Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 1 : Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ Địa lí chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 6 Bài 1 : Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ Địa lí
Câu hỏi giữa bài
Trả lời:
- Kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, các kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
Trả lời:
Tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D trên bản đồ là:
- A (400B, 800Đ).
- B (200B, 400Đ).
- C (400N, 200Đ).
- D (200N, 400T).
Hình 1.3a có "Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh, vĩ tuyến vuông góc với nhau"
Trả lời:
- Hình 1.3b: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy nhau ở một điểm tại cực Bắc. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm.
- Hình 1.3c: Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng, các kinh tuyến vĩ tuyến còn lại là những đường cong.
Luyện tập - Vận dụng
1. Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên.
2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến:
- Vòng cực Bắc, vòng cực Nam.
- Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam.
3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.
Trả lời:
1. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau; kinh tuyến gốc là đường thẳng, còn những kinh tuyến còn lại là những đường cong.
2. Vòng cực Bắc, vòng cực Nam, chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
3. Tọa độ Địa lí của các điểm A, B, C, D
- A (300B, 1500T)
- B (600B, 900Đ).
- C (300N, 600Đ).
- D (600N, 1500T).
Trả lời:
Tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực: cực Bắc, cực Nam, cực Đông và cực Tây của lãnh thổ nước ta.
- Cực Bắc (23023′B, 105019′Đ).
- Cực Nam (8033′B, 104049′Đ).
- Cực Đông (12038′B, 109027′Đ).
- Cực Tây (22024′B, 102008′Đ).
Lý thuyết Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và toạ độ địa lí
I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến
- Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin - Uýt ở ngoại ô Luân Đôn - thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0o)
+ Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây.
+ Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
+ Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.
II. Toạ độ địa lí
- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
Cách viết: Hoặc c (200T, 100B)
III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
- Bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình nón: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực.
- Bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình trụ đứng đồng góc: Hệ thống kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.