Bộ 5 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án

Tải xuống 32 3.4 K 18

Tài liệu Bộ đề thi Hóa học lớp 10 Giữa học kì 2 có đáp án năm học 2021 - 2022 gồm 5 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Hóa học 10 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Bộ 5 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.

I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

Câu 1: Trong các halogen sau, halogen nào có tính khử mạnh nhất?

A. Flo.        B. Clo.        

C. Brom.        D. Iot.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?

A. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất.

B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hoá trị có cực với hiđro.

C. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e.

D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là sai?

A. Ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục.

B. Khí clo tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen, etanol...

C. Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính khử mạnh.

D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hóa dương.

Câu 4: Cho 0,672 gam Fe và 0,02 mol Cl2 tham gia phản ứng hoàn toàn với nhau. Khối lượng muối thu được là

A. 2,17 gam.        B. 1,95 gam.        

C. 4,34 gam.        D. 3,90 gam.

Câu 5: Trong y tế, đơn chất halogen nào được hòa tan trong etanol để dùng làm chất sát trùng vết thương?

A. Cl2.        B. F2.        

C. I2.        D. Br2.

Câu 6: Cho 1,62 gam khí HX (X là halogen) vào nước thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 3,76 gam kết tủa. Khí HX là

A. HI.        B. HF.        

C. HCl.        D. HBr.

Câu 7: Cho các phương trình hóa học sau:

(a) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

(b) F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2

(c) HF + AgNO3 → AgF + HNO3

(d) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Số phương trình hóa học viết đúng là

A. 4.        B. 1.        

C. 2.        D. 3.

Câu 8: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt các dung dịch HCl, MgBr2, KI?

A. AgNO3.        B. NaCl.        

C. NaOH.        D. Ba(NO3)2.

Câu 9: Chất nào sau đây được dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuối, cống rãnh, hố rác…?

A. Clo.        

B. Axit clohiđric.

C. Natri clorua.        

D. Clorua vôi.

Câu 10: Cho 1,2 gam một kim loại X có hóa trị II vào một lượng HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,1 gam. Kim loại X là

A. Fe.        B. Mg.        

C. Ba.        D. Ca.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2,5 điểm): Viết các PTHH theo sơ đồ sau:

MnO2 → Cl2 → FeCl3 → Fe(OH)3 → FeCl3 → AgCl.

Câu 2 ( 1,5 điểm): Cho hỗn hợp X gồm 1,4 gam Fe và 1,6 gam Cu phản ứng hoàn toàn với một lượng khí Cl2 dư. Kết thúc phản ứng thấy thu được m gam muối. Tính m và thể tích khí Cl2 ở đktc cần dùng để phản ứng hết với lượng kim loại trên.

Câu 3 ( 2 điểm): Cho 1,395 gam hỗn hợp A gồm MgX2 và MgY2 (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kỳ kế tiếp, MX < MY) phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3 dư, thu được 3,315 gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.

Câu 4 ( 1 điểm): Hoà tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch HCl rất dư, sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 50 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của m là ?

Đáp án và hướng dẫn giải

I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A C B C D C A D B

Câu 1: Halogen có tính khử mạnh nhất là iot. Chọn đáp án D.

Câu 2: Ngoài số oxi hóa -1, Cl, Br, I còn có các số oxi hóa +1; +3; +5; +7 trong hợp chất. Chọn đáp án A.

Câu 3: Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa. Chọn đáp án C

Câu 4:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

0,012 0,02 (mol)

Theo PTHH Cl2 dư, số mol muối tính theo số mol Fe.

mmuối = 0,012. 162,5=1,95 gam. Chọn đáp án B.

Câu 5: Trong y tế, I2 được hòa tan trong etanol để dùng làm chất sát trùng vết thương. Chọn đáp án C.

Câu 6: HX + AgNO3 → HNO3 + AgX

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải PT được MX = 80. Vậy HX là HBr

Chọn đáp án D.

Câu 7: Phương trình hóa học viết đúng là:

(a) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

(d) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Chọn đáp án C.

Câu 8: Dùng AgNO3, xuất hiện kết tủa trắng → HCl, xuất hiện kết tủa vàng → MgBr2, xuất hiện kết tủa vàng đậm → KI. Chọn đáp án A.

Câu 9: Clorua vôi được dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuối, cống rãnh, hố rác…Chọn đáp án D.

Câu 10:

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp ánĐề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải PT được MX= 24. Vậy kim loại X là Mg. Chọn đáp án B.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2,5 điểm):

HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm. Thiếu cân bằng trừ ½ số điểm của mỗi PT.

(1) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

(2) 3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3

(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(4) Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

(5) FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl.

Câu 2 ( 1,5 điểm):

Tính được: Fe (0,025 mol); Cu (0,025) (0,5 điểm)

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (0,25 điểm)

0,025   0,0375   0,025 (mol)

Cu + Cl2 → CuCl2 (0,25 điểm)

0,025   0,025   0,025 (mol)

m = 0,025. 162,5 + 0,025. 135 = 7,4375 gam (0,25 điểm)

V = (0,0375+ 0,025).22,4 = 1,4 lít. (0,25 điểm)

Câu 3 ( 2 điểm):

TH1: X là F và Y là Cl. Tính được nAgCl ≈ 0,023 mol. (0,25 điểm)

PTHH: MgCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Mg(NO3)2 (0,25 điểm)

            0,0115 ←                   0,023 (mol)

→ mMgCl2 = 0,0115. 95 = 1,0925g (0,25 điểm)

→ mMgF2 = 0,3025g (thỏa mãn) (0,5 điểm)

TH2: X khác F gọi X, Y là R (điều kiện: 35,5 < MR < 127). (0,5 điểm)

Ta có PTHH:

MgR2 + 2AgNO3 → 2AgR + Mg(NO3)2

nMgR2=

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

nAgR=Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp ánĐề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

→ MR = 57,75 → X là Cl; Y là Br (0,5 điểm)

Câu 4 ( 1 điểm):

Do sau khi phản ứng xảy ra chỉ thu được dd X nên Cu phản ứng hết, (0,25 điểm)

Ta có các PTHH sau:

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

0.02 →                0.04 →     0.02 (mol)

Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2

x →    2 x →        2x (mol)

Số mol FeCl2 phản ứng với dd KMnO4 = 0,02 + 2x (0,25 điểm)

Áp dụng đl bảo toàn e → 1*nFeCl2 = 5*nKMnO4 (0,25 điểm)

→ 0,02 + 2x = 5. 0,05.0,1 → x = 0,0025 mol

m = 0,0025.64 = 0,16gam (0,25 điểm)

...........................................................................

Bộ 5 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.

I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.

B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.

C. Tính khử của ion Br- lớn hơn tính khử của ion Cl-.

D. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.

Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A. Ag, CaCO3, CuO.

B. FeS, BaSO4, KOH.

C. AgNO3, (NH4)2CO3, Cu.

D. Mg(HCO3)2, AgNO3, CuO.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 4: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Mg.        B. Zn.        

C. Al.        D. Fe.

Câu 5: Khi cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?

A. Dung dịch HI.        

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch HBr.        

D. Dung dịch HF.

Câu 6: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO, clo đóng vai trò

A. không là chất oxi hóa, không là chất khử.

B. là chất oxi hóa.

C. là chất khử.

D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HF không được bảo quản trong bình làm bằng chất liệu nào?

A. Nhựa.        

B. Gốm sứ.

C. Thủy tinh.        

D. Polime.

Câu 8: Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

A. 4,48 lít.        B. 2,24 lít.        

C. 6,72 lít.        D. 7,84 lít.

Câu 9: Cho 0,1 mol KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (ở đktc) là

A. 0,56 lít.        B. 5,6 lít.        

C. 2,24 lít.        D. 0,112 lít.

Câu 10: Khi cho mẩu quỳ tím ẩm vào bình đựng khí Cl2, hiện tượng thu được là

A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

B. quỳ tím không chuyển màu.

C. quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu.

D. quỳ tím chuyển sang màu xanh.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (không dùng chất chỉ thị) hãy phân biệt các dd sau chứa trong các lọ riêng biệt mất nhãn: MgCl2, KBr, KCl.

Câu 2 ( 2 điểm): Cho m gam hỗn hợp G gồm: CaCO3 và Al vào một lượng vừa đủ V lít dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,96 lít khí B ở đktc. Cô cạn A thu được 37,8 gam muối khan.

1/ Xác định % khối lượng của các chất trong G.

2/ Tính CM của các chất trong A.

Câu 3 ( 2 điểm): Cho 5,965gam hỗn hợp A gồm: NaX, NaY (X,Y là hai halogen liên tiếp, nguyên tử khối của X < Y) vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 1,435gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.

Câu 4 ( 1 điểm): Sục V lít Cl2 ở đktc vào 100ml dung dịch C gồm: NaF 1M; NaBr 3M và KI 2M thu được dung dịch D. Cô cạn D thu được 41,1 gam chất rắn khan E. Xác định V.

Bộ 5 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án (ảnh 1)

Đáp án và hướng dẫn giải

I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D D B D A D C C B C

Câu 1: Tính axit của HF yếu hơn tính axit của HCl. Chọn đáp án D.

Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là Mg(HCO3)2, AgNO3, CuO. Chọn đáp án D.

Câu 3: Điều chế clo trong PTN bằng cách cho axit HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2 rắn hoặc KMnO4 rắn … Chọn đáp án B.

Câu 4: Chọn đáp án D. PTHH minh họa:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (X)

Fe + 2HCl → FeCl2 (Y) + H2

Fe + 2FeCl3 (X) → 3FeCl2 (Y).

Câu 5: Ta có: AgF (dung dịch); AgCl (kết tủa trắng); AgBr (kết tủa vàng); AgI (kết tủa vàng đậm). Chọn đáp án A.

Câu 6: Vậy Cl2 vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, vừa đóng vai trò là chất khử.

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Câu 7: Axit HF có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh nên không thể đựng trong bình thủy tinh. Chọn đáp án C.

Câu 8:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

0,2        →                        0,3 (mol)

V = 0,3.22,4 = 6,72 lít. Chọn đáp án C.

Câu 9:

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

0,1                →                                        0,25 (mol)

V = 0,25.22,4 = 5,6 lít. Chọn đáp án B.

Câu 10: Khi cho mẩu quỳ tím ẩm vào bình đựng khí Cl2 có phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO. Phản ứng sinh ra hai axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Tuy nhiên HClO có tính oxi hóa mạnh có thể phá hủy các hợp chất màu. Vậy hiện tượng thu được là quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm):

Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử. (0,5 điểm)

Dùng dd NaOH nhận ra MgCl2 nhờ kết tủa trắng (0,5 điểm)

PTHH: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 (↓) + 2NaCl.

Dùng dd AgNO3 nhận ra KCl (kết tủa trắng), KBr (kết tủa vàng nhạt). (0,5 điểm)

PTHH: (0,5 điểm)

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

AgNO3 + KBr → AgBr + KNO3.

(viết đúng mỗi PTHH 0,25 điểm)

Câu 2 ( 2 điểm):

1. Gọi số mol CaCO3 = x; số mol Al = y; tính số mol khí = 0,4 mol. (0,25 điểm)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (0,5 điểm)

x        →                                x (mol)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

y        →                        1,5y (mol)

(mỗi PTHH đúng 0,25 điểm)

Lập hệ: (0,25 điểm)

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải hệ: x = 0,1; y = 0,2

Tính được %mCaCO3 = 64,935%; %mAl = 35,065%.

2. Tính số mol HCl pư = 0,8 mol và tính V = 0,4 lít. (0,25 điểm)

Tính số mol các chất tan trong A: CaCl2 0,1 mol và AlCl3 = 0,2 mol. (0,25 điểm)

Tính được: CMCaCl2 = 0,1:0,4 = 0,25M; CMAlCl3 = 0,2:0,4 = 0,5M. (0,25 điểm)

Câu 3 ( 2 điểm):

Trường hợp 1: X là Flo và Y là Clo. Ta có PTHH: (0,25 điểm)

Tính được số mol AgCl = 0,01 mol

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 (0,5 điểm)

0,01 ←                    0,01 (mol)

→ mNaCl = 0,01.58,5 = 0,585 < 5,965 (thỏa mãn) (0,25 điểm)

Trường hợp 2: X khác F gọi X, Y là E (điều kiện: 35,5 < ME < 127). Ta có PTHH: (0,25 điểm)

NaE + AgNO3 → AgE + NaNO3

Ta có số mol NaE = số mol AgE (0,5 điểm)

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải PT → ME < 0 (loại). (0,25 điểm)

Câu 4 ( 1 điểm):

Các pư có thể xảy ra theo thứ tự: (0,25 điểm)

        Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 (1)

        0,1← 0,2 → 0,2 (mol)

        Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2)

                    0,3 →     0,3 (mol)

n:   x →    2x     → 2x (mol)

Số mol các chất: NaF 0,1 mol; NaBr 0,3 mol; KI 0,2 mol

- Giả sử Cl2 phản ứng vừa đủ ở phản ứng 1. (0,25 điểm)

Theo pư 1: Chất rắn E gồm: NaF 0,1 mol; KCl 0,2 mol; NaBr 0,3 mol

m1 = 0,1.42 + 0,2.74,5 + 0,3.103 = 50 gam.

- Giả sử Cl2 phản ứng vừa đủ ở phản ứng 2. (0,25 điểm)

Theo phản ứng 1,2: Chất rắn E gồm: NaF 0,1 mol; KCl 0,2 mol; NaCl 0,3 mol

m2 = 0,1.42 + 0,2.74,5 + 0,3.58,5 = 36,65 gam.

Nhận xét: m2 < mE < m1 → Pư 2 mới xảy ra 1 phần

Gọi số mol Cl2 pư ở 2 là x mol: Theo pư 1,2: (0,25 điểm)

- E gồm: NaF 0,1 mol; KCl 0,2 mol; NaCl 2x mol; NaBr (0,3-2x) mol

Ptr: 0,1.42 + 0,2.74,5 + 2x.58,5 + (0,3-2x).103 = 41,1 x = 0,1

- Số mol Cl2 đã dùng = 0,1+x = 0,2 mol → V = 0,2.22,4 = 4,48 lít

.....................................................................................

Bộ 5 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.

I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

Câu 1: Những nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5?

A. Nhóm IVA.        B. Nhóm VB.        

C. Nhóm VIA.        D. Nhóm VIIA.

Câu 2: Chất khí nào sau đây dùng để diệt trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi...?

A. Cl2.        B. SO2.        

C. HCl.        D. O2.

Câu 3: Cho 0,1 mol K2Cr2O7 tác dụng với lượng dư HCl đặc. Thể tích khí clo thu được ở đktc là?

A. 2,24 lít.        B. 3,36 lít.        

C. 5,6 lít.        D. 6,72 lít.

Câu 4: Đổ dung dịch chứa 1 gam NaOH vào dung dịch chứa 1 gam HCl. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu nào?

A. Màu đỏ.        

B. Màu xanh.

C. Không đổi màu.        

D. Không xác định được.

Câu 5: Cho 0,05 mol halogen X2 tác dụng vừa đủ với đồng kim loại thu được 11,2 gam muối. Nguyên tố halogen là

A. Br.        B. Cl.        

C. F.        D. I.

Câu 6: Trong các đơn chất halogen, chất ở trạng thái lỏng là

A. Cl2.       B. F2.       

C. Br2.       D. I2.

Câu 7: Công thức của clorua vôi là

A. Ca2OCl.       B. CaClO2.       

C. Ca(OCl)2.       D. CaOCl2.

Câu 8: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,2 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là

A. 27,05 gam.        B. 39,75 gam.        

C. 10,8 gam.        D. 14,35 gam.

Câu 9: Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là

A. HI, HCl, HBr.        

B. HCl, HBr, HI.

C. HI, HBr, HCl.        

D. HBr, HI, HCl.

Câu 10: Tổng hệ số nguyên tối giản của phương trình hóa học:

HCl + KMnO4 → MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O là

A. 35.        B. 34.        

C. 36.        D. 33.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Viết các phương trình phản ứng trong các trường hợp sau:

a/ Cl2 tác dụng với nước

b/ I2 tác dụng với H2 (tº, xúc tác Pt)

c/ Fe(OH)3 tác dụng với dd HCl.

d/ Cl2 tác dụng với dd NaBr

Câu 2 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (không dùng chất chỉ thị) hãy phân biệt các dd sau chứa trong các lọ riêng biệt mất nhãn: MgCl2, KBr, HCl. Viết phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3 ( 2 điểm): Cho 5,7 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeCO3 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng thấy thu được dung dịch A và 1,68 lít khí B ở đktc. Tính % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X.

Câu 4 ( 1 điểm): Cho 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm O2, Cl2 có dX/H2=22,5 tác dụng vừa đủ với m (g) hỗn hợp Y gồm Al và Zn thu được 31,9 gam hỗn hợp B gồm muối clorua và oxit của 2 kim loại. Tính m và %m mỗi chất trong Y?

Bộ 5 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án (ảnh 2)

Đáp án và hướng dẫn giải

I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A D A A C D D B A

Câu 1: Những nguyên tố ở nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5. Chọn đáp án D.

Câu 2: Khí Cl2 dùng để diệt trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi... Chọn đáp án A.

Câu 3:

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

        0,1 →                                               0,3

Vkhí = 0,3.22,4 = 6,72 lít. Chọn đáp án D.

Câu 4:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,0273   0,025 (mol)

Dung dịch sau phản ứng có HCl dư làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Chọn đáp án A.

Câu 5:

Cu + X2 → CuX2

         0,05 → 0,05 (mol)

Mmuối = 11,2 : 0,05 = 224 → MX = 80. Vậy X là Br. Chọn đáp án A.

Câu 6: Trong các đơn chất halogen, chất ở trạng thái lỏng là Br2. Chọn đáp án C.

Câu 7: Công thức của clorua vôi là CaOCl2. Chọn đáp án D.

Câu 8:

AgNO3 + NaF → không phản ứng

AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

                  0,1 → 0,1 (mol)

m↓ = 0,1.143,5 = 14,35 gam. Chọn đáp án D.

Câu 9:

Δχ= /χX-χH/

(với Δχ: hiệu độ âm điện, χX: hiệu độ âm điện nguyên tố halogen)

Từ Cl đến I độ âm điện các nguyên tố giảm dần → Δχ giảm dần, độ phân cực của liên kết giảm dần. Chọn đáp án B.

Câu 10: PTHH: 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O.

Tổng hệ số nguyên tối giản của phương trình hóa học: 16 + 2 + 2 +5 + 2 + 8 = 35. Chọn đáp án A.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm):

HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm. Thiếu điều kiện hoặc không cân bằng trừ ½ số điểm của mỗi PT.

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Câu 2 ( 2 điểm):

- Trích mẫu thử, đánh STT (0,5 điểm)

Dùng dd NaOH nhận ra MgCl2 nhờ kết tủa trắng Mg(OH)2 (0,5 điểm)

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

Dùng dd AgNO3 nhận ra HCl (kết tủa trắng), KBr (kết tủa vàng nhạt) (0,5 điểm)

PTHH: (0,5 điểm)

AgNOc + HCl AgCl + HNO3

AgNO3 + KBr AgBr + KNO3

HS phân biệt theo cách khác, đúng cho điểm tối đa

Câu 3 ( 2 điểm):

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,5 điểm)

a                                      a (mol)

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

b                                          b (mol)

Gọi số mol của Fe là a, số mol FeCO3 là b. Theo bài ra có hệ phương trình: (0,5 điểm)

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải hệ được a = 0,05; b = 0,025 (0,5 điểm)

Tính được (0,5 điểm)

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

%mFeCO3 = 100 - %mFe = 50,88%.

Câu 4 ( 1 điểm):

Gọi số mol Cl2 là a, số mol O2 là b. Theo bài ra ta có hệ PT: (0,25 điểm)

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải hệ tìm được a = 0,1; b = 0,2 .

Gọi nAl = x, nZn=y (mol) (0,25 điểm)

Sử dụng định luật bảo toàn electron: 3x + 2y = 0,2.4 + 0,1.2 = 1 (1)

Áp dụng bảo toàn khối lượng: (0,25 điểm)

m = 31,9 - 45.0,3 = 18,4 gam nên 27x + 65y = 18,4 (2)

Giải hệ được: x = 0,2 và y = 0,2 → %mAl = 29,35%; %mZn= 70,65% (0,25 điểm)

...............................................................................

Bộ 5 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.

I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố halogen là

A. 4.        B. 5.        

C. 6.        D. 7.

Câu 2: X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của X, oxi chiếm 61,202% về khối lượng. Nguyên tố X là?

A. F.        B. Cl.        

C. Br.       D. I.

Câu 3: Dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Hiện tượng vật lý.

B. Hiện tượng hóa học.

C. Vừa xảy ra hiện tượng vật lý, vừa xảy ra hiện tượng hóa học.

D. Không có hiện tượng nào xảy ra.

Câu 4: Cho 0,2 gam một muối canxi halogen (A) tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thì thấy thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Công thức của muối A là

A. CaF2.        B. CaCl2.        

C. CaBr2.        D. CaI2.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng về tính oxi hóa của Br2?

A. Tính oxi hóa của brom mạnh hơn flo nhưng yếu hơn clo.

B. Tính oxi hóa của brom mạnh hơn clo nhưng yếu hơn iot.

C. Tính oxi hóa của brom mạnh hơn iot nhưng yếu hơn clo.

D. Tính oxi hóa của brom mạnh hơn flo nhưng yếu hơn iot.

Câu 6: Clorua vôi thu được khi cho clo phản ứng với

A. Ca(OH)2.        B. NaOH.       

C. KOH.        D. H2O.

Câu 7: Cho 0,25 mol MnO2 tác dụng với lượng dư HCl đặc, đun nóng. Thể tích khí clo thu được ở đktc là?

A. 2,24 lít.        B. 3,36 lít.        

C. 5,6 lít.        D. 6,72 lít.

Câu 8: Cho 1,15 gam Na tác dụng vừa đủ với halogen (X2) thu được 5,15 gam muối. Nguyên tố halogen X là

A. Flo.        B. Clo.        

C. Brom.        D. Iot.

Câu 9: Muốn điều chế axit clohiđric từ khí hiđroclorua, ta có thể dùng phương pháp nào sau đây?

A. Cho khí này hòa tan trong nước.

B. Oxi hóa khí này bằng MnO2.

C. Oxi hóa khí này bằng KMnO4.

D. Cho khí này tác dụng với H2SO4 loãng.

Câu 10: Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5. Nguyên tố X có đặc điểm nào sau đây?

A. X thuộc ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.

B. X là kim loại có 7 electron lớp ngoài cùng.

C. X có 17 nơtron trong nguyên tử.

D. X là flo.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:

a/ Sắt tác dụng với clo

b/ Flo tác dụng với nước

c/ CuO tác dụng với dd HCl

d/ Điều chế clorua vôi.

Câu 2 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau chứa trong các lọ riêng biệt mất nhãn: KCl, BaCl2, NaI. Viết phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3 ( 2 điểm): Cho 2,92 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với 200 ml ddHCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 1,232 lít khí (đktc). Tính % khối lượng mỗi chất trong A và khối lượng HCl đã tham gia phản ứng.

Câu 4 ( 1 điểm): ): Một muối được tạo bởi kim loại hóa trị II và phi kim hóa trị I. Hòa tan m gam muối này vào nước và chia dung dịch làm hai phần bằng nhau:

- Phần I: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 có dư thì được 2,87 gam kết tủa.

- Phần II : Nhúng một thanh sắt vào dung dịch muối, sau một thời gian phản ứng kết thúc khối lượng thanh sắt tăng lên 0,08 gam.

Tìm công thức phân tử của muối.

Đáp án và hướng dẫn giải

I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D B C C C A C C A A

Câu 1: Các nguyên tố halogen có 7e lớp ngoài cùng. Chọn đáp án D.

Câu 2: Oxit cao nhất của X là X2O7.

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

→ Mx = 35,5. Vậy X là Clo. Chọn đáp án B.

Câu 3: Dẫn khí clo vào nước xảy ra các hiện tượng sau:

- Hiện tượng vật lý: một phần khí clo hòa tan vào nước.

- Hiện tượng hóa học: một phần khí clo phản ứng với nước theo PTHH:

Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO

Chọn đáp án C.

Câu 4: Gọi công thức của muối là CaX2. Ta có PTHH:

CaX2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgX

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải PT được MX= 80. Vậy X là Br. Chọn đáp án C.

Câu 5: Tính oxi hóa của brom mạnh hơn iot nhưng yếu hơn clo. Chọn đáp án C.

Câu 6: Clorua vôi thu được khi cho clo phản ứng với sữa vôi (Ca(OH)2), ở 30ºC. Chọn đáp án A.

Câu 7:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

0,25                    →                          0,25 (mol)

V = 0,25.22,4 = 5,6 lít. Chọn đáp án C.

Câu 8:

2Na + X2 → 2NaX

0,05 →         0,05 (mol)

MNaX = 5,15 : 0,05 = 103 => MX =80. Vậy X là Br. Chọn đáp án C.

Câu 9: Muốn điều chế axit clohiđric từ khí hiđroclorua, ta có thể cho khí này hòa tan trong nước. Chọn đáp án A.

Câu 10: X thuộc ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Chọn đáp án A.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm):

HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm. Thiếu điều kiện hoặc không cân bằng trừ ½ số điểm của mỗi PT.

a/ 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

b/ 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

c/ CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

d/ Cl2 + Ca(OH)2 (sữa) → CaOCl2 + H2O

Câu 2 ( 2 điểm):

Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử (0,5 điểm)

Dùng dd H2SO4 loãng nhận ra BaCl2 nhờ kết tủa trắng BaSO4 (0,5 điểm)

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Cho dd AgNO3 lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại (0,5 điểm)

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa vàng là NaI, kết tủa trắng là KCl

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3 (0,5 điểm)

AgNO3 + NaI → AgI + NaNO3

Câu 3 ( 2 điểm):

HS viết được 2 PTHH mỗi PT 0,25 điểm (0,5 điểm)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

x → 2x →                      x (mol)

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

y → 2y →                      y (mol)

Gọi số mol Fe = x; số mol Mg = y;

Tính được số mol khí = 0,055 mol, số mol HCl = 0,2.

Theo PTHH có nHCl pư = 2nkhí = 0,11, vậy HCl dư, (0,5 điểm)

Lập hệ: (0,5 điểm)

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải hệ: x = 0,05; y = 0,005 và tính %mFe = 95,89%; %mMg = 4,11%

Tính số mol HCl pư = 0,11 mol và tính m axit phản ứng = 4,015 gam (0,5 điểm)

Câu 4 ( 1 điểm):

Gọi công thức phân tử muối của kim loại M hóa trị II và phi kim X hóa trị I là MX2. (0,25 điểm)

MX2 + 2AgNO3 → 2AgX↓ + M(NO3)2

MX2 + Fe → M↓ + FeX2

Dựa vào phương trình phản ứng rút ra: (0,25 điểm)

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Vì X là phi kim hóa trị I và muối AgX là kết tủa → X là nguyên tố halogen trừ F. (0,25 điểm)

Nguyên tố halogen:

  Cl Br I
MX : 35,5 80 127
MM : 64 66,5 69,1
  chọn loại loại

Chọn MX = 35,5 → X là Cl và MM = 64 → M là Cu (0,25 điểm)

Công thức phân tử muối là CuCl2.

...........................................................................

Bộ 5 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 5)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.

I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

Câu 1: Dãy đơn chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần?

A. Br2, Cl2, F2 , I2.        

B. F2 , Cl2, Br2, I2.

C. I2, Br2, Cl2, F2.        

D. Cl2, F2, Br2, I2.

Câu 2: Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí clo?

A. H2SO4 đặc.        B. CaCl2 khan.        

C. CaO rắn.        D. P2O5.

Câu 3: Cần bao nhiêu mol MnO2 tác dụng với lượng dư HCl đặc, đun nóng để thu được 5,6 lít khí clo ở đktc?

A. 0,20.        B. 0,25.        

C. 0,10.        D. 0,15.

Câu 4: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch axit nào sau đây sẽ không có phản ứng?

A. HF.        B. HBr.        

C. HCl.        D. HI.

Câu 5: Cần bao nhiêu gam Mg phản ứng với lượng dư dung dịch HCl loãng để thu được 1,12 lít khí H2 ở đktc?

A. 1,2 gam.        B. 0,6 gam.        

C. 2,4 gam.        D. 3,6 gam.

Câu 6: Muối bạc halogenua nào sau đây không kết tủa trong dung dịch?

A. AgI.        B. AgBr.        

C. AgCl.        D. AgF.

Câu 7: Nước Gia – ven thu được khi cho clo phản ứng với

A. Ca(OH)2, ở 30ºC        

B. NaOH, ở tº thường.

C. KOH, ở 90ºC        

D. H2O.

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố halogen X có tổng số electron ở các phân lớp p là 5. Nguyên tố X là

A. F.        B. I.        

C. Br.        D. Cl.

Câu 9: X là nguyên tố thuộc nhóm halogen. X tạo với H hợp chất trong đó X chiếm 95% về khối lượng. Nguyên tố X là

A. F.        B. Cl.        

C. I.        D. Br.

Câu 10: Trong các đơn chất halogen, chất điều kiện thường ở trạng thái rắn là

A. Cl2.        B. F2.        

C. Br2.        D. I2.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2,5 điểm): Viết các PTHH theo sơ đồ sau:

NaCl → HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → NaOH.

Câu 2 ( 1,5 điểm): Cho 1,66 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và MgO tác dụng vừa đủ với 50ml dd HCl aM. Sau pứ thu được dung dịch Y và 0,224 lít khí (đktc). Cô cạn Y thu được m gam muối khan.

a. Viết PTHH xảy ra?

b. Tính m và a?

Câu 3 ( 2 điểm): Cho 6,56 gam hỗn hợp A gồm NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kỳ kế tiếp, MX < MY) phản ứng hoàn toàn và vừa đủ với 50 ml dd AgNO3 1 M, thu được kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.

Câu 4 ( 1 điểm): Cho m gam Fe vào 250 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X có khối lượng tăng lên so với dung dịch HCl ban đầu là 10,8 gam. X làm mất màu vừa đủ a gam dung dịch KMnO4 4%. Xác định m, a.

Đáp án và hướng dẫn giải

I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C C B A A D B A A D

Câu 1: Tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự: I2, Br2, Cl2, F2. Chọn đáp án C.

Câu 2: Chất không được dùng để làm khô khí clo là CaO rắn. Chọn đáp án C.

Câu 3:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    0,25 ←    0,25

Chọn đáp án B.

Câu 4: AgNO3 + HF → không phản ứng. Chọn đáp án A.

Câu 5:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

0,05 ←         0,05

mMg = 0,05.24 = 1,2 gam. Chọn đáp án A.

Câu 6: Muối bạc halogenua không kết tủa trong dung dịch là AgF. Chọn đáp án D.

Câu 7: Nước Gia – ven thu được khi cho clo phản ứng với NaOH ở đk thường. Chọn đáp án B.

Câu 8: Che của X: 1s22s22p5. Vậy ZX = 9, X là F. Chọn đáp án A.

Câu 9: X tạo với H hợp chất là HX.

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Vậy X là F. Chọn đáp án A.

Câu 10: Trong các đơn chất halogen, chất điều kiện thường ở trạng thái rắn là I2. Chọn đáp án D.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2,5 điểm):

HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm. Thiếu cân bằng trừ ½ số điểm của mỗi PT.

NaCl → HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → NaOH.

(1) NaCl(tt) + H2SO4 đặc →(<250ºC) NaHSO4 + HCl

(2) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

(3) 3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3.

(4) FeCl2 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(5) 2NaCl + 2H2O →(dpddcmn) 2NaOH + H2 + Cl2.

Câu 2 ( 1,5 điểm):

Tính được số mol CO2: 0,01 mol (0,25 điểm)

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 (0,5 điểm)

0,01           0,02           0,02                    0,01 (mol)

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

0,015        0,03        0,015

mNa2CO3 = 0,1.106 = 1,06g → mMgO = 1,66 – 1,06 = 0,6g → nMgO = 0,015 mol (0,25 điểm)

mmuối = 0,02. 58,5 + 0,015.95 = 2,595g (0,25 điểm)

nHCl = 0,05 mol → a = 1M (0,25 điểm)

Câu 3 ( 2 điểm):

Tính được nAgNO3 = 0,05 mol. (0,5 điểm)

TH1: X là F và Y là Cl. PTHH:

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

0,05 ←    0,05 (mol)

mNaCl = 58,5. 0,05 = 2,925gam < 6,56 (thỏa mãn) (0,5 điểm)

TH2: X khác F gọi X, Y là R (điều kiện: 35,5 < MR < 127). (0,5 điểm)

Ta có PTHH:

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Có (0,5 điểm)

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải PT được MR ≈ 108,2 => X là Br ; Y là I.

Câu 4 ( 1 điểm):

Pư: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Tính số mol HCl = 0,5 mol (0,25 điểm)

Gọi số mol Fe = x mol → nH2 = x mol (0,25 điểm)

Khối lượng dd tăng lên = 56.x – 2.x = 10,8 → x = 0,2

Thành phần của X gồm: FeCl2 = 0,2 mol; HCl dư = 0,1 mol

Do không có môi trường của H2SO4 nên phải sử dụng môi trường của HCl (0,25 điểm)

Trong dd có hai chất khử là: Cl- và Fe2+ nên cần so sánh tính khử của chúng dựa vào pư: 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 ta thấy: Fe2+ khử mạnh hơn Cl-

Pư:

         5FeCl2 + KMnO4 + 8HCl → 5FeCl3 + MnCl2 + KCl + 4H2O (0,25 điểm)

mol ban đầu:       0,2                           0,1

mol pư:           0,1/8        ←                 0,1

Vậy số mol KMnO4 = 0,1/8 mol →

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Tài liệu có 32 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống