Với giải Câu hỏi trang 165 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
Câu hỏi trang 165 Địa Lí lớp 6: Đọc hình 17.2, hãy mô tả lại vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất theo thứ tự từ (1) đến (7).
Lời giải:
- Vòng tuần hoàn của nước:
Nước bốc hơi (1) lên cao gặp lạnh ngưng kết thành mây (2), mây bay vào đất liền (3) nặng hạt tạo thành mưa (4) rơi xuống đất, nước chảy thành sông (5) đổ ra biển, hoặc ngấm xuống đất (6) tạo thành nước ngầm rồi chảy ra biển (7) tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.
Lý thuyết Tuần hoàn nước trên Trái Đất
- Đặc điểm: Nước trên Trái Đất không nằm yên tại chỗ mà luôn vận động từ nơi này đến nơi khác tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín.
- Các nguồn cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn nước
+ Các biển và đại dương.
+ Sông, suối, ao, hồ, cây cuối,…
- Vòng tuần hòan nước: Khi hơi nước bốc lên từ đại dương sẽ tạo thành mây và gây mưa. Khi mưa rơi xuống đất liền sẽ chảy tràn trên mặt đất rồi đổ vào sông, suối; một phần nước mưa thấm vào trong đất, rồi thấm sâu xuống cả các tầng đá bên dưới tạo thành nước ngầm. Cuối cùng, hầu hết nước trong vòng tuần hoàn này lại theo sông và nước ngầm đổ trở lại vào đại dương.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác: