Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X chi tiết bám sát nội dung sgk Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Câu hỏi giữa bài
Lời giải:
- Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ đã cho thấy:
+ Sự suy yếu của nhà Đường.
+ Khúc Thừa Dụ đã thực hiện việc giành lại chính quyền một cách khéo léo, đẩy nhà Đường vào thế đã rồi – buộc phải công nhận chính quyền tự chủ của người Việt.
Lời giải:
- Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc:
+ Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, năm 905, Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô họ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
+ Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo lên thay cha, nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách đất nước.
Lời giải:
- Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo:
+ Mùa thu năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta. Dương Đình Nghệ - một vị tướng cũ của Khúc Hạo đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh.
+ Dưới sự tập hợp của Dương Đình Nghệ, hào kiệt khắp nơi kéo về làng Ràng (Thanh Hóa) tụ nghĩa. Từ làng Ràng, Dương Đình Nghệ kéo quân vây chiếm thành Tống Bình.
+ Trước sức mạnh và sự đấu tranh anh dũng, quyết liệt của nghĩa quân do Dương Đình Nghệ chỉ huy, quân Nam Hán phải rút chạy về nước.
- Kết quả:
+ Cuộc kháng chiến thắng lợi.
+ Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ nước nhà.
Câu hỏi trang 98 Lịch Sử lớp 6: Dựa vào thông tin và các tư liệu bên dưới, em hãy:
- Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền (nhận định điểm mạnh, điểm yếu của kẻ thù; địa điểm đón đánh; dự kiến về thời gian và cách đánh…).
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
Lời giải:
* Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền:
- Ngô Quyền phân tích điểm mạnh – thế yếu của quân Nam Hán:
+ Điểm mạnh: có chiến thuyền (do đó, nếu quân ta không phòng bị trước thì khó có thể thành công).
+ Điểm yếu: háo thắng nên chủ quan, khinh địch.
- Lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa quyết chiến với quân Nam Hán.
- Sai người đem cọc vạt nhọn, đầu bịt sắt đóng ngầm trước cửa biển.
- Cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch vào trận địa cọc ngầm.
- Chế ngự quân giặc để không cho chiến thuyền nào của địch thoái được.
Luyện tập - Vận dụng
Lời giải:
- Năm 905, Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng, đem quân ra tấn công thành Tống Bình.
- Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng.
=> Những sự kiện này tạo nên bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X vì nó chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc ta – thời độc lập, tự chủ lâu dài.
Lời giải:
- Địa chỉ em đang sống: Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh
- Những địa điểm mang tên các vị anh hùng dân tộc trong thời Bắc thuộc:
+ Trường THCS Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đường Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
I. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
1. Họ Khúc xây dựng nền tự chủ
- Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, năm 905, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân đánh chiếm thành Đại La và tự xưng là Tiết độ sứ.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay.
- Trong 10 năm (907 - 917), chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đặt nền móng cho chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc.
2. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ.
- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc.
- Từ Làng Ràng (Thanh Hóa), nghĩa quân nhanh chóng kéo về đánh chiếm, làm chủ Đại La. Quân Nam Hán đại bại, nền tự chủ của người Việt được khôi phục.
II. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Hoàn cảnh:
+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán.
+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta.
+ Ngô Quyền tiêu diệt Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược.
- Sự chuẩn bị: Ngô Quyền sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng
- Diễn biến:
+ Cuối năm 938, do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm.
+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn, Lưu Hoằng Tháo tử trận.
- Ý nghĩa: chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc.