Tài liệu Bộ đề thi Lịch sử lớp 9 Giữa học kì 1 có đáp án năm học 2022 -2023 gồm 4 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Lịch sử lớp 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Lịch sử lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Lịch Sử lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
(giới hạn bài 4+5+6+7)
Câu 1: Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi từ cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc là
A. thực hiện cải cách “Ba ngọn cờ hồng” khi khủng hoảng.
B. đẩy mạnh “cách mạng chất xám”.
C. ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật.
D. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế.
(Tình hình kinh tế Trung Quốc từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949), cho đến trước cải cách – mở cửa kinh tế trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều hạn chế, yếu kém của mô hình kế hoạch hóa tập trung. Những chính sách kinh tế sai lầm đã làm cho nền ninh tế khủng hoảng và sa sút. Trước tình hình trên, Trung Quốc buộc phải cải cách – mở cửa. Việc cải cách mở cửa của Trung QUốc đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng điều kiện ngoại thương, buôn bán. Việc buôn bán với nước ngoài giúp cho nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng phát triển, thoát khỏi khủng hoảng và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các nước. Là một bài học mà Việt Nam có thể học hỏi).
Câu 2: Vì sao bước sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là “châu Á thức tỉnh”?
A. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
B. Vì chế độ thống trị của phong kiến bị sụp đổ.
C. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập.
D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Câu 3: Ý nào KHÔNG phải là nội dung của đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978?
A. Phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. Tiến hành cải cách mở cửa.
C. Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
D. Tăng cường an ninh quốc phòng.
Câu 4: Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô là
A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
C. tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.
D. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Câu 5: Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Ấn Độ đã tự túc lương thực cho nhân dân bằng cách nào?
A. Thâm canh trong nông nghiệp.
B. Tăng diện tích trồng cây lương thực.
C. Thực hiện “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
D. Tiến hành “Cách mạng trắng trong chăn nuôi”.
Câu 6: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) đánh dấu việc Trung Quốc đã
A. hoàn thành cuộc cách mạng đánh đổ tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch.
B. hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc nhân dân.
Câu 7: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành
A. Một khu vực phồn thịnh.
B. Một khu vực ổn định và phát triển.
C. Một khu vực mậu dịch tự do.
D. Một khu vực hòa bình.
Câu 8: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động hợp tác sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
Câu 9: SGK Lịch sử 9, Nxb Giáo Dục 2015, tr.21 có nhận xét: “…từ sau năm 1945, Đông Nam Á đã trở thành một khu vực của các quốc gia đã giành độc lập tự do và đạt nhiều thành tựu to lớn đầy ấn tượng trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển”. Minh chứng tiêu biểu cho thành tựu đó là
A. trở thành các quốc gia độc lập.
B. phân hóa trong chính sách đối ngoại.
C. sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D. tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
(Việc thành lập Asan góp phần tăng cường hiểu biết, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc với những nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau của các nước thành viên, an ninh trong nội khối sẽ được đảm bảo, tạo môi trường hòa bình, ổn định để các nước thành viên tập trung phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa.)
Câu 10: Yếu tố quan trọng nhất đưa đến sự phân hóa trong chính sách đối ngoại của các nước Đông nam Á từ những năm 50 sang thế kỉ XX là
A. sự tác động trật tự thế giới hai cực.
B. chính sách can thiệp của Mĩ.
C. nhiều nước đang đấu tranh giành độc lập.
D. sự chia rẽ trong quá khứ.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, Mỹ can thiệp mạnh vào Đông Nam Á, năm 1954, thành lập khối SEATO, để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, tiếp đó các nước trong khu vực có sự phân hóa mạnh trong đối ngoại, Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia vào SEATO, Việt Nam, Lào, Campuchia đấu tranh chống Mỹ, In-đô-nê-xi-a và Myanma trung lập.
Câu 11: Quốc gia duy nhất của khu vực Đông Nam Á được lọt vào danh sách những “con rồng” kinh tế của châu Á là
A. Thái Lan.
B. Bru-nây.
C. Xingapo.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 12: Vì sao một số quốc gia Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập (1945), nhưng sau đó vẫn phải tiếp tục kháng chiến?
A. Đế quốc Âu-Mĩ quay trở lại xâm lược.
B. Quân phiệt Nhật vẫn chưa được giải giáp.
C. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.
D. Đế quốc Mĩ dựng lên chính quyền thân Mĩ.
Năm 1945 một số quốc gia Đông Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập, tuy nhiên ngay sau đó các nước thực dân với mưu đồ của mình, đồng thời theo thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta đã quay lại xâm lược (Pháp với Việt Nam, Lào, Hà Lan với In-đô-nê-xi-a) buộc các quốc gia phải đứng lên giành quyền độc lập hoàn toàn.
Câu 13: Phương thức đấu tranh chủ yếu mà các nước châu Phi sử dụng để chống chế độ thực dân là
A. phương pháp chính trị.
B. Đấu tranh kinh tế.
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Phương pháp vũ trang.
Câu 14: Sự kiện nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi.
Câu 15: Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
B. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài.
D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Năm 1994, Cộng hòa Nam Phi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống đa chủng tộc đầu tiên, Nen-xơn Man-đê-la trúng cử trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Nam Phi cũng như cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Câu 16: Chiến lược “kinh tế vĩ mô” (6/1996) ở Nam Phi ra đời với mục tiêu gì?
A. Giải quyết việc làm cho người dân tộc da đen.
B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.
C. Hội nhập, cùng phát triển.
D. Tăng trường, việc làm và phân phối lại.
Câu 17: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi được mệnh danh là “Đại lục địa mới trỗi dậy”?
A. Châu Phi thường xuyên bị động đất.
B. Châu Phi đánh thắng 17 kẻ thù đế quốc.
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D. Kinh tế châu Phi phát triển thần kì.
Câu 18: Năm 1975 nhân dân các nước ở châu Phi đã hoàn thành công cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của
A. Chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
B. Chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.
C. Chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ A-pác-thai.
D. Chủ nghĩa thực dân mới, chế độ A-pác-thai.
Câu 19: Chủ nghĩa A-pác-thai có nghĩa là gì?
A. Sự phân biệt tôn giáo.
B. Tình trạng phân biệt dân tộc.
C. Duy trì thế ưu việt của người da trắng.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 20. Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ La-tinh với châu Phi là
A. Mỹ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân mới, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Mỹ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân cũ, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân mới,
C. hình thức đấu tranh của Mỹ La-tinh đa dạng, phong phú hơn châu Phi.
D. mức độ giành được độc lập của Mỹ La-tinh triệt để hơn châu Phi.
Câu 21. “Lục địa bùng cháy” là cụm từ nói về sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở
A. châu Á.
B. châu Phi.
C. Châu Mỹ.
D. khu vực Mỹ La-tinh.
Câu 22: Lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu-ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là
A. Hô-xê-mác-ti.
B. A-gien-đê.
C. Chê Ghê-va-na.
D. Phi-đen Cát-xtơ-rô.
Câu 23: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào.
A. Bãi công công nhân.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Đấu tranh vũ trang.
Câu 24: Cách mạng Cuba thành công đã mở đầu cho hình thức đấu tranh nào ở Mĩ Latinh?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân.
Câu 25: Đối tượng đấu tranh ở các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Chế độ độc tài thân Mĩ.
B. Chính quyền tay sai Ba-ti-xta.
C. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
D. Chính sách phân biệt chủng tộc.
Câu 26: Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. phần lớn các dân tộc đều giành độc lập.
B. tình hình chính trị không ổn định.
C. diễn ra những cuộc xung đột, li khai.
D. tăng trường kinh tế nhanh chóng.
Câu 27: Tình hình các nước Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?
A. Chiến tranh ác liệt.
B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
C. Ngày càng trở nên căng thẳng.
D. Ổn định và phát triển.
Câu 28: Vì sao vào những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng?
A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.
C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.
Câu 29: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì
A. Châu Phi là “lục địa mới trỗi dậy”.
B. Tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
D. Có 17 nước được trao trả độc lập.
Câu 30. Sự kiện quan trọng diễn ra vào năm 1959 ở Cu-ba là
A. tấn công trại lính Môn-ca-đa.
B. cuộc nội chiến ở Cu-ba bắt đầu.
C. Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự.
D. thành lập nước Cộng hòa Cu-ba.
Đáp án
1-D |
2-A |
3-D |
4-C |
5-C |
6-C |
7-B |
8-B |
9-C |
10-B |
11-C |
12-A |
13-D |
14-D |
15-C |
16-A |
17-C |
18-A |
19-D/td> |
20-A |
21-D |
22-D |
23-D |
24-A |
25-B |
26-A |
27-C |
28-C |
29-D |
30-D |
------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Lịch Sử lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
(giới hạn bài 4+5+6+7)
Câu 1: Tình hình nổi bật của châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.
B. Hầu hết các nước châu Á đều sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân.
C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chóng phát xít và đã giành được độc lập.
Câu 2: Hãy cho biết nội dung nào KHÔNG PHẢI của tình hình các nước châu Á sau khi giành độc lập?
A. Tất cả các nước châu Á đều ổn định và phát triển.
B. Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.
C. Một số nước diễn ra những cuộc xung đội tranh chấp biên giới lãnh thổ hoặc phong trào li khai.
D. Các nước đế quốc thực dân cố duy trì ách thống trị.
Câu 3: Kết quả của cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1946 đến năm 1949 như thế nào?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc bước đầu giành thắng lợi.
B. Hai bên tiếp tục hòa hoãn.
C. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thua chạy ra Đài Loan.
D. Đảng Cộng sản Trung Quốc thu hẹp vùng giải phóng.
Câu 4: Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vụ to lớn nhất của nhan dân Trung Quốc là gì?
A. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Đầu tư hiện đại hóa quân đội.
C. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế, xã hội.
D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.
Câu 5: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa quốc tế như thế nào?
A. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu á.
B. Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
D. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến và tư bản trên đất Trung Hoa.
Năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đồng nghĩa với việc Trung Quốc là một nước Xã hội chủ nghĩa được hình thành và độc lập về chủ quyền. Từ đây, Trung Quốc và Liên Xô là hai nước Xã hội chủ nghĩa có xứ mệnh đi giúp đỡ cách mạng các nước khác hoàn thiện. Hệ thống Xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu là Liên Xô sang châu Á là Trung Quốc.
Câu 6: Nội dung nào sau đây KHÔNG thuộc đường lối cải cách – mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?
A. Tiến hành cải cách và mở cửa.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”.
D. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Câu 7: Lĩnh vực nào được coi là trọng tâm trong đường lối cải cách – mở cửa ở Trung Quốc năm 1978?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa – giáo dục.
D. Khoa học – kĩ thuật.
Câu 8: Chủ trương cải cách – mở cửa của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được đề ra tại?
A. Đại hội cách mạng vô sản (1966-1976).
B. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1976).
C. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9/1982).
D. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987).
Câu 9: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là
A. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
B. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô.
C. hợp tác với các nước ASEAN để cùng phát triển.
D. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 10: Một trong những biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949).
B. Sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. Trung Quốc thu hồi Hồng Kông, Ma Cao.
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời đánh dấu hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành và liên kết từ châu Âu sang châu Á. Trung Quốc có sứ mệnh giúp đỡ các phong trào cách mạng khác ở châu Á.
Câu 11. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?
A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
B. Ma-ni-la (Phi-líp-pin).
C. Băng Cốc (Thái Lan).
D. Xin-ga-po.
Câu 12. Mục tiêu của tổ chức ASEAN là
A. gìn giữ hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.
B. đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
C. phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
D. liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế.
Câu 13. Sự kiện xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á được ký kết tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2/1976.
B. Tuyên ngôn thành lập tổ chức ASEAN tại Băng Cốc.
C. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được ký kết.
D. Việt Nam gia nhập Hiệp ước Ba-li.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không nằm trong nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN?
A. Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
D. Động viên toàn lực, ủng hộ mọi mặt về sức mạnh vật chất, tinh thần khi các nước thành viên bị đe dọa độc lập, chủ quyền.
Câu 15. Nguyên nhân dẫn đến quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN trở lại căng thẳng, đối đầu nhau vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Sự ra đời của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia.
B. Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia, cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ phản động Pôn-pốt – Iêng Xa-ri.
C. Sự kích động và can thiệp của một số nước lớn.
D. Do sự can thiệp của Mỹ.
Cuối những năm 70 của thế kỉ XX do sự can thiệp của Mĩ trong chiến lược Toàn cầu hóa đặc biệt là trên một số nước mà Mĩ đặt căn cứ quân sự. Và các tổ chức quân sự mà Mĩ và các nước Tư Bản thiết lập ở Đông Nam Á là SEATO. Bên cạnh đó việc Mĩ trực tiếp gây chiến tranh với các nước Đông Dương nên quan hệ giữa 3 nước Đông Dương và các nước trong ASEAN trở nên căng thẳng.
Câu 16. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Cam-pu-chia.
D. Thái Lan.
Câu 17. Sự kiện nào tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức.
B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.
C. Mỹ đánh bại phát xít Nhật.
D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện.
Câu 18. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra sớm nhất ở đâu?
A. Bắc Phi.
B. Tây Phi.
C. Nam Phi.
D. Trung Phi.
Câu 19. Thắng lợi mở đầu cho phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là.
A. Ai Cập.
B. An-giê-ri.
C. Xu-đăng.
D. Ê-ti-ô-pi-a.
Câu 20. Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào?
