Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938

Tải xuống 2 3.1 K 3

Với giải Câu hỏi 3 trang 89 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Câu hỏi 3 trang 89 Lịch Sử lớp 6:

1. Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.

Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến

2. Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào?

3. Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

4. Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc.

Lời giải:

1. - Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938:

Nhận được tin này, Lưu Hoằng Tháo sẽ kéo quân vào nước ta theo đường biển, Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa sông Bạch Đằng.

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.

Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.

+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy.

+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.

2. Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được thể hiện qua những điểm dưới đây:

- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.

- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.

Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:

+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm rạp.

+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.

+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.

3. - Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch Đằng (938):

+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.

+ Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

4. - Công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc: đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán; mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 86 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa...

Câu hỏi 2 trang 87 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Dương Đình Nghệ đã khôi phục và giành quyền tự chủ như thế nào

Luyện tập 1 trang 90 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Dựa vào mẫu dưới đây, hãy sắp xếp những thông tin vào sơ đồ sao...

Luyện tập 2 trang 90 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Trong các sự kiện lịch sử: Khúc thừa dụ giành quyền tự chủ năm 905...

Vận dụng 1 trang 90 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một trong những điểm...

Vận dụng 2 trang 90 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Em có ấn tượng nhất với anh hùng dân tộc nào trong thời Bắc thuộc...

 

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống