Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử

Tải xuống 1 7.3 K 1

Với giải Luyện tập 2 trang 14 Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Bài 1: Lịch sử là gì giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 1: Lịch sử là gì

Luyện tập 2 trang 14 Lịch Sử lớp 6: Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Lời giải:

- Để biết và dựng lại lịch sử, có thể dựa vào các nguồn tư liệu, như: tư liệu truyền miệng; tư liệu chữ viết; tư liệu hiện vật; tư liệu gốc…

+ Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…).

+ Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác.

Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ.

+ Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (.....) trong câu sau đây:………….. là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu ghi âm.

D. Tư liệu hiện vật

Đáp án: C

Lời giải: Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

Câu 2:Sự tích “Thánh Gióng” cho biết điều gì về lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.

B. Quá trình chinh phục tự nhiên.

C. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

Đáp án: C

Lời giải: Sự tích “Thánh Gióng” cho biết về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (chi tiết: giặc Ân sang xâm lược bờ cõi, vua Hùng sai sứ giả đi chiêu mộ người tài ra giúp nước, cậu bé Gióng xin được đi đánh giặc…)

Câu 3: Tư liệu chữ viết là

A. những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ lại trong lòng đất.

B. các bản chữ khắc trên xương , mai rùa, các bản chép tay….

C. những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ lại trên mặt đất.

D. những truyền thuyết, thần thoại... do người xưa kể lại.

Đáp án :B

Lời giải: Tư liệu chữ viết là các bản chữ khắc trên xương , mai rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay….ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 10 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Lịch sử là? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể...

Câu hỏi 2 trang 10 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi...

Câu hỏi 1 trang 11 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được...

Câu hỏi 2 trang 11 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hiểu thế nào về từ “gốc tích”: trong câu thơ bên dưới của Chủ tịch...

Câu hỏi 1 trang 12 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và...

Câu hỏi 2 trang 12 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất? Hãy lấy một...

Luyện tập 1 trang 14 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Tại sao cần thiết phải học môn lịch sử...

Vận dụng 3 trang 14 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống? Hãy kể...

Vận dụng 4 trang 14 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Hãy viết một đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học...

Vận dụng 5 trang 14 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Cửa Bắc, một kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội...

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống