Với giải Câu hỏi 3 trang 22 Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Bài 4: Xã hội nguyên thủy giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Câu hỏi 3 trang 22 Lịch Sử lớp 6: Quan sát hình 4.7, em có đồng ý với ý kiến: bức vẽ trong hang La-xcô (Lascaux) mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy khi họ đã có cung tên. Tại sao?
Lời giải:
- Em đồng ý với ý kiến: bức vẽ trong hang La-xco mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy khi họ đã có cung tên. Vì:
+ Nếu chỉ sử dụng các công cụ lao động như: mảnh tước, rìu đá… con người rất khó có thể săn bắt được các con vật chạy nhanh như: hươu, nai, ngựa. Vì vậy, họ cần chế tạo ra loại công cụ lao động mới sắc nhọn hơn, linh hoạt hơn.
+ Mặt khác, trong quá trình săn bắt các con vật như: hươu, nai, ngựa… nếu con người đứng ở cự li quá gần với các con vật đó, thì con người rất dễ gặp nguy hiểm. Do vậy, họ cần đứng ở cự ki xa hơn.
=> Cung tên là công cụ lao động phù hợp với yêu cầu công việc săn bắt.
LUYỆN TẬP ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ
1. Lao động và công cụ lao động
- Sự phát triển của công cụ đá: từ công cụ thô sơ như rìu cầm tay hay mảnh tước dần dần con người biết dùng bàn mài để mài lưỡi rìu, biết dùng cung tên…
- Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biển và hoàn thiện mình.
2. Từ hái lượm, săn bắt tới trồng trọt, chăn nuôi
- Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả. Đàn ông săn bắt thú rừng.
- Qua hái lượm và săn bắt, người nguyên thuỷ biết trồng trọt và chăn nuôi, bắt đầu sống định cư.
- Ở Việt Nam, dấu tích của một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện từ thời kì văn hóa Hòa Bình. Địa bàn cư trú của người nguyên thuỷ được mở rộng ở nhiều vùng khác nhau.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Luyện tập 2 trang 25 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy hoàn thành bảng dưới đây...