A. Cộng hòa Ai Cập được thành lập.
B. 17 nước châu Phi giành độc lập dân tộc.
C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
D. Nen-xơn Man-đê-la làm Tổng thống châu Phi.
Câu 21. Sau khi giành được độc lập các nước châu Phi đã
A. tiếp tục đấu tranh chống đế quốc thực dân.
B. bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội.
C. ký các hiệp định hợp tác nhưng phụ thuộc vào Mỹ.
D. xung đột, chiến tranh liên miên.
Câu 22. Nội dung nào không phản ánh đúng khó khăn của các nước châu Phi cuối những năm 80 của thế kỷ XX?
A. Các nước châu Phi ổn định và phát triển.
B. Các xung đột nội chiến đẫm máu.
C. Tình trạng nghèo đói, nợ nần chồng chất.
D. Dịch bệnh hoành hành.
Câu 23. Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế- xã hội của các nước châu Phi còn có hạn chế như nào?
A. Chỉ làm thay đổi một phần bộ mặt các nước châu Phi.
B. Chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt các nước châu Phi.
C. Đánh đấu bước ngoặt phát triển mới của châu Phi.
D. Châu Phi vẫn trong tình trạng nghèo đói và lạc hậu.
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, các nước châu Phi lần lượt dành độc lập, tuy nhiên thời gian sau đó châu Phi gặp nhiều khó khăn từ tình trạng nội chiến, đói nghèo, lạc hậu,… Mặc dù nhà nước đã có gắng xây dựng đất nước nhưng chưa làm thay đổi được bộ mặt của các nước, đặc biệt là trong tình trạng các nước nội chiến và chiến tranh sau đó kéo dài.
Câu 24. Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên minh khu vực châu Phi?
A. ASEAN.
B. NATO.
C. AU.
D. SEATO.
Liên minh châu Phi (viết tắt bằng tiếng Anh: AU) là một tổ chức liên chính phủ bao gồm 53 quốc gia châu Phi, có trụ sở tại Addis Ababa, Ethiopia. Tổ chức này dược thành lập tháng 9, năm 2002 là được xem là tổ chức kế thừa Tổ chức Liên đoàn châu Phi (OAU).
Câu 25. Sự kiện mở đầu cao trào đấu tranh chống đế quốc ở khu vực Mỹ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cuộc cách mạng Cu-ba năm 1959.
B. cao trào đấu tranh bùng nổ ở nhiều nơi.
C. đấu tranh vũ trang diễn ra ở Bô-li-vi-a.
D. bầu cử thắng lợi ở Chi-lê năm 1970.
Câu 26. Sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba (1959), một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mỹ La-tinh dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân.
B. Nổi dậy của nông dân.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Đấu tranh nghị viện.
Câu 27. Nội dung nào không phải là thành tựu quan trọng của các nước Mỹ La-tinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước?
A. Củng cố độc lập chủ quyền.
B. Dân chủ hóa sinh hoạt chính trị.
C. Tiến hành các cải cách kinh tế.
D. Thành lập khối quân sự để chống Mỹ.
Câu 28. Sự kiện nào đánh dấu Cu-ba chính thức bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ (1/1/1959).
B. Chính phủ Phi-đen Ca-xtơ-rô tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để.
C. Sau chiến thắng tại bãi biển Hi-rôn (4/1961).
D. Phi-đen Ca-xtơ-rô lên nắm chính quyền.
Câu 29. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Mỹ La-tinh có điều gì khác biệt so với các nước châu Á, châu Phi?
A. Nhiều nước trở thành tay sai của Mỹ.
B. Hầu hết các nước trở thành thuộc địa của Mỹ.
C. Nhiều nước đã giành được độc lập.
D. Nhiều nước đã phát triển thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác.
Câu 30. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mỹ La-tinh rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành sân sau của
A. đế quốc Anh.
B. đế quốc Mỹ.
C. đế quốc Pháp.
D. đế quốc Bồ Đào Nha.
Đáp án
1-B |
2-A |
3-C |
4-C |
5-A |
6-C |
7-B |
8-B |
9-D |
10-C |
11-C |
12-C |
13-A |
14-D |
15-C |
16-D |
17-D |
18-A |
19-A |
20-B |
21-B |
22-A |
23-B |
24-C |
25-A |
26-C |
27-D |
28-C |
29-C |
30-B |
------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Lịch Sử lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
(Giới hạn bài 4+5+6+7)
Câu 1: Nội dung nào KHÔNG phản ánh ý nghĩa sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
A. Nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế.
B. Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
C. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
D. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.
Câu 2: Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khởi xướng đường lối
A. cải tổ đất nước.
B. đổi mới đất nước.
C. cải cách – mở cửa.
D. mở rộng quan hệ đối ngoại.
Câu 3: Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. phần lớn các dân tộc đều giành độc lập.
B. tình hình chính trị không ổn định.
C. diễn ra những cuộc xung đột, li khai.
D. tăng trường kinh tế nhanh chóng.
Câu 4: Tính chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) đưa đến sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là
A. một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. một cuộc cách mạng vô sản.
C. một cuộc nội chiến.
D. một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Sau khi liên minh kháng chiến chống phát xít Nhật Bản thắng lợi, Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cuộc chiến để giành quyền kiểm soát Trung Hoa, tạo nên cuộc nội chiến Quốc – Cộng kéo dài đến năm 1949 khi Tưởng Giới Thạch thất bại chạy ra đảo Đài Loan, Đảng Cộng sản giành thắng lợi kiểm soát Trung Hoa, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hoàn thành cuộc ách mạng dân tộc dân chủ.
Câu 5: Nguyên nhân quyết định buộc Trung Quốc phải tiến hành cải cách – mở cửa vào năm 1978 là gì?
A. Do cuộc khủng hoảng dầu mở năm 1973.
B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. Trung Quốc khủng hoảng về mọi mặt.
D. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
Câu 6: Đường lối cải cách – mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 hướng tới mục tiêu hiện đại hóa, đưa Trung Quốc trở thành
A. một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
B. một cường quốc kinh tế, đứng đầu thế giới.
C. một cường quốc quân sự đứng đầu thế giới.
D. “một cực” của trật tự hai cực.
Câu 7: Nội dung trọng tâm nhất của “Đường lối mới” trong công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc là
A. xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
B. đổi mới chính trị là nền tảng để đổi mới kinh tế.
C. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
D. lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á giành được độc lập bằng hình thức nào là chủ yếu?
A. Khởi nghĩa vũ trang.
B. Thương lượng, nhượng bộ một số điều kiện để được trao trả độc lập.
C. Cầu viện sự can thiệp của quốc tế.
D. Các nước đế quốc tự nguyện trao trả độc lập.
Câu 9. Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là
A. học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học-kỹ thuật tiên tiến.
B. tiếp thu nền văn hóa đa dạng của các nước trong khu vực.
C. nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, hòa nhập sẽ hòa tan.
D. tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất từ các nước trong khu vực.
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, mang lại nhiều thuận lợi cũng như thách thức như dễ mất bản sắc dân tộc, hòa nhập sẽ hòa tan, do tiếp xúc với nhiều nền kinh tế, văn hóa mới, khác biệt, nếu không có sự tiếp thu chọn lọc mà tiếp thu một cách bừa bãi thì dễ làm mất bản sắc dân tộc, không giữ được nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc của mình.
Câu 10: Yếu tố nào dưới đây KHÔNG PHẢI là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hợp tác giữa các nước để cùng phát triển.
B. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
C. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.
Câu 11: Trong những sự kiện dưới đây sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết băn 1991.
B. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.
C. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.
D. Tính đến năm 1990 đã có 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức.
Câu 12: Thuận lợi của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN là
A. Có nhiều cơ hội áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại của thế giới.
B. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực.
C. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực.
D. Có điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao đối với các nước phát triển.
Câu 13: Việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX?
A. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
B. Mĩ đẩy mạnh thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau Chiến tranh lạnh.
C. Xu thế hòa bình, hợp tác, đối thoại của các quốc gia trên thế giới.
D. Sự điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước của các nước sau Chiến tranh lạnh.
Câu 14: Tình hình các nước Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?
A. Chiến tranh ác liệt.
B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
C. Ngày càng trở nên căng thẳng.
D. Ổn định và phát triển.
Câu 15: Vì sao vào những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng?
A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.
C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.
Những năm 50 của thế kỷ XX, Mỹ can thiệp sâu và dần tiến hành chiến tranh xâm lược các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Mỹ lập tổ chức SEATO nhằm ngăn chặn làn sóng cộng sản ở Đông Nam Á, từ đây các quốc gia Đông Nam Á trở nên căng thẳng, Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành chống Mỹ, Thái Lan, Philippin tham gia SEATO, In-đô-nê-xi-a, Myanma thì trung lập, quan hệ Đông Nam Á phức tạp căng thẳng.
Câu 16: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Từ những nước thuộc địa trở thành những nước độc lập.
B. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.
C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập.
D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và Eu.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á vùng lên giành độc lập cho dân tộc mình, tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào… từ đây, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đứng lên vũ đài chính trị quốc tế, đoàn kết dân tộc đấu tranh chống sự quay lại xâm lược của các nước thực dân, giành độc lập dân tộc và phát triển kinh tế.
Câu 17: Sự kiện đánh dấu việc chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi là
A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ Vương triều Pha-rúc.
B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (năm Châu Phi).
C. Năm 1990 nước Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
D. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bíc tuyên bố độc lập.
Câu 18: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì
A. Châu Phi là “lục địa mới trỗi dậy”.
B. Tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
D. Có 17 nước được trao trả độc lập.
Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở đâu?
A. Bắc Phi.
B. Nam Phi.
C. Trung Phi.
D. Tây Phi.
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi?
A. Năm 1990, nước Cộng Cộng hòa Nam-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
B. Năm 1990, Chính quyền Nam Phi đã từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc.
C. Năm 1993, Hiếp pháp Nam Phi đã thông qua việc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Năm 1993, Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi hoàn toàn giành được thắng lợi.
Câu 21: Lãnh tụ đã dẫn dắt Cu-ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là
A. Hô-xê-mác-ti.
B. A-gien-đê.
C. Chê Ghê-va-na.
D. Phi-đen Cát-xtơ-rô.
Câu 22: Kẻ thù chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc của người da đen ở Cộng hòa Nam Phi là
A. chủ nghĩa thực dân cũ.
B. chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
C. chủ nghĩa thực dân mới.
D. chế độ độc tài thân Mĩ.
Cộng hòa Nam Phi đã sớm được công nhân độc lập, tuy nhiên, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai diễn ra gay gắt ở Nam Phi, tại đây người da den bị đối xử bất bình đẳng và phân biệt với người da trắng, họ gần như bị tước hết quyền lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, thậm chí sống trong các trại tập trung, không có nhiều quyền công dân, do đó nhân dân Nam Phi phải đấu tranh quyết liệt chống chế độ A-pác-thai, đến năm 1994 Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da màu đầu tiên, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ A-pác-thai.
Câu 23. Nội dung nào không phải thành tựu trong công cuộ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Cu-ba?
A. Xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lý.
B. Xây dựng được nền công nghiệp đa dạng.
C. Giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao phát triển.
D. Nền công nghiệp quân sự phát triển mạnh.
Câu 24. Sự kiện quan trọng diễn ra vào năm 1959 ở Cu-ba là
A. tấn công trại lính Môn-ca-đa.
B. cuộc nội chiến ở Cu-ba bắt đầu.
C. Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự.
D. thành lập nước Cộng hòa Cu-ba.
Câu 25. Mỹ biến khu vực Mỹ La-tinh thành “sân sau” nhằm
A. mở rộng lãnh thổ.
B. giúp các nước Mỹ La-tinh phát triển về kinh tế - chính trị.
C. bành trướng thế lực.
D. biến các nước Mỹ La-tinh lệ thuộc vào Mỹ.
Câu 26. Phi-đen Cát-xtơ-rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?
A. Đất nước đã lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta.
B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mỹ tại bãi biển Hi-rôn.
C. Mỹ bao vây cấm vận Cu-ba.
D. Cu-ba không nhận được nguồn viện trợ to lớn từ Liên Xô.
Câu 27. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng vai trò của Phi-đen Cát-xtơ-rô đối với đất nước Cu-ba?
A. Là người đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc.
B. Là người lãnh đạo đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta.
C. Là người tích cực đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Là người lãnh đạo nhân dân Cu-ba đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ, tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để.
Câu 28: Sự ra đời của nước Cọng hòa Nhân dân trung Hoa có ý nghĩa lịch sử là
A. kết thúc hơn 100 năm nô dịch, thống trị của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
B. tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.
C. đưa nhân dân Trung Quốc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. là đối trọng của Mĩ, cân bằng tiềm lực quân sự với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 29. Sự kiện nào đánh dấu tình hình chính trị ở khu vực Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt?
A. Việt Nam rút quân tình nguyện khỏi Cam-pu-chia.
B. Các nước lớn không kích động, can thiệp vào khu vực.
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
D. Cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt và Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (10/1991) được ký kết.
Câu 30. Vai trò của Tổng thống Nen-xơn Man-đê-la đối với Nam Phi là
A. người tích cực đấu tranh chống chế độ A-pác-thai.
B. người lãnh đạo đấu tranh chống chế đọ A-pác-thai.
C. người lãnh đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ A-pác-thai.
D. người chỉ đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ A-pác-thai.
Đáp án
1-A |
2-C |
3-A |
4-C |
5-C |
6-A |
7-C |
8-A |
9-C |
10-C |
11-B |
12-A |
13-C |
14-C |
15-C |
16-A |
17-C |
18-D |
19-A |
20-C |
21-D |
22-B |
23-A |
24-D |
25-D |
26-B |
27-D |
28-A |
29-D |
30-C |
------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Lịch Sử lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
(Giới hạn bài 4+5+6+7)
Câu 1. Nước Cộng hòa Nam Phi ra đời là do
A. áp lực đấu tranh của nhân dân Nam Phi.
B. chính quyền Anh không còn đủ sức để duy trì chế độ thống trị ở Nam Phi.
C. do sức ép từ phía Mỹ muốn gây ảnh hưởng với châu Phi.
D. do sự phản đối của dư luận quốc tế.
Câu 2. Năm 1994, ở Nam Phi diễn ra sự kiện lịch sử nào tiêu biểu?
A. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
B. Đại hội dân tộc (ANC) tiến hành đại hội.
C. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do.
D. Diễn ra cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi và Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống.
Cuộc bầu cử đa chủng tộc 1994 ở Nam Phi diễn ra, Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Nam Phi cũng như thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
Câu 3. Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi có ý nghĩa như thế nào?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó.
B. Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh.
C. Anh mất quyền thống trị tại Nam Phi.
D. Chế độ thực dân cũ hoàn toàn sụp đổ.
Câu 4. Vai trò của Tổng thống Nen-xơn Man-đê-la đối với Nam Phi là
A. người tích cực đấu tranh chống chế độ A-pác-thai.
B. người lãnh đạo đấu tranh chống chế đọ A-pác-thai.
C. người lãnh đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ A-pác-thai.
D. người chỉ đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ A-pác-thai.
Câu 5. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình các nước châu Phi
A. khó khăn và không ổn định.
B. ổn định, khôi phục kinh tế.
C. bước đầu phát
D. phát triển mạnh về mọi mặt.
Câu 6. Những khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành được độc lập là
A. mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền.
B. mâu thuẫn giữa nhân dân với giới lãnh đạo.
C. xung đột nội chiến, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và dịch bệnh.
D. sự cấm vận của Mỹ.
Sau khi giành được độc lập, trong nội bộ các nước châu Phi tồn tại nhiều mâu thuẫn như mâu thuẫn sắc tộc, trình độ dân trí thấp, trình độ phát triển kém, không có khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất để phát triển, bị các nước lớn gây ảnh hưởng và thao túng, dần dẫn đến xung đột, đói nghèo và bệnh dịch cũng như nợ nước ngoài tăng.
Câu 7. Tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ A-pác-thai là
A. Đảng cộng sản Nam Phi.
B. Đại hội các dân tộc Phi.
C. Đảng dân chủ Nam Phi.
D. Liên minh châu Phi.
Câu 8: Hiện nay bộ phận lãnh thổ nào của Trung Quốc những vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của nước này?
A. Hồng Kông.
B. Đài Loan.
C. Ma Cao.
D. Tây Tạng.
Năm 1949, nội chiến Quốc-Cộng Trung Quốc kết thúc, Đảng Cộng sản giành thắng lợi và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đại lục Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan, dưới tác động của Mỹ và Liên Hợp Quốc, Trung Quốc không thể tấn công Đài Loan, hai bên duy trì hiện trạng đến ngày nay. Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Đài Loan đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng và các đảng phái chính trị khác.
Câu 9: Sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách – mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu cơ bản nào?
A. Nền kinh tế tiến bộ nhanh chống, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, vị trí của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
B. Khoa học – kĩ thuật, văn hóa, giáo dục đạt thành tựu khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
C. Vị trí của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc và đói với phong trào cách mạng trên thế giới.
D. Nền kinh tế Trung Quốc vươn lên đứng thứ hai thế giới.
Câu 10: Sự ra đời của nước Cọng hòa Nhân dân trung Hoa có ý nghĩa lịch sử là
A. kết thúc hơn 100 năm nô dịch, thống trị của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
B. tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.
C. đưa nhân dân Trung Quốc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. là đối trọng của Mĩ, cân bằng tiềm lực quân sự với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 11: Việc Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999) thể hiện
A. sự thành công của công cuộc cải cách – mở cửa.
B. vai trò, địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
C. chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
D. khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc ngày càng phát triển.
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do?
A. Nội chiến Quốc – Cộng kết thúc (1949).
B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
C. Trung Quốc đề ra đường lối cải cách mở cửa (1978).
D. Trung Quốc thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999).
Câu 13: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á (trừ Nhật và Thái Lan) đều
A. bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
B. giành được độc lập.
C. là thuộc địa của Pháp.
D. là các nước phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
Câu 14: Ngày 1/1/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời là kết quả của
A. quá trình đấy tranh giải phóng dân tộc.
B. quá trình nổi dậy của nhân dân Trung Quốc.
C. quá trình đàm phán giữa Mĩ và Liên Xô.
D. cuộc nội chiến 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản kết túc.
Câu 15. Quốc gia đã giành được chính quyền sớm nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở khu vực Đông Nam Á là
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Lào.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 16. Điền nội dung đúng vào… trong câu sau: Tới…, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc.
A. năm 1945.
B. cuối những năm 40 của thế kỷ XX.
C. những năm 50 của thế kỷ XX.
D. cuối những năm 50 của thế kỷ XX.
Câu 17. Ở Đông Nam Á, Mỹ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. NATO.
B. SEATO.
C. AZUS.
D. EU.
Vào những năm 50 của thế kỷ XX, trước sự lớn mạnh và phát triển của cách mạng Việt Nam cũng như sự mở rộng của phe chủ nghĩa xã hội, sau Hiệp định Giơnevơ Mỹ chủ trương thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) nhằm tạo nên một liên minh quân sự phòng thủ tập thể chống lại sự phát triển và lan tràn của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.
Câu 18. Sự kiện nào đánh dấu tình hình chính trị ở khu vực Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt?
A. Việt Nam rút quân tình nguyện khỏi Cam-pu-chia.
B. Các nước lớn không kích động, can thiệp vào khu vực.
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
D. Cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt và Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (10/1991) được ký kết.
Câu 19. Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN vào thời gian nào?
A. Tháng 6/1994.
B. Tháng 7/1995.
C. Tháng 7/1997.
D. Tháng 4/1998.
Câu 20. Sau khi mở rộng thành viên, trọng tâm hoạt động của ASEAN là
A. hợp tác về kinh tế.
B. hợp tác về chính trị.
C. hợp tác về quân sự.
D. hợp tác về khoa học – kỹ thuật.
Câu 21. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là
A. Thái Lan, My-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
Câu 22. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN đã thông qua ở Hiệp ước Ba-li (1976)?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Chỉ sử dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.
D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 23. Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
A. Lần lượt gia nhập ASEAN.
B. Hầu hết các nước đều giành được độc lập.
C. Trở thành các nước công nghiệp mới.
D. Tham gia vào Liên Hợp quốc.
Câu 24. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ La-tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì
A. núi lửa thường xuyên hoạt động.
B. cao trào đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ ở khu vực này.
C. phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức.
D. phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài diễn ra liên tục.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ của nhân dân Mỹ latinh phát triển mạnh mẽ, mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba và giành thắng lợi năm 1959, sau đó một loạt các nước tiến hành đấu tranh mạnh mẽ với nhiều hình thức như bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh vũ trang… biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy”.
Câu 25. “Lục địa bùng cháy” diễn ra ở Mỹ La-tinh bắt đầu vào thời gian nào?
A. Cuối những năm 50 của thế kỷ XX.
B. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX.
C. Cuối những năm 60 của thế kỷ XX.
D. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX.
Câu 26. Nội dung nào không phải kết quả của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mỹ La-tinh từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX?
A. Chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ.
B. Các chính phủ dân tộc-dân chủ được thành lập ở nhiều nước.
C. Tiến hành nhiều cải cách tiến bộ.
D. Chế độ thực dân Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn.
Câu 27. Nội dung nào không phải là chính sách mà chế độ độc tài Ba-ti-xta thi hành ở Cu-ba?
A. xóa bỏ hiến pháp tiến bộ.
B. thực hiện các quyền tự do dân chủ.
C. cấm các đảng chính trị hoạt động.
D. bắt giam hàng chục vạn người yêu nước.
Câu 28. Sự kiện mở đầu cho cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là
A. cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa năm 1953.
B. Phi-đen Cát-xtơ-rô sang Mê-hi-cô.
C. Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước Cu-ba trở về trên con tàu “Gran-ma”.
D. Cu-ba tiêu diệt gọn đội quân 1.300 tên lính đánh thuê của Mỹ đổ bộ tại bãi biển Hi-rôn.
Câu 29. Nội dung nào không phải thành tựu trong công cuộ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Cu-ba?
A. Xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lý.
B. Xây dựng được nền công nghiệp đa dạng.
C. Giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao phát triển.
D. Nền công nghiệp quân sự phát triển mạnh.
Câu 30. Sự kiện quan trọng diễn ra vào năm 1959 ở Cu-ba là
A. tấn công trại lính Môn-ca-đa.
B. cuộc nội chiến ở Cu-ba bắt đầu.
C. Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự.
D. thành lập nước Cộng hòa Cu-ba.
Đáp án
1-A |
2-D |
3-A |
4-C |
5-A |
6-C |
7-B |
8-B |
9-A |
10-A |
11-B |
12-B |
13-A |
14-D |
15-B |
16-C |
17-B |
18-D |
19-B |
20-A |
21-C |
22-C |
23-B |
24-B |
25-B |
26-D |
27-B |
28-B |
29-A |
30-D |