: Là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển.

- Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

III. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Đặc điểm: Nước sông, hồ thường bao phủ một không gian rộng lớn.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

- Vai trò của nước sông, hồ

+ Sinh hoạt của người dân.

+ Nông nghiệp đánh bắt và nuôi thủy sản.

+ Thủy điện, chế biến thủy sản.

+ Giao thông vận tải đường sông, hồ.

+ Du lịch, thể thao, giải trí,...

- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

+ Bảo vệ tài nguyên nước.

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống