Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 có đáp án

Mua tài liệu 59 21.8 K 38

Tài liệu Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án tổng hợp từ đề thi môn Tiếng Việt lớp 5 của các trường Tiểu học trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5. Mời các bạn cùng đón xem:

[TẠM NGỪNG BÁN] trọn bộ Đề thi học kì 2 Tiếng việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 1)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3đ ) - Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề : Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai (Từ tuần 29 đến tuần 33). Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm .

II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)

Đọc thầm bài: “ Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1 (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?

a)  Hót vang lừng chào nắng sớm.

b)  Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.

c)  Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ.

d)  Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe.

Câu 2 (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?

a)  Tìm vài con sâu ăn lót dạ.

b)  Xù lông rũ hết những giọt sương.

c)  Hót vang lừng chào nắng sớm.

d)  Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia.

Câu 3 (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.

Câu 4 (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là:

Câu 5 (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ?

a)  êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa.

b)  êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn.

c)  êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.

d)  êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn.

Câu 6 (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là:

Câu 7 (0,5đ) Dấu phẩy trong câu : “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :

a)  Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

b)  Ngăn cách các vế câu ghép.

c)  Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.

d)  Ngăn cách các chủ ngữ trong câu.

Câu 8 (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là: a/ Chỉ có từ mắt mang nghĩa gốc. b/ Chỉ có từ cổ mang nghĩa gốc. c/ Chỉ có từ đầu mang nghĩa gốc. d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.

Câu 9 (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả : ( 2đ) Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút)

(SGKTV5 T2/tr117 + 118) - ( Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)

II- Tập làm văn : (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)

Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.

Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.

Tả ngôi nhà của gia đình em - Tập làm văn lớp 3 (13 mẫu)

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3đ )

* Cách đánh giá, cho điểm :

-  Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm

-  Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ

(không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm

-  Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm

II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1 (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?

b)  Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.

Câu 2 (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?

c)  Hót vang lừng chào nắng sớm.

Câu 3 (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :

Rồi hôm sau, (TN)/ khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, (TN)/ con hoạ mi ấy (CN) /lại hót vang lừng (VN).

Câu 4 (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là: êm ả, yên ả, …

Câu 5 (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ?

c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.

Câu 6 (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là: ồn ào, náo nhiệt, náo động,

...

Câu 7 (0,5đ) Dấu phẩy trong câu : “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :

a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 8 (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là: d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.

Câu 9 (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …

Tuy Dương bị khuyết tật đôi tay nhưng bạn ấy viết chữ rất đẹp.

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả : ( 2đ) Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút)

(SGKTV5 T2/tr117+118) - ( Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)

-  Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 1 điểm.

-  Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm.

* Lưu ý : Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

II - Tập làm văn : (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)

*  Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.

*  Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.

-  Viết được một bài văn tả một bạn hoặc tả ngôi nhà có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả người hoặc tả cảnh đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

-  Điểm thành phần được chia như sau:

   + Mở bài: 1 điểm.

   + Thân bài : 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).

   + Kết bài: 1 điểm.

   + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

   + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

   + Sáng tạo: 1 điểm. * Gợi ý đáp án đề 1 như sau: a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được bạn sẽ tả: Tên gì? Em quen biết với bạn từ khi nào? ….

(GT trực tiếp hoặc gián tiếp). b/ Thân bài: 4 điểm.

* Tả hình dáng: (2đ)

-  Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, …..

-  Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, …...

* Tả tính tình: (2đ)

Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, …..

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc:

1đ c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm, mong ước của mình về bạn vừa tả.

 

…………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 2)

A. Kiểm tra Đọc (10đ)

I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 33, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. mỗi học sinh đọc 1 đoạn ( trong bài bốc thăm đươc sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu: (7 điểm):

Đọc thầm bài văn sau:

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

-  Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

-  Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

-  Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

-  Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

-  Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: (0,5 điểm):Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Viết

câu trả lời của em:…………………………

Câu 2: (0,5 điểm): Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:

a.  Được

b.  Mừng

c.  Lo

d.  Không

Câu 3: (0,5 điểm): Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

a.  Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

b.  Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

c.  Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.

d.  Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Câu 4: (0,5 điểm): Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

a.  Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

b.  Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

c.  Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

d.  Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Câu 5:( 1 điểm): Vì sao chị Út muốn được thoát li?

a.  Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

b.  Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

c.  Vì chị muốn rời khỏi gia đình.

d.  Vì chị muốn rải truyền đơn.

Câu 6: ( 1 điểm): Nội dung cùa bài văn trên là gì?

Câu 7: (0,5điểm): Câu: “ Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

a.  Câu hỏi

b.  Câu cầu khiến

c.  Câu cảm

d.  Câu kể

Câu 8: (0,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: “ Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?

a.  Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b.  Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

c.  Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

d.  Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.

Câu 9: (1điểm): Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?

Câu 10: (1điểm): Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp vào chỗ chấm

(đất nước, ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………….Trẻ em hôm nay, thế giới ……………

B. Kiểm tra Viết: 60 phút

I. Viết chính tả (nghe- viết): 2 điểm

Giáo viên đọc cho học sinh viết.

Chiếc áo của ba

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi . Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hành quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

II. Tập làm văn: 8 điểm

Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

-  Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

-  Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ

(không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

-  Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu: (7 điểm):

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 1: Học sinh trả lời đúng: (rải truyền đơn) đạt 0,5 điểm

Câu 2: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm

Câu 3: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm

Câu 4: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm

Câu 5: Học sinh khoanh vào ý b đạt 1 điểm

Câu 6: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm ( nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng)

Câu 7: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm

Câu 8: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm

Câu 9: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm (anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang)

B. Kiểm tra Viết

I.Viết chính tả: 2 điểm

-  Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm.

-  Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai phụ âm đầu hoạc vần, thanh; chữ thường, chữ hoa): trừ 0,2 điểm.

-  Nếu chữ viết viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trính bày dơ bẩn bị trừ 0,2 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: 8 điểm

TT

Điểm thành phần

 

Mức điểm

 

 

1

Mở bài (1đ)

 

1

0,75

0,5

0,25

2a

Thân bài(4đ)

Nội dung (1,5đ)

1,5

1

0,5

0,25

2b

 

Kĩ năng (1,5đ)

1,5

1

0,5

0,25

2c

 

Cảm xúc (1đ)

1

0,75

0,5

0,25

3

Kết bài (1đ)

 

1

0,75

0,5

0,25

4

Chữ viết chính tả (0,5đ)

 

0,5

0,25

 

 

5

Dùng từ đặt câu (0,5đ)

 

0,5

0,25

 

 

6

Sáng tạo (1đ)

 

1

0,5

 

 

 

 

……………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 3)

A. Kiểm tra Đọc

1. Đọc thành tiếng: (1 điểm)

2. Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng?

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

A.  Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm.

B.  Đêm đó chị ngủ không yên.

C.  Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

D.  Tất cả các ý trên.

Câu 3: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? A. Khoảng 3 giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm.

B.  Bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần và khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.  Cả hai ý trên đều đúng.

D.  Cả hai ý trên đều sai.

Câu 4: Vì sao chị Út muốn thoát li? A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B.  Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng.

C.  Cả hai ý trên đều sai.

D.  Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

A.  Câu hỏi

B.  Câu cảm

C.  Câu cầu khiến

Câu 6: Bài văn trên thuộc chủ đề nào?

A.  Người công dân

B.  Nam và nữ

C.  Nhớ nguồn

Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên.” có tác dụng gì?

A.  Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.  Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.  Ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 8: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:

Tay tôi bê rổ cá ……… bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

B. Kiểm tra Viết

Mụclớn

1. Chính tả (2 điểm) Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ….

đến chiếc áo dài tân thời)

2. Tập làm văn (3 điểm)

Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

3 dàn bài tả ngôi nhà em đang ở hay nhất

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Đọc thành tiếng: (1 điểm)

2. Đọc hiểu: (4 điểm)

Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Rải truyền đơn

Câu 2: D

Câu 3: C

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: B

Câu 7: B

Câu 8: còn

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (2 điểm) Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ….

đến chiếc áo dài tân thời)

-  Bài viết không mắc lỗi, sạch đẹp GV ghi 2 điểm

-  Viết sai 5 lỗi về âm đầu, vần, thanh… trừ 1 điểm

-  Tùy theo bài viết của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp

2. Tập làm văn (3 điểm)

Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Bài làm

Từ trước tới giờ, gia đình em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng Vàng là một chú chó khôn ngoan và hiền lành hơn cả. Nó sống với gia đình em đến nay đã gần hai năm. Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng chừng mười ba, mười bốn ký. Toàn thân là một màu vàng sậm, mượt như tơ. Có lẽ vậy nên mới đặt tên cho cậu là Vàng. Đầu chú to như cái yên xe đạp Mini, hai cái tai dựng đứng. Nó có thể phát hiện được tiếng chân người lạ người quen từ tít đằng xa. Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm. Cái mũi thì lúc nào cũng ướt ướt như được bôi mỡ. Mấy sợi ria mép ngắn ngắn cùng với mấy cái râu khôn ở dưới cằm đen cứng tạo cho chú một bộ mặt hiền từ dễ mến. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh ở hai bên khóe miệng, trông đến rợn người. Và cái lưỡi thì màu hồng nhạt có sọc đen, thè ra ngoài mỗi khi trời nắng gắt.

Vàng rất khôn ngoan, chú hiểu được ý chủ. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú chống chân trước lên, ngọ nguậy cái đầu, còn cái đuôi thì ngoắt qua ngoắt lại như một cái chổi bông. Khách đến nhà chú đều phân biệt được khách lạ, khách quen. Người lạ, chú đứng ngáng ở cổng, nhe hai hàm răng hù dọa. Còn khách quen thì vẫy đuôi rối rít chào mời. Đặc biệt, mỗi lúc em đi học về, vừa mới về tới cổng đã thấy chú từ bậc cửa phóng ra, cái đuôi dài ngoắt lia lịa, miệng phát ra những tiếng kêu ư ử, ánh mắt vui mừng nhìn em không chớp. Rồi chú cọ cọ cái mõm ướt vào đùi em, tay em, hai chân trước co lên cào cào trên không. Những lúc như thế, em chỉ biết xoa xoa vào đầu nó và cầm chân trước rung rung vài cái khẽ nói: “Cám ơn Vàng! Vàng ngoan lắm! Nào, ta vào nhà đi!”. Nó lon ton chạy theo em từ ngõ vào đến nhà mới quay trở lại bậc cửa nằm trông nhà.

Vàng khôn ngoan lanh lợi, cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên của gia đình.

………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Mỗi học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 100 đến 120 tiếng) trong số các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi tương ứng từng đoạn (từ tuần 27 đến tuần 35) ở sách Tiếng Việt 5 tập 2.

Mụclớn

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: (Thời gian: 35 phút)

Hai mẹ con

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm) Phương thương mẹ quá! Nó quyết định……. cách ký tên.

Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm)

A.  Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.

B.  Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.

C.  Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.

D.  Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.

Câu 3: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm)

A.  Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.

B.  Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.

C.  Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.

D.  Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.

Câu 4: Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai? (0,5 điểm) - Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”

Thông tin

Trả lời

Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ.

Đúng / Sai

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Đúng / Sai

Thương người như thể thương thân.

Đúng / Sai

Thương nhau củ ấu cũng tròn.

Đúng / Sai

Câu 5: Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (1 điểm)

Câu 6: Vào vai Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm): …………………………

Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa…………………cách ký tên” )? (0,5 điểm)

A.  Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ.

B.  Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.

C.  Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.

D.  Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.

Câu 8: Đoạn thứ ba của bài (“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ…….thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép? (0,5 điểm)

A.  1 câu ghép

B.  2 câu ghép

C.  3 câu ghép

D.  4 câu ghép

Câu 9: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường”. là những từ ngữ nào? (1 điểm)

Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được. (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả Nghe - viết (2 điểm) (20 phút)

Bài viết: “Cây chuối mẹ” (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 96)

Viết đầu bài và đoạn: “Mới ngày nào nó chỉ là……………đến ngọn rồi đấy.”

2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân mà em yêu thích nhất.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 7

Câu 8

Học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ 0,5đ

A 0,5 đ

B 0,5 đ

D 0,5 đ

B 0,5 đ

Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.(0,5 đ) - Khoanh vào” Đúng” hoặc “sai”

Thông tin

Trả lời

Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ.

Sai

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Sai

Thương người như thể thương thân.

Đúng

Thương nhau củ ấu cũng tròn.

Sai

Câu 5: (1 đ) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

Câu 6: (1 đ) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ.

Câu 9: (1 đ) chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường.

Câu 10: (1 đ) Đỡ đần, phụ giúp,……….

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả

-  Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm.

-  Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn

TT

Điểm thành phần

Mức điểm

 

 

 

 

 

1,5

1

0,5

0

1

Mở bài (1 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2a

Thân bài (4 điểm)

Nội dung (1,5 điểm)

 

 

 

2b

 

Kĩ năng (1,5 điểm)

 

 

 

2c

 

Cảm xúc (1 điểm)

 

 

 

3

Kết bài (1 điểm)

 

 

 

 

                 

                 

                 

                 

4

Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

 

 

 

 

5

Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

 

 

 

 

6

Sáng tạo (1 điểm)

 

 

 

 

 

………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 5)

A. Kiểm tra Đọc

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

CON ĐƯỜNG

Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!

Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.

Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.

Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.

Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!

Đọc thầm bài “Con đường” và làm bài tập:

Câu 1. (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

a) Nhân vật xưng tôi trong bài là ai?

A.  Một bác đi tập thể dục buổi sáng.

B.  Một con đường.

C.  Một cô công nhân quét dọn vệ sinh.

D.  Một bạn học sinh

b) Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu?

A.  Buổi sáng

B.  Buổi trưa

C.  Buổi chiều.

D.  Buổi tối.

c) Khi nào con đường thấy mình trẻ lại?

A.  Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục.

B.  Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ.

C.  Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.

D.  Có các anh chị công nhân dọn dẹp.

d) Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? A. Từ sáng đến trưa.

B.  Từ sáng đến chiều.

C.  Từ sáng đến tối.

D.  Từ sáng đến đêm khuya.

e) “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.” Thay từ in đậm trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất?

A.  nhìn.

B.  xem.

C.  ngắm nhìn.

D.  ngắm xem

g) Câu ghép sau có mấy vế câu.

“Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.”

A.  Có 1 vế câu

B.  Có 2 vế câu.

C.  có 3 vế câu.

D.  Có 4 vế câu.

Câu 2. (1 điểm) Điều gì làm cho con đường có những cảm xúc thật ấm lòng?

Câu 3. (1 điểm) Thú vui của con đường là gì?

Câu 4. (1 điểm) Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau:

“Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất:

-  Dấu phẩy thứ hai:

-  Dấu phẩy thứ ba:

Câu 5. (1 điểm) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ “Tuy ... nhưng...”.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: Nghe viết (2 điểm) - Thời gian: 20 phút

Giáo viên đọc cho học sinh Nghe viết bài : “Tà áo dài Việt Nam” (từ Áo dài phụ nữ... đến chiếc áo dài tân thời.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) - Thời gian: 40 phút Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Học sinh sẽ có mã định danh riêng từ 15/02/2020

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

Đọc hiểu, trả lời câu hỏi: (7 điểm)

Câu 1. (3 điểm)

a.  (0,5 điểm). Khoanh vào B

b.  (0,5 điểm). Khoanh vào A

c.  (0,5 điểm). Khoanh vào C

d.  (0,5 điểm). Khoanh vào D

e.  (0,5điểm). Khoanh vào C

g. (0,5 điểm). Khoanh vào A

Câu 2. (1 điểm).

Đáp án: Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi.

Câu 3. (1 điểm).

Đáp án: Mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao.

Câu 4. (1 điểm). Tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép:

-  Dấu phẩy thứ nhất: ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

-  Dấu phẩy thứ hai: ngăn cách các vế trong câu ghép.

-  Dấu phẩy thứ ba: ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Câu 5. HS đặt câu đúng theo yêu cầu được 1 điểm.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

-  GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

-  Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

-  Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

-  Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

   + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

   + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

   + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

-  Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.

Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

ÚT VỊNH

Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.

Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn :

- Hoa, Lan, tàu hỏa đến !

Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.

Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? (0,5 điểm)

A.  Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố.

B.  Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray.

C.  Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.

D.  Tất cả các ý trên.

Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? (0,5 điểm)

A.  Thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu.

B.  Đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa.

C.  Cả hai ý trên đều sai.

D.  Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? (0,5 điểm)

A.  Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

B.  Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh.

C.  Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh.

D.  Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu.

Câu 4: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? (0,5 điểm)

A.  Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn.

B.  Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại.

C.  Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh khóc và la lớn.

D.  Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ.

Câu 5: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? (0,5 điểm) A. Yêu hai bạn nhỏ quê em và đường sắt.

B.  Yêu hai bạn nhỏ quê em.

C.  Yêu đường sắt quê em.

D.  Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.

Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là : (0,5 điểm)

A.  Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai.

B.  Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt.

C.  Dũng cảm cứu em nhỏ.

D.  Tất cả các ý trên.

Câu 7: Câu “Hoa, Lan, tàu hỏa đến !” (0,5 điểm) A. Câu cầu khiến.

B.  Câu hỏi

C.  Câu cảm.

D.  Câu kể

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.” có tác dụng gì ? (0,5 điểm)

A.  Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.  Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.  Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.  Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (2 điểm)

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (ngày mai; đất nước)(1điểm)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôn nay, thế giới....................................;

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam. (Đoạn viết từ Áo dài phụ nữ có hai loại: ……. đến chiếc áo dài tân thời.). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 122).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đề bài: Tả người bạn thân của em.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a.  Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b.  Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c.  Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d.  Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ý đúng

D

D

A

C

D

D

A

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 9: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (2 điểm) (học sinh nêu đúng mỗi từ được 0,5 điểm)

Câu 10:

Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (học sinh nêu đúng mỗi từ được 0,5 điểm)

Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôn nay, thế giới ngày mai.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

-  GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

-  Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

-  Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

-  Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

   + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

   + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

   + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

-  Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.

………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 7)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1.  Đọc thành tiếng.

2.  Đọc thầm và làm bài tập.

Đọc thầm bài văn:

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

-  Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói:

-  Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

-  Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

-  Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

A.  Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B.  Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.

C.  Đêm đó chị ngủ yên.

Câu 2. Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)

A.  Câu cầu khiến.

B.  Câu hỏi.

C.  Câu cảm.

D.  Câu kể.

Câu 3. Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm) A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B.  Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.

C.  Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

Câu 4. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (0,5 điểm)

A.  Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, nghĩ cách giấu truyền đơn.

B.  Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, vừa đi truyền đơn vừa rơi.

C.  Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Câu 5. Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.  Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.  Ngăn cách các vế trong câu ghép.

C.  Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (0,5 điểm)

A.  Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

B.  Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

C.  Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.

Câu 7. Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (1,0 điểm)

Câu 8. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1,0 điểm)

Câu 9. Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (1,0 điểm)

Câu 10. Viết 1 câu tục ngữ, ca dao nói đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta (1,0 điểm)

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (Nghe - viết) (2,0 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Tà áo dài Viêṭ Nam

Viết đoaṇ: Từ những năm... thanh thoát hơn.

(Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 122)

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt những năm học qua. Em hãy tả cảnh ngôi trường và nói lên tình cảm của mình trước lúc xa trường.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3,0 điểm)

*  Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).

*  Nội dung kiểm tra:

-  HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 hoặc một đoạn văn không có trong SGK (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).

-  HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

*             Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì.

*             Cách đánh giá, cho điểm: Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1,0 điểm

-  Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1,0 điểm.

-  Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1,0 điểm

(HS trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được không tính điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Đọc thầm và làm bài tập. (7,0 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án đúng

A

B

C

B

C

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Học sinh nào chọn 2, 3 ý trong một câu thì không được điểm câu đó.

Câu 7. (1,0 điểm) Rải truyền đơn.

Câu 8. (1,0 điểm)

Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Câu 9. (1,0 điểm):

Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Câu 10. (1,0 điểm)

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

(Học sinh có thể viết các câu khác)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (2,0 điểm) Thời gian 20 phút

GV đọc cho học sinh viết đoạn : “Từ những năm … thanh thoát hơn.” Trong bài: Tà áo dài Việt Nam (TV5 – Tập 2 – Trang 122)

* Cách đánh giá, cho điểm:

-  Tốc độ đạt yêu cầu ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1,0 điểm

-  Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1,0 điểm

-  Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh ; chữ thường, chữ hoa) : trừ 0,1 điểm.

-  Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày dơ bẩn trừ 0,2 điểm.

II. Tập làm văn (8,0 điểm) : Thời gian 35 phút

Đề bài: Ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt những năm học qua. Em hãy tả cảnh ngôi trường và nói lên tình cảm của mình trước lúc xa trường.

* Yêu cầu.

-  Học sinh viết được bài văn tả cảnh ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

-  Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

-  Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.

*  Cách đánh giá, cho điểm:

*  Mở bài (1,0 điểm)

*  Thân bài (4,0 điểm) :

-  Nội dung (1,5 điểm)

-  Kĩ năng (1,5 điểm)

-  Cảm xúc (1,0 điểm)

*  Kết bài (1,0 điểm)

*  Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).

*  Sáng tạo (1,0 điểm)

-  Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên : 8,0 điểm

-  Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết..

* Lưu ý :

-  Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

-  Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.

* Tổ chuyên môn thống nhất cho điểm cụ thể

………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 8)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

- Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định.

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

CHIẾC KÉN BƯỚM

Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Theo Nông Lương Hoài

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? a. Để khỏi bị ngạt thở.

b.  Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.

c.  Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

Câu 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?

a.  Vì chú yếu quá.

b.  Vì không có ai giúp chú.

c.  Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.

Câu 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?

a.  Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.

b.  Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.

c.  Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.

Câu 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?

a.  Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.

b.  Dang rộng cánh bay lên cao.

c.  Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được. Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a.  Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.

b.  Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.

c.  Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.

Câu 6. Câu nào sau đây là câu ghép?

a.  Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.

b.  Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.

c.  Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.

Câu 7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?

a.  Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.

b.  Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

c.  Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.

Câu 8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?

“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”

a.  Ngăn cách các vế câu.

b.  Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c.  Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

Câu 9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:

a.  Danh từ

b.  Động từ

c.  Tính từ

Câu 10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:

a.  Hai từ đơn

b.  Một từ ghép

c.  Một từ láy

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết. Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 - Tập

2, trang 136 (Từ đầu đến … chuyến tàu qua)

II. Tập làm văn (5 điểm)

Em hãy tả một loại trái cây mà em thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

2 - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

1

c

6

c

2

c

7

b

3

c

8

a

4

a

9

a

5

b

10

a

B. Kiểm tra Viết

1- Chính tả (5 điểm)

•  Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

•  Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.

Chú ý: Các lỗi sai giống nhau chỉ tính lỗi một lần

2- Tập làm văn (5 điểm)

•  Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

+ Viết được bài văn tả cảnh (có hình ảnh, hoạt động, trình tự tả) đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học ; độ dài từ 15 câu trở lên.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

•  Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. ………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 9)

A. Kiểm tra Đọc

I. Phần đọc : ( 10 điểm )

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn với 1 trong 3 bài tập đọc sau ( 2 điểm )

Giáo viên nêu ra một câu hỏi ứng với nội dung đoạn vừa đọc để HS trả lời. (

1 điểm) a/ Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 .

+ Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng)

1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ?

+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn)

2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ?

b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112.

+ Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.)

1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ?

+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.)

2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ? c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126

+ Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .)

1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ?

+ Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.)

2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ?

2. Đọc hiểu: ( 4 điểm )

Học sinh đọc thầm bài “ Tà áo dài Việt Nam ”, SGK TV 5, tập 2- trang 122. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau :

Câu 1:(1 đ) Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại ?

A.  Áo tứ thân và áo năm thân

B.  Áo hai thân và áo ba thân

C.  Áo một thân và áo hai thân

Câu 2:( 1 đ) Áo tứ thân, được may từ ?

A.  Hai mảnh vải

B.  Bốn mảnh vải

C.  Ba mảnh vải

Câu 3:( 0,5đ) Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Từ những năm ... của thế kỉ .....?

A.  Từ những năm 20 của thế kỉ XIX

B.  Từ những năm 30 của thế kỉ XIX

C.  Từ những năm 30 của thế kỉ XX

Câu 4: ( 0,5 đ) Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của ?

A.  Người phụ nữ

B.  Người phụ nữ Việt Nam

C.  Người phụ nữ và phụ nam Việt Nam

Câu 5: (1đ) Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?

Câu 6: (1đ) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ?

3. Luyện từ và câu: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau :

Câu 1:( 1 đ) Điền những chữ còn thiếu trong câu tục ngữ, ca dao sau

Muốn sang thì bắc .................

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

A.  cầu kiều

B.  cầu tre

C.  cầu dừa

Câu 2: (0,5 đ) Chọn quan hệ từ nào dưới đây cho thích hợp với chỗ trống trong câu sau:

Thầy phải kinh ngạc ............... chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

A.  nhờ

B.  vì

C.  bởi

Câu 3:( 0,5 đ) Câu nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em: A. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.

B.  Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi .

C.  Người dưới 16 tuổi.

Câu 4: ( 1 đ) Đặt một câu với từ “ trẻ em ”

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: (2 điểm ).

Nghe viết bài : Tà áo dài Việt Nam ( từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời

) SGK TV 5, tập 2, trang 122

2 / Tập làm văn : ( 8 điểm ) Em hãy tả trường em trước buổi học.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

1/ Đọc thành tiếng : ( 3 điểm )

+ HS đọc :

-              Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm.

-              Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ) : 1 điểm

+ HS trả lời đúng một câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm. a / Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 .

+ Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng)

1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ?

Trả lời : Ma-ri-ô : bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét –ta : đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.

+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn)

2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ?

Trả lời : Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, Giu-li-ét- ta chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.

b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112.

+ Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.)

1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ?

Trả lời : Lại một vịt trời nữa.

+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.)

2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ?

Trả lời : Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. / Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.

c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126

+ Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .) 1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ?

Trả lời : Rải truyền đơn.

+ Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.)

2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ?

Trả lời : Chị Út giả đi bán cá như mọi bận.

2/ Đọc hiểu: ( 4 điểm)

Câu 1: A. Áo tứ thân và áo năm thân ( 1đ)

Câu 2: B. Bốn mảnh vải ( 1đ)

Câu 3: C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX ( 0,5đ)

Câu 4: B. Người phụ nữ Việt Nam ( 0,5đ)

Câu 5: Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.( 1đ)

3/ Luyện từ và câu: (3điểm )

Câu 1: A. cầu kiều ( 1 đ)

Câu 2: B. Vì ( 0,5đ)

Câu 3: C. Người dưới 16 tuổi ( 0,5đ) Câu 4: Học sinh có thể đặt câu : ( 1 đ)

Ví dụ:

-  Trẻ em như nụ hoa mới nở.

-  Trẻ em là tương lai của đất nước.

-  Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

B. Kiểm tra Viết

1 / Chính tả : ( 2 điểm ).

Học sinh nghe viết bài : Trong lời mẹ hát ( từ Tuổi thơ đến con sẽ bay xa ) SGK TV 5, tập 2, trang 146.

2/ Tập làm văn : ( 8 điểm ) .

Đạt 8 điểm : Học sinh viết được bài văn miêu tả trường em trước buổi học theo đúng yêu cầu, có bố cục rõ ràng và đủ 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài. Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp , không mắc lỗi chính tả. Trình bày sạch đẹp. Cụ thể, chi tiết :

-  Mở bài : 2 điểm

-  Thân bài : 4 điểm ( nội dung : 2 điểm; kĩ năng : 2 điểm )

-  Kết bài : 2 điểm

Bài viết cần nêu được :

+ Mở bài : Giới thiệu được trường em trước buổi học sẽ tả.

+ Thân bài : a/ Tả từ bao quát trường em trước buổi học đến tả từng hoạt động của học sinh.

b/ Thói quen sinh hoạt và hoạt động của học sinh trước buổi học.

+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em với mái trường, công ơn thầy cô và bạn bè .

Tùy theo mứ c đô ̣sai sót về ý, cách diễn đaṭ, lỗi chinh tá      ̉ có thể trừ đi số điểm cho phù hợp.

………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 10)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

Đọc thầm và làm bài tập.

Cây chuối mẹ

Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.

Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.

Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.

Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?

Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

Phạm Đình Ân

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập

Cho học sinh đọc thầm bài " Cây chuối mẹ". Dựa vào nội dung bài, khoanh vào câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 5, 7, hoàn thành yêu cầu bài tập câu 3, 4, 6, 8, 9, 10.

Câu 1: (0,5 điểm). Cây chuối con được tác giả tả như thế nào ?

a.           Mới ngày nào là cây chuối con với tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.

b.           Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời.

c.           Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.

Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn: “Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.” cho ta biết đó là:

a.  Cây chuối con

b.  Cây chuối mẹ

c.  Cây chuối trưởng thành

Câu 3: (0,5 điểm). Chi tiết nào cho em biết cây chuối đã thành cây chuối mẹ?

Câu 4: (0,5 điểm) Hoa chuối được tác giả tả như thế nào? Câu 5: (0,5 điểm) Cây chuối mẹ bảo vệ bầy con của mình ra sao?

a.  Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía.

b.  Nó để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?

c.  Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

d.  Cả 3 ý trên.

Câu 6: (0,5điểm) Từ hình ảnh cây chuối mẹ, em liên tưởng đến ai?

Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp so sánh được thể hiện qua:

a.  2 câu

b.  3 câu

c.  4 câu

Câu 8: (0,5 điểm) Tác giả sử dụng giác quan nào để tả?

Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy cho biết câu: “Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?” là câu hỏi hay câu cảm ? Vì sao?

Câu 10: (0,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cặp quan hệ từ trong câu ghép sau: Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả (nghe – viết) (5điểm)

Cây gạo ngoài bến sông

2. Tập làm văn (5điểm)

Đề bài: Em hãy tả thầy giáo hoặc cô giáo trong một tiết học mà em thích nhất.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: 5 điểm

1.  Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở cuối kì II, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 110 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đã đọc do GV nêu .

Bài 1

Một vụ đắm tàu

TV 5 tập II trang 108

Bài 2

Công việc đầu tiên

TV 5 tập II trang 126

Bài 3

Bầm ơi

TV 5 tập II trang 130

Bài 4

Út Vịnh

TV 5 tập II trang 136

Bài 5

Nếu trái đất thiếu trẻ con

TV 5 tập II trang 157

2.  Giáo viên đánh giá, cho điểm :

-  Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm.

+ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0 ,5 điểm

+ Đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm

-  Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ : 0,5 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm

-  Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 1 điểm

-  Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) : 1 điểm

+ Đọc từ 1 đến 2 phút : 0,5 điểm

+ Đọc quá 2 phút : 0 điểm

-  Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm

+ Trả lời chưa đúng ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm

+ Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm

* Đối với các bài tập đọc thuộc thể thơ, giáo viên yêu học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu cần đạt.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 5 điểm

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi đánh dấu x vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra hoặc làm đúng yêu cầu của câu hỏi, mỗi ý đúng (câu đúng) đạt điểm theo biểu điểm sau :

Câu

1

2

5

7

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

Đáp án

b

c

d

c

* Trả lời

Câu 3:

Chi tiết cho em biết cây chuối đã thành cây chuối mẹ: chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ.

(Nếu học sinh ghi thêm: “Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.” vẫn đạt 0,5 điểm)

Câu 4:

Hoa chuối được tác giả tả: hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

(Nếu học sinh ghi thêm: “Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.” vẫn đạt 0,5 điểm)

Câu 6:

Từ hình ảnh cây chuối mẹ, em liên tưởng đến mẹ, mẹ là người tuyệt vời nhất vì mẹ hy sinh cả đời mẹ vì các con thân yêu của mình.

(Hoặc các em trả lời với nội dung tương tự thích hợp vẫn đạt 0,5 điểm)

Câu 8:

Tác giả sử dụng giác quan xúc giác và thị giác để tả. (0,5 điểm)

Câu 9:

Câu: “Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?” là câu hỏi vì cuối câu có dấu chấm hỏi (0,25 điểm) và từ để hỏi “lẽ nào” đứng đầu câu. (0,25 điểm)

Câu 10:

Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cặp quan hệ từ trong câu ghép sau:

Khi (QHT) cây mẹ (CN) // bận đơm hoa (VN), kết quả (VN) thì (QHT) các cây con (CN) // cứ lớn nhanh hơn hớn (VN).

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả : 5 điểm

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả

Cây gạo ngoài bến sông

Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông… Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chông chênh.

Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn… Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.

Theo Mai Phương 2. Đánh giá, cho điểm :

-  Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

-  Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; chữ thường – chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

-  Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn … trừ 1 điểm toàn bài .

Lưu ý : đối với HS thuộc vùng dân tộc trừ 1 điểm khi sai 3 lỗi.

II. Tập làm văn : 5 điểm

1. Đề bài: Em hãy tả thầy giáo hoặc cô giáo trong một tiết học mà em thích nhất.

2. Hướng dẫn đánh giá , cho điểm

-  Học sinh viết được một bài văn tả cảnh (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu đề bài: 3 điểm.

-  Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng: 0,5 điểm.

-  Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ: 0,5 điểm.

-  Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong văn miêu tả. Bài tả sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 1 điểm.

(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý , về diễn đạt và chữ viết , có thể cho các mức điểm: 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5).

Lưu ý: Đối với những bài đạt được điểm 4, điểm 5, là những bài có sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả để bài văn sinh động hơn.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 11)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc – HTL đã học trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 2 (từ tuần 29 đến tuần 34) kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên lựa chọn.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN KỲ

Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)

Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà vẫn chưa có con.Có người biết tướng số trong vùng bảo rằng: Ông bà sẽ sinh quý tử nhưng số ông bà phải hầu cửa Phật. Từ đấy, ông bà họ Nguyễn sớm hôm lên chùa dâng hoa, đèn nhang thờ Phật. Sau đấy hai năm thì sinh ra Thời Lượng

Khi Thời Lượng lên ba, bố mẹ gửi cậu vào chùa làm con nuôi sư thầy. Thời Lượng lớn nhanh và thông minh. Mới 4 tuổi, chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng kinh, tụng niệm hàng ngày. Sư thầy thấy vậy yêu quý cậu như con và cho cậu đi học. Thời Lượng học một biết mười. Vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn nên được thầy yêu, bạn mến. Đêm nào cũng vậy, vì không có tiền mua dầu thắp đèn nên cậu bé cắp sách vào Tam bảo ngồi dưới chân tượng, học bài nhờ ánh sáng cây nến. Khi nến tắt hết mới đi ngủ. Sư thầy thấy vậy bèn thửa những cây nến dài hơn để cho cậu học.

Đến kì thi Đình, sư thầy nằm mơ thấy có người tên là Nguyễn Kỳ đỗ Trạng Nguyên có khuôn mặt giống hệt con nuôi mình, bèn đổi tên Nguyễn Thời Lượng ra Nguyễn Kỳ. Quả nhiên khoa thi Đình năm ấy, Thời Lượng đỗ Trạng Nguyên, lúc đó ông mới 21 tuổi.

Ngày vinh quy, tân Trạng Nguyên đề nghị dâng làng đón ông tại chùa để ông tạ ơn Phật và sư thầy đã có công dưỡng dục mình thành tài, sau ông mới về thăm tổ tiên, cha mẹ. Biết tin, nhà vua khen ông là người tận trung, tận hiếu và bổ ông vào làm việc ở Viện Hàn Lâm để có điều kiện giúp vua, giúp nước.

Theo Mai Hồng

Câu 1: Thời gian nào bố mẹ Nguyễn Thời Lượng gửi cậu vào chùa cho làm con nuôi sư thầy?

A. Lúc cậu vừa mới sinh ra.

B. Lúc cậu lên 3 tuổi.

C. Lúc cậu lên 4 tuổi.

D. Lúc cậu lên 5 tuổi.

Câu 2: Chi tiết nào cho thấy Nguyễn Thời Lượng chăm chỉ học hành?

A. Mới 4 tuổi, cậu chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà đã thuộc lòng.

B. Cậu học một biết mười.

C.Cậu học bài đến khi nến tắt hết mới đi ngủ.

Câu 3: Từ nào dưới đây có nghĩa của tiếng “trung” khác với nghĩa của tiếng “trung” trong bài?

A. bất trung.

B. trung thu.

C. trung thành.

D. Trung nghĩa

Câu 4: Nhờ đâu Nguyễn Thời Lượng đỗ Trạng Nguyên?

A. Nhờ được đổi tên thành Nguyễn Kỳ.

B. Vì sống nương nhờ cửa Phật, do sáng dạ, chăm chỉ đèn sách.

C. Vì sống nương nhờ cửa Phật, do nhà nghèo, ăn ở hiền lành.

Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây khuyên ta: “Khi được sung sướng hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên.”?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Có công mài sắt có ngày nên kim.

C. Học thầy không tày học bạn.

Câu 6: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “thông minh”?

A. Chăm chỉ

B. Sáng dạ

C. Cần cù

D. Siêng năng

Câu 7: Hai câu“Thời Lượng lên 3 tuổi, được gửi vào chùa cho làm con nuôi sư thầy. Cậu lớn nhanh và thông minh.” liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ

B. cách lặp từ ngữ

C.Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.

Câu 8:  Trong câu “Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà chưa có con.” có mấy quan hệ từ?

A. Một quan hệ từ. Đó là:……………………………………………………………..

B. Hai quan hệ từ. Đó là:………………………………………………………………

C. Ba quan hệ từ. Đó là:……………………………………………………………….

Câu 9: Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu trong câu ghép dưới đây:

Thời Lượng vừa học giỏi, chuyên cần, ngoan ngoãn nên cậu được mọi người quý mến.

Câu 10: Gạch dưới cặp từ hô ứng trong các câu sau:

a. Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.

b. Anh ta bảo sao thì tôi biết vậy.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy tả một thầy (cô) giáo mà em yêu quý.

Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất

 

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 12)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề: Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

– Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài: Có những dấu câu

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.

Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.

Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào anh ta cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.

Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa; nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất hết ý nghĩa như vậy.

Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!

Theo Hồng Phương

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

1. (1đ) Nội dung câu chuyện nói về:

a/ Tác dụng của dấu phẩy và dấu chấm than.
b/ Tác dụng của dấu chấm hỏi và dấu phẩy .
c/ Tác dụng của dấu chấm hỏi và dấu hai chấm .
d/ Tác dụng của các loại dấu câu khi viết văn.

2. (1đ) Khi bị mất các dấu câu, anh ta đã:

a/ Tự trách mình.

b/ Đổ lỗi cho bạn.

c/ Đổ lỗi cho tất cả.

d/ Không đổ lỗi cho người khác.

3. (1đ) Câu: “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.” Anh ta là một người:

a/ Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
b/ Nghèo khổ, mất hết tiền bạc, của cải.
c/ Cô đơn, không còn ai thân thích.
d/ Hào phóng, sẵn sàng cho mọi thứ.

4. (1đ) Qua câu chuyện, muốn khuyên chúng ta điều gì?

5. (0,5đ) Từ: “tư duy” cùng nghĩa với từ:

a/ học hỏi.

b/ suy nghĩ.

c/ tranh luận.

d/ tư cách.

6. (1đ) Các câu trong hai câu sau được nối với nhau bằng cách nào?

“Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.”

a/ Nối bằng cách lặp từ ngữ.
b/ Nối bằng cách thay thế từ ngữ.
c/ Nối bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
d/ Nối bằng cách sử dụng từ ngữ có tác dụng nối.

7. (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

8. (0,5đ) Nêu tác dụng của dấu chấm than trong câu:

“Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!”.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài viết: Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh (20 phút)

(SGKTV5 T2/tr132) – (Viết từ đầu …. đến òa tươi trong nắng sớm.)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)

* Đề 1: Em hãy tả một người thân trong gia đình em mà em yêu quý nhất.

* Đề 2: Em hãy tả ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt mấy năm qua.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 13)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

HS đọc thầm bài “Những cánh buồm” SGK Tiếng Việt 5- tập 2, trang 140-141.  Sau đó, dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi, bài tập dưới đây:

1(0,5 điểm): Ai là tác giả bài thơ “Những cánh buồm”?

a. Tố Hữu.

b. Hoàng Trung Thông.

c. Phạm Đình Ân.>

2(0,5 điểm): Cụm từ nào tả bóng người cha in trên cát?

a. Cao lồng lộng

b. Tròn chắc nịch

c.;Dài lênh khênh

3(0,5 điểm): Cụm từ nào tả bóng đứa con in trên cát?

a. Thấp đậm đà.

b. Tròn chắc nịch.

c. Cao lồng lộng.

4(0,5 điểm): Câu hỏi của đứa con nhỏ gợi cho người cha nhớ lại điều gì?

a. Nhớ lại những ước mơ của mình khi còn nhỏ.

b. Nhớ lại thời trai trẻ.

c. Nhớ lại những năm tháng gắn bó với biển.

5(0,5 điểm): Bạn nhỏ trong bài, nhờ cha mượn cho cánh buồm trắng để làm gì?

a. Để xem nó to như thế nào.

b. Để đi tìm cái mới, cái lạ nơi xa kia.

c. Để nhờ cánh buồm đưa bạn đi chơi.

6(0,5 điểm): Khoanh vào chữ cái của dòng, có những từ viết đúng chính tả:

a. Thầm thì, thỉnh thoảng, chạy như bai.

b. Ồn ào, Náo nhiệt, Tưng bừng.

c. Sáng rựt, Sương mù, Không giang.

7(0,5 điểm): Trong câu: “tiếng sóng thầm thì”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. So sánh

b. Điệp ngữ.

c. Nhân hóa.

8(0,5 điểm): Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì?

“Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra cánh đồng với những đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi”

a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

b. Dẫn lời nói trực tiếp.

c. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ trong câu.

9(0,5 điểm): Đề văn nào sau đây yêu cầu tả con vật?

a. Em hãy tả một con suối vào mùa xuân.

b. Em hãy tả một con đê mà em biết.

c. Em hãy tả một con gà trống đang tập gáy.

10(0,5 điểm): Trong câu: “Cát càng mịn, biển càng trong”, có chủ ngữ là:

a. Cát.

b. Cát, biển.

c. Mịn, trong.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài viết: Trong lời mẹ hát (thời gian viết: 20 phút)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy miêu tả thầy giáo (hoặc cô giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 14)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

RỪNG GỖ QUÝ

Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.

Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:

– Ông lão đến đây có việc gì?

– Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!

– Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra!

Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ

Cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:

– Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!

Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn…

Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.

Truyện cổ Tày- Nùng

Câu 1. (0,5đ) Khi thấy hiện ra những cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? (M1)

a. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.
b. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc.
c. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.
d. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc.

Câu 2. (0,5đ) Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? (M1)

a. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.
b. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.
c. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau.
d. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc.

Câu 3. (0,5đ) Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì? (M1)

a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.
b. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.
c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.
d. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.

Câu 4. (0,5đ) Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? (M2)

a. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước.
b. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.
c. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.
d. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước.

Câu 5. (0,5đ) Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất? (M2)

a. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.
b. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.
c. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.
d. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.

Câu 6. (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện?

a. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ. (M2)
b. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa.
c. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc.
d. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt.

Câu 7. (1đ) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ bền chắc? (M3)

a. bền chí
b. bền vững
c. bền bỉ
d. bền chặt

Câu 8. (1đ) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa? (M3)

a. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối
b. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở
c. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường
d. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả

Câu 9. (1đ) Các vế trong câu: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắt.” Được nối với nhau bằng cách nào? (M3)

Câu 10. (1đ) Hai câu cuối bài (“Chẳng bao lâu,….như xưa.”) được liên kết với nhau bằng cách nào? (M3)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Tà áo dài Việt Nam. Viết đoạn từ “Từ những năm 30” đến hết.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy tả một đêm trăng đẹp.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 15)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

HOA ĐỎ

Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.

Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.

Mùa hè, hoa mào gà đỏ đến chói mắt, hoa lựu cũng như những đốm lửa lập lòe. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết cành hoa đang nở rộ.

Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.

Tết đến, hoa đào nở thắm, nó cũng là mùa xuân đấy.

Sau tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa giống như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cư thế mọc lên sáng chói ở đầu làng, ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.

Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

Theo Băng Sơn

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

1: Bài văn trên giới thiệu về điều gì?

A. Vẻ đẹp của các loài hoa trên đất nước ta.
B. Vẻ đẹp của cây trái nước ta.
C. Vẻ đẹp của các loại hoa màu đỏ trên đất nước ta.

2: Từ “màu đỏ” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ.
B. Động từ.
C. Tính từ.

3: Trong câu ghép “Mùa hè, hoa mào gà đỏ đến chói mắt, hoa lựu như những đốm lửa lập lòe.” có mấy vế câu?

A. Một vế câu.
B. Hai vế câu.
C. Ba vế câu.

4: Dấu phẩy trong câu: “Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích.” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

5: Dòng nào dưới đây chỉ toàn các từ láy?

A. Dịu dàng, lim dim, mơ màng, mỏi mệt, thiêm thiếp, hí hửng, luênh loáng.
B. Dịu dàng, lim dim, mơ màng, thiêm thiếp, hí hửng, luênh loáng.
C. Bao bọc, cỏ cây, ôm ấp, vạn vật, lim dim, thiêm thiếp.

6: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?

Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo.

A. Thay thế từ ngữ.
B. Dùng từ ngữ nối.
C. Lặp từ ngữ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Mùa thảo quả. Gồm đầu bài và đoạn “Sự sống cứ tiếp tục … dưới đáy rừng”.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình của một người trong gia đình mà em yêu quý.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 16

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 16)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.

1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng?

2: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

A. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm.

B. Đêm đó chị ngủ không yên.

C. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

D. Tất cả các ý trên.

3: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

A. Khoảng 3 giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm.

B. Bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần và khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.Cả hai ý trên đều đúng.

D.Cả hai ý trên đều sai.

4: Vì sao chị Út muốn thoát li?

A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng.

C.Cả hai ý trên đều sai.

D.Cả hai ý trên đều đúng.

5: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?”

A. Câu hỏi

B. Câu cảm

C. Câu cầu khiến

6: Bài văn trên thuộc chủ đề nào?

A. Người công dân

B. Nam và nữ

C. Nhớ nguồn

7: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.Ngăn cách các vế trong câu ghép.

8: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:

Tay tôi bê rổ cá …… bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam

(Từ Áo dài phụ nữ… đến chiếc áo dài tân thời)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 17

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 17)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Cho và nhận

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

(Xuân Lương)

Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu:

1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?

A. Vì bạn ấy bị đau mắt.

B. Vì bạn ấy không có tiền

C.Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.

D.Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

2. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?

A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm.

B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.

C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.

D.Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.

3. Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào?

A. Cô là người quan tâm đến học sinh.

B. Cô rất giỏi về y học.

C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.

D. Cô chỉ là người giúp người khác chuyển quà.

4. Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào?

A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.

B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.

C. Cô là người luôn sống vì người khác.

D. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

6. Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước?

A. công minh
B. công nhân
C. công cộng
D. công lí

7. Câu nào sau đây là câu ghép:

A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.

C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

D. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm.

8. Các câu trong đoạn văn sau: “Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.” Liên kiết với nhau bằng cách lặp lại từ:

A. Cô
B. Tôi
C. Cô và tôi
D. Thành viên

9. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “trật tự”

A. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.

B. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.

C. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.

D. Trạng thái yên lặng.

10. Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu nói về ý chí vượt khó của bản thân em.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết bài: “Nghĩa thầy trò” (đoạn từ đầu đến mang ơn rất nặng) – sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 79

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Hãy tả một một người bạn thân của em

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 18

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 18)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn (đoạn thơ) khoảng 100 -110 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi về nội dung bài đọc theo yêu cầu của giáo viên trong số các bài sau:
1. Nghĩa thầy trò (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang79)
2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 83)
3. Tranh làng Hồ (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 88)
4. Đất nước (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 94)
5. Con gái (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 112)
6. Bầm ơi (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 130)
7. Út Vịnh (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 136)
8. Những cánh buồm (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 140).
9. Lớp học trên đường (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 153).
10. Nếu trái đất thiếu trẻ con (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 157).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc bài văn sau.

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

    Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:

– Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ đó một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.

Từ hôm đó, trong túi tôi lúc nào cũng chứa đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là một chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.

Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng một lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy, vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.

Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.

Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói:

– Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.

Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.

Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.

Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:

– Bây giờ con có muốn học nhạc không?

– Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.

Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:

– Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.

 Theo HEC-TO MA-LÔ

(Hà Mai Anh dịch)

* Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu câu 7 và trả lời các câu hỏi 8, 9, 10.

1. Lớp học của Rê-mi là:

A. Trên sân khấu.

B. Trên đường phố.

C. Trong lớp học làm xiếc.

2. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung câu chuyện:

A. Mong muốn học học tập của cậu bé nghèo Rê-mi, khẳng định quyền được học tập của trẻ em.

B. Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

C. Diễn biến quá trình học tập của Rê-mi.

3. Nói Rê-mi là một cậu bé hiếu học là vì:

A. Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.

B. Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng. Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.

C. Tất cả các ý trên.

4. Câu ghép: “Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi.” Có mấy vế câu?

A. Hai vế câu.

B. Ba vế câu.

C. Bốn vế câu.

5. Hai câu: “Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng một lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy, vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy chân kéo ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.” liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ:      thay thế cho từ:

B. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ:

C. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.

6. Các vế trong câu ghép “Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên” được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nối trực tiếp.

B. Nối bằng từ có tác dụng nối.

C. Nối bằng cặp từ chỉ quan hệ.

7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động” ?

A. xúc động

B. hiếu động

C. hoạt động

8. Ghi các cặp từ trái nghĩa trong câu sau: “Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc”

9. Hoàn chỉnh câu ghép sau: .

a, …………………………………………………….…… bao nhiêu, ……………………………………………………………………. bấy nhiêu.

10. Phân tích cấu tạo của câu sau:

Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi đó con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 19

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 19)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài “Phong cảnh đền Hùng” (SGK Tiếng Việt 5, tập II, trang 68, 69). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý đúng với mỗi câu sau:

1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?

A. Nghĩa Lĩnh.
B. Ba Vì.
C.Tam Đảo.

2. Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

C.Cả hai câu trên đều đúng.

3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.

B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.

C.Cả hai ý trên đều đúng.

4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ.

B. Bằng cách lặp từ ngữ.

C.Bằng cả hai cách trên.

5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C.Ẩn dụ.

6. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.

B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.

C.Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.

7. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?

A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.

C.Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.

8. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?

A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

C.Kết thúc câu.

9. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vời vợi?

A. Vun vút
B. Vời vợi
C. Xa xa

10. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

C.Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Nghe – viết: Bài Tranh làng Hồ (SGK Tiếng Việt 5 – Tập 2 – Trang 88) GV đọc cho HS viết đoạn Từ ngày còn ít tuổi… đến hóm hỉnh và tươi vui

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một cây cho bóng mát mà em thích.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 20

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 20)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu:

HÃY THA LỖI CHO EM

Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.

Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!

Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.

Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:

- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.

Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.

Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:

- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?

- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.

Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:

- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.

Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.

Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang

(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8); khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10):

Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?

A. nét chữ nắn nót rất đẹp.

B. nét chữ run run, không thẳng hàng.

C. nét chữ run run.

D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng

Câu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?

A. Chê bai chữ viết của cô.

B. Xì xầm nói xấu cô.

C. Chăm chú theo dõi cô viết.

D. Không nghe cô giảng bài.

Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :

Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau.

Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”.

Thông tin

Trả lời

Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng.

Đúng

Sai

Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được.

Đúng

Sai

Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau.

Đúng

Sai

Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô.

Đúng

Sai

Câu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?

Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?

Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.

D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: "Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Không sao, cô không giận các em đâu."

A. buồn

B. thương

C. trách

D. ghét

Câu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”

2 từ có thể thay thế là:

Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn trong bài Con gái (TV5 tập 2 trang 112). Từ đầu đến ......“tức ghê.”

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 21

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 21)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Cho văn bản sau:

HAI MẸ CON

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.

Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.

Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1. (0,5 điểm)

a. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định ………………………………………cách ký tên.

A. học cho thành tài để giúp mẹ

B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ

C. học thật giỏi để giúp mẹ

D. học để thành cô giáo và dạy mẹ

b. (0,5) Phương đến lớp trễ vì:

A. Phương thức dậy trễ.

B. Mẹ đưa đi học muộn.

C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường.

Câu 2. (1 điểm) Về nhà sau buổi đi học muộn, thái độ của Phương như thế nào?

Câu 3. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng:

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 4. (1 điểm) Em hãy xác định thành phần câu trong câu ghép sau:

Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy.

Câu 5. 

a. (0,5 điểm) Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ đã:

A. Không làm điều gì cả.

B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo.

C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ.

D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám.

b. (0,5 điểm) Em hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:

Đi vắng, bố nhờ người .............................. giúp nhà cửa.

(chăm sóc; săn sóc; trông coi)

Câu 6. (0,5 điểm) 

a. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa?

A. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối.

B. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả.

C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường.

D. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở.

b. (0,5 điểm) Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau, xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các vế câu:

Gió càng to, .............................................................................................................

Câu 7 (1 điểm) Nếu em là Phương, em sẽ nói với mẹ là:

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: “Tà áo dài Việt Nam” từ Áo dài phụ nữ .......đến chiếc áo dài tân thời. - sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 122.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em sắp rời xa mái trường tiểu học thân yêu, xa các thầy cô đã dìu dắt, yêu thương, dạy dỗ em trong suốt năm năm học vừa qua. Em hãy tả lại một thầy (cô) giáo mà em yêu quý.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 22

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 22)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN

Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.”

Theo Bích Thủy

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào?

A. Ác-hen-ti-na

B. Tan-da-ni-a

C. Mê-xi-cô

Câu 2. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào?

A. Sân vận động rộn ràng tiếng hò reo

B. Sân vận động còn rất đông khán giả

C. Sân vận động hầu như vắng ngắt

Câu 3. Điền cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản vào câu ghép sau:

……… là người về đích cuối cùng ……………… Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.

Câu 4. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?

A. Anh là người về đích cuối cùng

B. Anh bị đau chân

C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.

Câu 5. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua?

A. Vì đó là quy định của cuộc thi, phải hoàn thành bài thi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.

C. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người.

Câu 6. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?

A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.

B. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi ma-ra-tông năm ấy.

C. Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình.

Câu 7. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Phóng viên hỏi □“Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy □”

Câu 8. Gạch chân dưới cụm từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau và đặt câu với cụm từ đó:

Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.

……………………………………………………………………………………

Câu 9. Nội dung của câu chuyện trên là gì?

Câu 10. Nếu là một khán giả chứng kiến phần thi hôm của vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri em sẽ nói điều gì với Ác-va-ri? Là người học sinh sắp bước vào bậc THCS em thấy mình có trách nhiệm gì với quê hương, đất nước?

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Di tích Kỳ Đài (viết đầu bài và đoạn từ Trong dịp về dự ................ bảo vệ Tổ quốc).

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy tả một thầy giáo (hoặc cô giáo) để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 23

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 24)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”

- Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?

Hoàng Phương

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.

B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.

C. Vì cô không có quần áo đẹp.

D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.

Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Suy nghĩ và khóc một mình.

B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.

C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.

Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)

A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.

B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.

D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)

A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.

B. Cụ già tốt bụng.

C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.

Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm)

……………………………………………………………….

Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm)

Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)

A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ

C Thay thế và lặp từ ngữ

D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm)

Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu

Câu 10. Đặt câu: (1 điểm)

a). Câu ghép có cặp quan hệ từ: Vì ....nên....

b). Câu ghép có cặp từ hô ứng: ...càng.......càng......

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"

Cây trái trong vườn Bác

Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.

Theo Võ Văn Trực

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.

Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 có đáp án - Đề 25

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 25)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài sau và ghi lại chữ cái đặt trước ý đúng hoặc ghi câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi vào tờ giấy kiểm tra:

Chim họa mi hót

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi thêm êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

Theo - NGỌC GIAO

Câu 1: Tiếng hót của chim học mi trong buổi chiều như thế nào?(M1)

A. Líu lo, âm vang khắp vườn nhà.

B. Lảnh lót, véo von, vang mãi xa.

C. Có khi êm đềm, có khi rộn rã.

D. Du dương như bản nhạc êm đềm.

Câu 2: Chim họa mi đứng hót ở đâu?(M1)

A. Trong bụi tầm xuân ở vườn.

B. Từ phương nào bay đến.

C. Trên cây cao trong vườn.

D. Ở vườn cây ăn quả.

Câu 3: Bài văn có 4 đoạn, nội dung của đoạn thứ hai là gì?(M2)

A. Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi.

B. Tả tiếng hót của chim họa mi vào buổi chiều.

C. Tả hình dáng và đặc điểm của chim họa mi.

D. Tả cảnh vật thiên nhiên khi chim họa mi hót.

Câu 4: Chim họa mi đậu lại bụi tầm xuân trong khoảng thởi gian nào? (2)

A. Từ buổi chiều đến đêm khi về khuya.

B. Từ trưa hôm trước đến sáng hôm sau.

C. Từ chiều  hôm trước đến sáng hôm sau.

D. Từ lúc hoàng hôn đến sáng hôm sau.

Câu 5: Hãy nêu nội dung chính của đoạn thứ ba trong bài?(M3)

Câu 6:

Viết lại câu văn trong bài miêu tả tiếng hót đặc biệt của chim họa mi?(M4)
Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “ Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót” có tác dụng gì? ( M1)

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trạng ngữ.

C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 8: Cụm từ “ nhạc sĩ giang hồ” trong bài chỉ ai? (M2)

A. Chỉ tác giả của bài văn.

B. Chỉ con chim họa mi.

C. Chỉ tất cả các loài chim.

D. Chỉ người tạo ra bản nhạc.

Câu 9:Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: ? (M3)

"Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng , con chim họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sơm."
Câu 10: Em thích nhất hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao? ( M4)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn trong bài Con gái (TV5 tập 2 trang 112) . Từ đầu đến tức ghê.”

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích  nhất

Tài liệu có 59 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống